ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG NHIỄM TRÙNG DO KÍNH TIẾP XÚC
Năm 2018 nhóm tác giả nghiên cứu Nguyễn Đình Ngân cùng cộng sự Học viện Quân Y và bệnh viện Mắt Trung ương thực hiện nghiên cứu “Đặc điểm lâm sàng và nguyên nhân loét giác mạc nhiễm trùng do kính tiếp xúc”.
Kính tiếp xúc được sử dụng ngày càng phổ biến trong chuyên ngành nhãn khoa với mục đích điều chỉnh quang học, điều trị một số bệnh lý (khô mắt, tổn thương biểu mô kéo dài, sau phẫu thuật khúc xạ…) và mục đích thẩm mỹ. Loét giác mạc nhiễm trùng là biến chứng ít gặp khi sử dụng kính tiếp xúc nhưng rất nguy hiểm và đe dọa thị lực của bệnh nhân. Bệnh có thể do nhiều nguyên nhân gây ra như vi khuẩn, nấm, acanthamoeba… Một số trường hợp loét giác mạc nặng hoặc không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn đến hoại tử thủng giác mạc, phải ghép giác mạc để bảo tồn nhãn cầu.
Trong những năm gần đây, số lượng người đeo kính tiếp xúc ngày một tăng cao kéo theo số ca loét giác mạc nhiễm trùng do kính tiếp xúc có xu hướng tăng lên. Năm 2017 ước tính có khoảng 150 triệu người sử dụng kính tiếp xúc trên toàn thế giới. Tỷ lệ mắc trung bình khoảng 4/10000, dao động từ 1.2-25.4% tùy theo từng nghiên cứu và vùng địa lý. Tại các nước phát triển, kính tiếp xúc là nguyên nhân chính gây ra loét giác mạc nhiễm trùng, đặc biệt hay xảy ra trên những bệnh nhân trẻ tuổi, với tỷ lệ cần ghép giác mạc điều trị khoảng 12%.
Tại Việt Nam hiện chưa có số liệu thống kê cụ thể về số người sử dụng kính tiếp xúc. Với sự phát triển của internet, bệnh nhân có thể dễ dàng mua kính tiếp xúc qua mạng hoặc tại các quầy thuốc, cửa hàng kính tư nhân mà không cần đến sự tư vấn của bác sĩ. Số lượng bệnh nhân bị biến chứng loét giác mạc liên quan đến kính tiếp xúc đến khám và điều trị tại Bệnh viện Mắt Trung ương có dấu hiệu gia tăng trong thời gian gần đây.
Theo tác giả nghiên cứu, có 12 bệnh nhân được mời tham gia nghiên cứu, được hỏi bệnh để ghi nhận các triệu chứng cơ năng (đau nhức, đỏ mắt, chói, cộm, chảy nước mắt, nhìn mờ), thời gian bị bệnh, thời gian sử dụng kính tiếp xúc, loại kính, cách đeo và thói quen vệ sinh kính. Các bệnh nhân được khám sinh hiển vi đèn khe đánh giá tình trạng ổ loét (vị trí, kích thước ổ loét, mức độ thâm nhiễm), tình trạng mủ tiền phòng. Siêu âm mắt được sử dụng để đánh giá tình trạng bán phần sau khi không soi được đáy mắt.
Kích thước ổ loét được tính bằng tích số của chiều dài và chiều rộng ổ loét (mm2). Thị lực được đo bằng bảng thị lực Snellen tại hai thời điểm nhập viện và xuất viện. Thị lực được phân loại thành các mức: >20/200, đếm ngón tay (ĐNT), bóng bàn tay (BBT).
Tác giả nghiên cứu phân tích, bề mặt nhãn cầu có nhiều cơ chế để bảo vệ chống lại sự xâm nhập của vi sinh vật như sự luân chuyển của lớp phim nước mắt cùng với động tác chớp mắt, các thành phần kháng khuẩn trong nước mắt như lysozyme và lactoferin. Đồng thời liên kết chặt giữa các tế bào biểu mô cũng là hàng rào vật lý ngăn cản các loại vi sinh vật xâm nhập vào giác mạc. Kính tiếp xúc làm phá vỡ hàng rào sinh lý đó và làm cho giác mạc có nguy cơ bị nhiễm trùng cao hơn. Các vi sinh vật trôi nổi trong phim nước mắt có thể bám vào kính tiếp xúc và nhân lên tạo ra lớp “màng vi sinh”có khả năng chống lại cơ chế bảo vệ của phim nước mắt. Đeo kính tiếp xúc qua đêm hoặc kéo dài gây ra tình trạng thiếu o xy dẫn đến tổn thương biểu mô dạng chậm. Ngoài ra kính tiếp xúc cũng có thể gây ra các vi chấn thương cơ học trên biểu mô giác mạc, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào các lớp giác mạc sâu hơn và gây nên bệnh cảnh loét giác mạc.
Bs Nguyễn Đình Ngân nhận xét, các bệnh nhân bị biến chứng loét giác mạc do kính tiếp xúc trong nghiên cứu đều ở trong độ tuổi rất trẻ, từ 12 đến 21 tuổi. Tỷ lệ biến chứng loét giác mạc nhiễm trùng khác nhau giữa các loại kính tiếp xúc. Bệnh nhân đeo kính tiếp xúc mềm loại dài ngày có nguy cơ bị loét giác mạc cao hơn so với kính tiếp xúc loại đeo hàng ngày. Kính chỉnh hình giác mạc đeo ban đêm (Ortho-K) là một phương pháp mới được áp dụng gần đây để điều trị cận thị, với tỷ lệ biến chứng loét giác mạc nhiễm trùng hàng năm do Ortho-K ước tính khoảng 7.7/10000. Loét giác mạc nhiễm trùng do kính tiếp xúc thường xảy ra ở những bệnh nhân không tuân thủ hoặc không giữ vệ sinh khi sử dụng kính. Có rất nhiều yếu tố nguy cơ gây ra loét giác mạc khi đeo kính tiếp xúc như đeo kính dài ngày, vệ sinh hộp đựng kính kém, không thay hộp đựng kính thường xuyên, hút thuốc, không rửa tay khi đeo kính và mua kính trên mạng. Kính thẩm mỹ cũng là một yếu tố nguy cơ gây loét giác mạc vì người sử dụng có thể mua dễ dàng ở nhiều nơi và không cần đến sự tư vấn của bác sĩ. Do đó, người sử dụng kính thẩm mỹ thường ít có kiến thức về cách sử dụng và vệ sinh kính.
Phần lớn bệnh nhân phải nhập viện điều trị vì loét giác mạc do sử dụng Ortho-K (76,9%), có thể do các bệnh nhân này được khám và theo dõi bởi các bác sĩ chuyên khoa mắt nên khi có biến chứng, hầu hết bệnh nhân được chuyển đến bệnh viện chuyên khoa để điều trị kịp thời. Chỉ có 02 bệnh nhân (3 mắt, 23.1%) trong nghiên cứu này bị loét giác mạc liên quan đến sử dụng kính tiếp xúc mềm mua tại cửa hàng kính, qua mạng và đeo kính qua đêm. Trên thực tế, có thể số lượng bệnh nhân bị biến chứng loét giác mạc nhiễm trùng do kính tiếp xúc mềm nhiều hơn nhưng do thiếu kiến thức và thái độ chủ quan, bệnh nhân tự mua thuốc hoặc điều trị tại các phòng khám tư nhân mà không cần đến bệnh viện khám và điều trị.
Về nguyên nhân gây bệnh, loét giác mạc do vi khuẩn là hay gặp nhất trong nghiên cứu này (12 mắt, 92.3%), chỉ có 01 mắt (7.7%) loét giác mạc do nấm, không có trường hợp nào loét giác mạc do acanthamoeba hoặc microsporidia. Kết quả nuôi cấy vi sinh cho thấy trực khuẩn mủ xanh (Pseudomonas aeruginoca) chiếm tỷ lệ cao nhất (46.1%), tiếp đến là tụ cầu vàng (Staphylococcus aureus) (7.7%) và nấm sợi (7.7%).
Tác giả nghiên cứu lưu ý, kính tiếp xúc, hộp đựng kính và bề mặt nhãn cầu là môi trường thuận lợi cho sự nhân lên của trực khuẩn mủ xanh. Trực khuẩn mũ xanh có thể bám vào kính, sinh sôi trong quá trình đeo và sống trong hộp đựng kính. Khi bề mặt giác mạc bị tổn thương, chúng sẽ xâm nhập qua lớp biểu mô bị tổn thương vào các lớp sâu hơn và gây ra loét giác mạc với diễn biến bệnh rất nhanh trong khoảng vài ngày. Đeo kính tiếp xúc dài ngày làm tăng tỷ lệ loét giác mạc do trực khuẩn mủ xanh. Do vậy, nhiều tác giả khuyến cáo nên thay kính 01 tuần/lần khi sử dụng loại kính tiếp xúc dài ngày và thay hộp đựng kính định kỳ ít 03 tháng /lần để giảm thiểu nguy cơ loét giác mạc.
Tác giả nghiên cứu có kết luận, loét giác mạc là biến chứng ít gặp khi đeo kính tiếp xúc nhưng rất nguy hiểm, có nguy cơ gây mù lòa vĩnh viễn và ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Phần lớn các ca loét giác mạc điều trị tại Bệnh viện Mắt Trung ương xảy ra trên bệnh nhân đeo kính Ortho-K và do trực khuẩn mủ xanh. Để phòng tránh biến chứng này, bệnh nhân cần lựa chọn kính có nguồn gốc rõ ràng tại các cơ sở uy tín. Ngoài ra, bệnh nhân cần được khám, tư vấn bởi các bác sĩ nhãn khoa về cách sử dụng, cách vệ sinh kính và thay hộp đựng kính định kỳ để làm giảm nguy cơ loét giác mạc nhiễm trùng./.
Hữu Lai
Tin tức liên quan
Quyết định phê duyệt Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2021-2030 và tầm nhìn đến năm 2045
Quản lý trang thiết bị y tế
Quy định về quản lý chất thải y tế trong phạm vi khuôn viên cơ sở y tế
V/v áp dụng “Hộ chiếu vắc-xin” và các biện pháp nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho chuyên gia nước ngoài nhập cảnh phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế
Kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, tại cuộc họp Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 trực tuyến các địa phương về công tác phòng, chống dịch COVID-19
HƯỚNG DẪN QUẢN LÝ NGƯỜI MẮC COVID-19 TẠI NHÀ
Kết luận của UBND tỉnh Nguyễn Tấn Tuân kiêm Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Khánh Hòa tại cuộc họp Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 ngày 25/01/2022
Kết luận của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đinh Văn Thiệu kiêm Phó Trưởng Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Khánh Hòa tại cuộc họp Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 ngày 11/02/2022
Kết luận của Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Tấn Tuân kiêm Trưởng Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Khánh Hòa tại cuộc họp Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 ngày 25/01/2022
TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG DỊCH COVID-19 TRƯỚC, TRONG VÀ SAU TẾT NGUYÊN ĐÁN NHÂN DẦN 2022
V/v hướng dẫn chẩn đoán điều trị, chăm sóc, theo dõi và quản lý người bệnh Hemophilia
V/v ban hành tài liệu chuyên môn "Hướng dẫn một số quy trình kỹ thuật điều trị bệnh sụp mi"
V/v ban hành tài liệu chuyên môn "Hướng dẫn kiểm soát lây nhiễm lao trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và cộng đồng"
Tăng cường sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, hiệu quả tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
Tài liệu hướng dẫn phục hồi chức năng và tự chăm sóc các bệnh có liên quan sau mắc Covid-19
Thu hồi thuốc Temozolomid Ribosepharm 100 mg
TĂNG CƯỜNG TIÊM VẮC XIN PHÒNG COVID-19 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
Cập nhật tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh đến 16h ngày 21/02/2022
Cập nhật tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh đến 16h ngày 21/02/2022
Cập nhật tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh đến 17h ngày 15/02/2022
Mời chào giá thuê xe vận chuyển viên chức, người lao động đi công tác các huyện, thị xã, thành phố tỉnh Khánh Hòa
Mời chào giá mua hóa chất, vật tư, sinh phẩm
Mời chào giá thuê xe vận chuyển viên chức, người lao động đi công tác các huyện, thị xã, thành phố tỉnh Khánh Hòa
Mời chào giá thuê xe vận chuyển viên chức, người lao động đi công tác các huyện, thị xã, thành phố tỉnh Khánh Hòa
Mời chào giá sửa xe ô tô
Công văn số 310/BTTTT-ƯDCNTT ngày 10/02/2012 của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc hướng dẫn áp dụng bộ tiêu chí đánh giá cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước