TRỢ GIÚP TÂM LÝ HỌC SINH NÂNG CAO SỨC KHỎE TÂM THẦN
Ngày 10/10 là Ngày Sức khỏe Tâm thần thế giới được Liên đoàn sức khỏe tâm thần thế giới phát động từ năm 1992.
Vào ngày 10/10 hàng năm, hàng triệu người, nhiều cơ quan đơn vị tổ chức chương trình tuyên truyền nâng cao nhận thức, đem lại sự chú ý của cộng đồng tới bệnh tâm thần và hậu quả của bệnh đến cuộc sống của những bệnh nhân trên khắp thế giới. Tại một số nước, ngày này là thành phần của Tuần lễ nhận thức bệnh tâm thần.
Theo các chuyên gia tâm thần, một nửa bệnh tâm thần bắt đầu từ độ tuổi 14, tuy nhiên đa số các trường hợp đều không được phát hiện và điều trị. Gánh nặng bệnh tật tăng lên với trầm cảm, tăng sử dụng đồ uống có cồn và sử dụng ma túy; dẫn đến những nguy cơ như tình dục không an toàn, lái xe nguy hiểm, rối loạn ăn uống.
Chăm sóc, giúp dỡ người bệnh tâm thần phục hồi sức khỏe tâm thần ngày cành có ý nghĩa to lớn, tạo cơ hội và bảo vệ sức khỏe toàn dân, cho kinh tế xã hội; cho gia đình và cả cộng đồng. Những hỗ trợ đó là sự nhận biết các dấu hiệu, triệu chứng sớm của bệnh tâm thần. Các bậc cha mẹ, gia đình, giáo viên cần giúp đỡ con em hoàn thành xây dựng các kỹ năng sống ở nhà, ở trường mỗi ngày.
Tình trạng lo âu diễn ra quá mức sẽ ảnh hưởng đến các chức năng về mặt xã hội như công việc học tập, giao tiếp; nếu sự ảnh hưởng quá nặng nề có thể sẽ gây ra tàn tật về mặt xã hội. Điều đáng nói lo âu ở mức độ nhẹ và vừa ít được thể hiện ra bên ngoài bằng các hành vi nên ít được chú ý đến. Các nghiên cứu gần đây cho thấy cách thức đối phó với stress và hành vi tìm kiếm sự trợ giúp tâm lý, tâm thần, các dịch vụ y tế của học sinh còn nhiều hạn chế. Hậu quả là ngày càng có nhiều học sinh gặp không ít khó khăn trong học tập, tu dưỡng đạo đức, xây dựng lý tưởng sống cho mình cũng như xác định cách thức ứng xử cho phù hợp trong các mối quan hệ xung quanh.Vì vậy, các em rất cần được sự trợ giúp của các nhà chuyên môn, của thầy cô giáo và cha mẹ.
Vừa qua, BSCKII. Tôn Thất Toàn – Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh đã có nghiên cứu “Nghiên cứu tình hình trầm cảm, lo âu và nhu cầu tìm kiếm sự trợ giúp tâm lý học sinh lớp 12 tại Trường THPT Lê Quý Đôn, tỉnh Khánh Hòa năm 2018”. Nghiên cứu có mục tiêu xác định tỷ lệ học sinh lớp 12 trường THPT Lê Quý Đôn, tỉnh Khánh Hòa có biểu hiện trầm cảm, lo âu, stress bằng thang đo DASS-21; tìm hiểu hành vi và nhu cầu tìm kiếm sự trợ giúp tâm lý của các em, đồng thời đề xuất các khuyến nghị phù hợp.
Đối tượng nghiên cứu là học sinh lớp 12 đang học tại trường THPT Lê Quý Đôn, tỉnh Khánh Hòa năm học 2017-2018; tự nguyện tham gia nghiên cứu. Phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích.
Theo báo cáo nghiên cứu học sinh nữ chiếm tỷ lệ cao hơn học sinh nam (54,4%; 45,6%). Mức độ áp lực về học tập ở mức độ nặng chiếm tỷ lệ 48,3%, có 24,8% cho rằng chỉ bị áp lực nhẹ trong học tập.
Về biểu hiện trầm cảm, có 55,4% ĐTNC có biểu hiện trầm cảm, tỷ lệ này tương đồng với nghiên cứu của Nguyễn Thị Nhật Hòa (2016) tại Huế (51,4%); tuy nhiên, cao hơn so với nghiên cứu của Nguyễn Thị Thùy Vân năm 2014 tại TP Đông Hà cho thấy tỷ lệ học sinh có biểu hiện trầm cảm là 47,2% (theo thang đo CES-D).
ĐTNC có biểu hiện trầm cảm ở mức độ vừa chiếm 23,8%, trầm cảm nhẹ là 17,4%; có 7,7% trầm cảm rất nặng và 6,4% có biểu hiện trầm cảm nặng.
Đối với biểu hiện lo âu, có 64,8% ĐTNC có biểu hiện lo âu, tỷ lệ này cao hơn nghiên cứu của Nguyễn Thị Nhật Hòa (2016) tại Huế cho thấy học sinh có biểu hiện lo âu là 59,7%; nghiên cứu của Nguyễn Thị Hằng Phương năm 2009 khảo sát trên 600 học sinh THPT chuyên Quảng Bình sử dụng kết hợp 02 thang đo Zung và DASS-42 kết quả có 21,66% học sinh có rối loạn lo âu.
ĐTNC có biểu hiện lo âu ở mức độ rất nặng là 18,8%, mức độ nặng là 16,4%, mức độ vừa là 15,4% và mức độ nhẹ là 14,1%.
Với biểu hiện Stress (căng thẳng), có 63,8% ĐTNC có biểu hiện stress, tỷ lệ này cao hơn nghiên cứu của Nguyễn Văn Thanh tại TP Huế cho kết quả 39,8% học sinh có căng thẳng tâm lý. Một nghiên cứu khác của các nhà tâm lý –giáo dục thuộc trường Đại học Sư phạm Huế ở học sinh lớp 12 trường THPT Quốc học Huế, kết quả cho thấy hơn 80% học sinh trải nghiệm stress trong học tập ở mức độ từ “khá căng thẳng” đến “căng thẳng rất nhiều”[3].
ĐTNC có biểu hiện stress ở mức độ nhẹ là 23,5%; mức độ vừa là 23,2%; mức độ nặng là 12,4% và mức độ stress rất nặng chỉ có 4,7%.
Đối với hành vi tìm kiếm sự trợ giúp tâm lý của ĐTNC, ĐTNC khi gặp vấn đề tâm lý, chọn cách tự mình suy nghĩ đưa ra quyết định giải quyết vấn đề có tỷ lệ cao nhất (66,1%); giải trí: xem phim, nghe nhạc, chơi thể thao…có tỷ lệ là 63,4%. Có 39,9% cho rằng sẽ tâm sự với thầy cô, bạn bè, người đáng tin cậy; tâm sự với người thân trong gia đình là 26,8%; Sử dụng dịch vụ tư vấn qua đường dây nóng, internet có tỷ lệ 8,7%; có 4,4% ĐTNC dùng chất kích thích (rượu,bia, thuốc lá…)
ĐTNC đã từng tìm đến chuyên gia tâm lý khi gặp vấn đề tâm lý là 8,7%. Tìm hiểu về thực trạng học sinh đã tìm đến sự trợ giúp của chuyên gia tâm lý có tỷ lệ thấp có thể là do các em thiếu thông tin về những cơ sở cung cấp dịch vụ tư vấn cũng như tâm lý các em e ngại không muốn tâm sự với người lạ.
Trong số 26 học sinh đã từng tìm đến chuyên gia tâm lý, có 6,7% ĐTNC cho rằng vấn đề của các em giải quyết được một phần; chỉ có 1% cho rằng vấn đề hoàn toàn được giải quyết và 1% cho rằng không giải quyết được gì khi gặp chuyên gia tâm lý.
Như vậy, có thể thấy rằng khi gặp những khó khăn về tâm lý, nếu học sinh được tư vấn, giải tỏa kịp thời thì những ảnh hưởng tiêu cực của nó đến cuộc sống nói chung và kết quả học tập nói riêng sẽ giảm đi rõ rệt, ngược lại nếu vấn đề khó khăn này không được quan tâm thì các em có thể bị trầm cảm, lo âu và stress.
Về nhu cầu, nội dung và hình thức mong muốn được trợ giúp về tư vấn tâm lý, có 57,4% học sinh có nhu cầu trợ giúp về tư vấn tâm lý khi gặp vấn đề. Trong đó, nội dung học sinh mong muốn được trợ giúp đó là hướng nghiệp; khám phá bản thân; học tập; tình bạn, tình yêu, giới tính, gia đình; sức khỏe sinh sản với tỷ lệ lần lượt là 39,6%; 37,9%;32,9%;31,2% và 16,8%.
Kết quả này cho thấy vấn đề tâm lý mà hiện nay các em phải đối mặt là những khó khăn, vướng mắc trong lĩnh vực học tập, điều này có thể lý giải là do hoạt động chủ yếu của các em ở giai đoạn này là học tập, do sức ép từ cha mẹ, nhà trường và xã hội đã làm cho học sinh luôn cảm thấy học tập là một nhiệm vụ nặng nề, căng thẳng. Do đó, nhu cầu được tư vấn tâm lý về vấn đề học tập là mối quan tâm hàng đầu của các em với rất nhiều trăn trở cần được tháo gỡ trong quá trình học tập, giúp các em tìm được phương pháp học tập phù hợp và giải tỏa tâm lý học tập.
Tiếp đến là vấn đề hướng nghiệp, hiện nay các em đang đứng trước ngưỡng cửa quan trọng của cuộc đời, đối mặt với những quyết định khó khăn trong việc lựa chọn nghề nghiệp tương lai của bản thân, chịu áp lực bởi những định hướng nghề nghiệp mà bố mẹ đã đặt ra, do đó học sinh rất mong muốn được tư vấn để lựa chọn một nghề nghiệp phù hợp với năng lực, sở thích của bản thân.
Tình bạn, tình yêu, giới tính, gia đình, khám phá bản thân, sức khỏe sinh sản là những nội dung mà các em học sinh cũng rất quan tâm và mong muốn được tư vấn tâm lý.
Trong các hình thức mong muốn được trợ giúp, trong nghiên cứu chúng tôi chiếm tỷ lệ cao nhất là chat qua internet (31,2%), tư vấn trực tiếp là 22,8%, qua điện thoại là 6,7% và chỉ có 1% là tư vấn qua thư, email.
BS. Toàn có kết luận cho nghiên cứu là:
Biểu hiện trầm cảm: Có 55,4% ĐTNC có biểu hiện trầm cảm. ĐTNC có biểu hiện trầm cảm ở mức độ vừa là 23,8%, trầm cảm nhẹ là 17,4%; biểu hiện trầm cảm rất nặng là 7,7%. Tỷ lệ trầm cảm ở nữ là 79,6%; nam là 75%. ĐTNC hiện đang sống cùng bố mẹ có biểu hiện trầm cảm là 78,6%. Có 80% ĐTNC học thêm trên 2 giờ/ngày có biểu hiện trầm cảm. ĐTNC bị bố mẹ la mắng, bố mẹ có kiểm tra việc học cũng như ĐTNC từng bị giáo viên khiển trách có biểu hiện trầm cảm lần lượt là 77,3%; 78%; 80,2%.
Biểu hiện lo âu: Tỷ lệ ĐTNC có biểu hiện lo âu là 64,8%. ĐTNC có biểu hiện lo âu ở mức độ rất nặng là 18,8%, mức độ nặng là 16,4%. Biểu hiện lo âu ở nữ có tỷ lệ là 77,2%; nam là 55,9%. ĐTNC hiện đang sống cùng bố mẹ có biểu hiện lo âu là 63%. ĐTNC học thêm trên 2 giờ/ngày có biểu hiện lo âu là 65,7%. ĐTNC từng bị bố mẹ la mắng, bố mẹ có kiểm tra việc học cũng như ĐTNC từng bị giáo viên khiển trách có biểu hiện lo âu lần lượt là 65%; 66,9%; 69,4%.
Biểu hiện Stress: Tỷ lệ có biểu hiện stress là 63,8%. Biểu hiện stress ở mức độ nhẹ là 23,5%; mức độ nặng là 12,4%, mức độ rất nặng là 4,7%. Nữ giới có biểu hiện stress chiếm tỷ lệ 69,1%. ĐTNC hiện đang sống cùng bố mẹ có biểu hiện stress là 63,8%. ĐTNC học thêm trên 2 giờ/ngày có biểu hiện stress là 60,9%. ĐTNC từng bị bố mẹ la mắng, bố mẹ có kiểm tra việc học cũng như ĐTNC từng bị giáo viên khiển trách có biểu hiện stress lần lượt là 62,1%; 68,6%; 68,6%.
Hành vi và nhu cầu tìm kiếm sự trợ giúp tâm lý: ĐTNC chọn cách tự mình suy nghĩ đưa ra quyết định giải quyết vấn đề có tỷ lệ cao nhất (66,1%); giải trí: xem phim, nghe nhạc, chơi thể thao…có tỷ lệ là 63,4%. Có 39,9% cho rằng sẽ tâm sự với thầy cô, bạn bè, người đáng tin cậy. ĐTNC đã từng tìm đến chuyên gia tâm lý khi gặp vấn đề tâm lý là 8,7%. Có 6,7% ĐTNC cho rằng vấn đề của các em giải quyết được một phần. Có 57,4% học sinh có nhu cầu trợ giúp về tư vấn tâm lý.
BS. Toàn có khuyến nghị cho nghiên cứu là, bố mẹ/người thân không nên gây áp lực học tập một cách thái quá lên con em mình. Thường xuyên ủng hộ, động viên, thông cảm và chia sẻ những vui buồn của con và tìm ra giải pháp phù hợp cho các vấn đề khó khăn các em đang gặp phải.
Các thầy cô giáo cần quan tâm hơn đến đời sống tinh thần của học sinh; lắng nghe và chia sẻ những tâm tư, nguyện vọng chính đáng của các em; giúp các em giải tỏa những vướng mắc, khó khăn trong học tập và đời sống một cách kịp thời.
Nhà trường xây dựng mô hình tuyên truyền, tư vấn, trợ giúp tư vấn tâm lý cho học sinh nhất là học sinh lớp 12; ngành Giáo dục phối hợp ngành Y tế mở các kênh tư vấn và nội dung phù hợp, dễ tiếp cận để giúp học sinh giải tỏa những khó khăn tâm lý gặp phải hàng ngày. Thành lập phòng tư vấn tâm lý học đường với đội ngũ cán bộ được đào tạo.
Hữu Cao
Tin tức liên quan
Quyết định phê duyệt Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2021-2030 và tầm nhìn đến năm 2045
Quản lý trang thiết bị y tế
Quy định về quản lý chất thải y tế trong phạm vi khuôn viên cơ sở y tế
V/v áp dụng “Hộ chiếu vắc-xin” và các biện pháp nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho chuyên gia nước ngoài nhập cảnh phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế
Kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, tại cuộc họp Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 trực tuyến các địa phương về công tác phòng, chống dịch COVID-19
HƯỚNG DẪN QUẢN LÝ NGƯỜI MẮC COVID-19 TẠI NHÀ
Kết luận của UBND tỉnh Nguyễn Tấn Tuân kiêm Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Khánh Hòa tại cuộc họp Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 ngày 25/01/2022
Kết luận của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đinh Văn Thiệu kiêm Phó Trưởng Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Khánh Hòa tại cuộc họp Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 ngày 11/02/2022
Kết luận của Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Tấn Tuân kiêm Trưởng Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Khánh Hòa tại cuộc họp Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 ngày 25/01/2022
TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG DỊCH COVID-19 TRƯỚC, TRONG VÀ SAU TẾT NGUYÊN ĐÁN NHÂN DẦN 2022
V/v hướng dẫn chẩn đoán điều trị, chăm sóc, theo dõi và quản lý người bệnh Hemophilia
V/v ban hành tài liệu chuyên môn "Hướng dẫn một số quy trình kỹ thuật điều trị bệnh sụp mi"
V/v ban hành tài liệu chuyên môn "Hướng dẫn kiểm soát lây nhiễm lao trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và cộng đồng"
Tăng cường sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, hiệu quả tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
Tài liệu hướng dẫn phục hồi chức năng và tự chăm sóc các bệnh có liên quan sau mắc Covid-19
Thu hồi thuốc Temozolomid Ribosepharm 100 mg
TĂNG CƯỜNG TIÊM VẮC XIN PHÒNG COVID-19 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
Cập nhật tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh đến 16h ngày 21/02/2022
Cập nhật tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh đến 16h ngày 21/02/2022
Cập nhật tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh đến 17h ngày 15/02/2022
Mời chào giá thuê xe vận chuyển viên chức, người lao động đi công tác các huyện, thị xã, thành phố tỉnh Khánh Hòa
Mời chào giá mua hóa chất, vật tư, sinh phẩm
Mời chào giá thuê xe vận chuyển viên chức, người lao động đi công tác các huyện, thị xã, thành phố tỉnh Khánh Hòa
Mời chào giá thuê xe vận chuyển viên chức, người lao động đi công tác các huyện, thị xã, thành phố tỉnh Khánh Hòa
Mời chào giá sửa xe ô tô
Công văn số 310/BTTTT-ƯDCNTT ngày 10/02/2012 của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc hướng dẫn áp dụng bộ tiêu chí đánh giá cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước