KHÔNG CÓ LĂNG QUĂNG, KHÔNG CÓ SỐT XUẤT HUYẾT

17/10/2019
Ngày 05/8/2019, UBND tỉnh Khánh Hòa có công văn số 7704/UBND-KGVX chỉ đạo việc triển khai Chỉ thị số 07/CT-BYT ngày 29/7/2019 của Bộ Y tế về việc tăng cường công tác phòng chống bệnh sốt xuất huyết.

KHÔNG CÓ LĂNG QUĂNG, KHÔNG CÓ SỐT XUẤT HUYẾT

Ngày 05/8/2019, UBND tỉnh Khánh Hòa có công văn số 7704/UBND-KGVX chỉ đạo việc triển khai Chỉ thị số 07/CT-BYT ngày 29/7/2019 của Bộ Y tế về việc tăng cường công tác phòng chống bệnh sốt xuất huyết.

Tính đến tháng 7/2019, theo Cục Y tế Dự phòng – Bộ Y tế toàn quốc đã ghi nhận gần 125.000 trường hợp mắc sốt xuất huyết, trong đó có 15 trường hợp tử vong, số mắc có xu hướng tiếp tục gia tăng tại nhiều địa phương. Tại tỉnh Khánh Hòa, tính đến hết tháng 7/2019, toàn tỉnh có 7.276 trường hợp mắc sốt xuất huyết, 01 ca tử vong, trong đó Tp. Nha Trang có số mắc cao nhất là 3.835 ca, Ninh Hòa 1.366 ca, Diên Khánh 655 ca, Vạn Ninh 480 ca, Cam Ranh 452 ca và Cam Lâm có 376 ca.

Hiện nay bắt đầu bước vào tháng cao điểm của mùa dịch, cộng với diễn biến bất lợi thời tiết, nắng nóng và những đợt mưa xen kẻ kéo dài, các đợt mưa lớn làm cho muỗi truyền bệnh phát sinh và phát triển mạnh. Bộ Y tế dự báo trong thời gian đến có thể số mắc sốt xuất huyết sẽ gia tăng, bùng phát diện rộng nếu không tăng cường nhiều biện pháp quyết liệt phòng chống sốt xuất huyết.

Do muỗi có thể đẻ trứng ở những nơi ít ngờ nhất như đất ẩm ban công, bể nước cá cảnh, bình cắm lọ hoa, hòn non bộ, nước để trên bàn thờ, máng xối, hay bất cứ vũng nước nhỏ nào đọng trên sân thượng.

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Khánh Hòa đề nghị các huyện, thị xã, thành phố triển khai tốt chiến dịch diệt lăng quăng/bọ gậy, phun hóa chất xử lý diện rộng tại các xã, phường có nguy cơ cao bùng phát dịch sốt xuất huyết; khuyến cáo người dân thực hiện các biện pháp phòng chống bệnh sốt xuất huyết như sau:

- Đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng.

- Hàng tuần thực hiện các biện pháp diệt lăng quăng/bọ gậy bằng cách thả cá vào dụng cụ chứa nước lớn; thau rửa dụng cụ chứa nước vừa và nhỏ, lật úp các dụng cụ không chứa nước; thay nước bình hoa/bình bông; bỏ muối hoặc dầu hoặc hóa chất diệt ấu trùng vào bát nước kê chân chạn.

- Hàng tuần loại bỏ các vật liệu phế thải, các hốc nước tự nhiên không cho muỗi đẻ trứng như chai, lọ, mảnh chai, vỏ dừa, mảnh lu vỡ, lốp/vỏ xe cũ, hốc tre, bẹ lá...

- Ngủ màn, mặc quần áo dài phòng muỗi đốt ngay cả ban ngày.

-Tích cực phối hợp với ngành y tế trong các đợt phun hóa chất phòng, chống dịch.

- Khi bị sốt đến ngay cơ sở y tế để được khám và tư vấn điều trị. Không tự ý điều trị tại nhà.

Sốt xuất huyết không lây trực tiếp từ người sang người, nhưng truyền qua đường muỗi đốt. Khi trong nhà có người đang mắc sốt xuất huyết, nếu chủ quan ngủ không nằm màn có thể làm lây lan sốt xuất huyết cho người khác, nhất là trẻ em. Vì vậy, người bệnh cần phải được nằm màn, không cho muỗi đốt.

Triệu chứng ban đầu của sốt xuất huyết thường dễ lầm với các bệnh sốt siêu vi, viêm họng, tay chân miệng. Tuy nhiên, ngay từ khi khởi phát bệnh nhân mắc sốt xuất huyết thường sốt cao đột ngột, từ 39-40 độ C. Nếu người bệnh được uống thuốc hạ sốt thì thân nhiệt giảm nhưng sau đó sẽ nhanh chóng tăng cao trở lại.

Bệnh kéo dài liên tục từ 2-7 ngày, kèm theo các triệu chứng như nhức đầu, chán ăn, buồn nôn, đau sau hốc mắt, đau cơ, đau khớp, da xung huyết, có thể xuất hiện chấm xuất huyết dưới da, chảy máu chân răng hoặc chảy máu cam.

Trường hợp bệnh diễn tiến nặng hơn sẽ đi kèm với các biểu hiện: chân tay lạnh, người vật vã, li bì, lừ đừ, nôn nhiều, xuất huyết niêm mạc, tiểu ít, vết bầm tím chỗ tiêm, nôn ra máu, đi cầu phân đen. Những trường hợp nặng, nếu không được điều trị kịp thời bệnh nhân sẽ bị sốc hoặc xuất huyết nặng, suy tạng và có thể tử vong.

Khi thấy những triệu chứng trên, cách xử lý tốt nhất là đưa bệnh nhân đến ngay cơ sở y tế để bác sĩ điều trị và theo dõi. Tùy theo vào diễn tiến của bệnh, mức độ nặng nhẹ khác nhau, bác sĩ sẽ chỉ định điều trị tại bệnh viện hay chăm sóc bệnh nhân ở nhà.

Khi bị sốt xuất huyết, người bệnh cần uống thuốc hạ sốt theo chỉ dẫn của bác sĩ, nên dùng Paracetamol, mỗi lần uống cần cách nhau ít nhất 4 đến 6 giờ, tuyệt đối không dùng Aspirin hay Ibuprofen vì 2 loại thuốc này có thể gây viêm dạ dày, giảm kết tụ tiểu cầu làm xuất huyết nặng thêm.

Được biết, tại Khánh Hòa trong tháng 8/2019, Bộ Y tế đã thành lập Đoàn đến kiểm tra, chỉ đạo công tác phòng chống sốt xuất huyết với lãnh đạo Cục Y tế Dự phòng, Cục Quản lý khám chữa bệnh và Viện Pasteur Nha Trang, làm việc với Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh các tỉnh; kiểm tra triển khai kế hoạch hoạt động phòng chống sốt xuất huyết, công tác chuyên môn về dự phòng: giám sát xử lý ổ dịch, tổ chức chiến dịch diệt lăng quăng, vai trò chính quyền các cấp, huy động các ngành đoàn thể tham gia phòng chống sốt xuất huyết, vấn đề thu dung điều trị, truyền thông và đáp ứng chiến dịch.

Hoa Đăng

02/QĐ-TTg

Quyết định phê duyệt Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2021-2030 và tầm nhìn đến năm 2045

98/2021/NĐ-CP

Quản lý trang thiết bị y tế

20/2021/TT-BYT

Quy định về quản lý chất thải y tế trong phạm vi khuôn viên cơ sở y tế

7937/VPCP-QHQT

V/v áp dụng “Hộ chiếu vắc-xin” và các biện pháp nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho chuyên gia nước ngoài nhập cảnh phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế

285/TB-VPCP

Kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, tại cuộc họp Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 trực tuyến các địa phương về công tác phòng, chống dịch COVID-19

1265/HD-BCĐ

HƯỚNG DẪN QUẢN LÝ NGƯỜI MẮC COVID-19 TẠI NHÀ

38/TB-UBND

Kết luận của UBND tỉnh Nguyễn Tấn Tuân kiêm Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Khánh Hòa tại cuộc họp Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 ngày 25/01/2022

48/TB-UBND

Kết luận của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đinh Văn Thiệu kiêm Phó Trưởng Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Khánh Hòa tại cuộc họp Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 ngày 11/02/2022

38/TB-UBND

Kết luận của Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Tấn Tuân kiêm Trưởng Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Khánh Hòa tại cuộc họp Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 ngày 25/01/2022

509/UBND-KGVX

TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG DỊCH COVID-19 TRƯỚC, TRONG VÀ SAU TẾT NGUYÊN ĐÁN NHÂN DẦN 2022

472/QĐ-BYT

V/v hướng dẫn chẩn đoán điều trị, chăm sóc, theo dõi và quản lý người bệnh Hemophilia

627/QĐ-BYT

V/v ban hành tài liệu chuyên môn "Hướng dẫn một số quy trình kỹ thuật điều trị bệnh sụp mi"

579/QĐ-BYT

V/v ban hành tài liệu chuyên môn "Hướng dẫn kiểm soát lây nhiễm lao trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và cộng đồng"

1695/KCB-NV

Tăng cường sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, hiệu quả tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

1242/QĐ-BYT

Tài liệu hướng dẫn phục hồi chức năng và tự chăm sóc các bệnh có liên quan sau mắc Covid-19

906/SYT-NVYD

TĂNG CƯỜNG TIÊM VẮC XIN PHÒNG COVID-19 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

786/SYT-NVYD

Cập nhật tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh đến 16h ngày 21/02/2022

786/SYT-NVYD

Cập nhật tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh đến 16h ngày 21/02/2022

694/SYT-NVYD

Cập nhật tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh đến 17h ngày 15/02/2022

670/SYT-NVYD

Cập nhật tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh đến 16h ngày 14/02/2022

768/KSBT-KHNV

Mời chào giá mua hóa chất phục vụ xét nghiệm vi sinh đường ruột

767/KSBT-KHNV

Mời chào giá mua vật tư phục vụ xét nghiệm vi sinh đường ruột

766/KSBT-KHNV

Mời chào giá mua sản phẩm vi chất dinh dưỡng

765/KSBT-KHNV

Mời chào giá mua cơ số thuốc

764/KSBT-KHNV

Mời chào giá trang thiết bị, vật tư y tế phục vụ khám nha học đường

310/BTTTT-ƯDCNTT

Công văn số 310/BTTTT-ƯDCNTT ngày 10/02/2012 của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc hướng dẫn áp dụng bộ tiêu chí đánh giá cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước

Tổng đài tư vấn các dịch vụ
Số ĐIỆN THOẠI
Thống kê
  • Đang truy cập158
  • Hôm nay15053
  • Tháng hiện tại74670
  • Năm hiện tại983140
  • Tổng lượt truy cập7149040
  • Xem tiếp >>
Phòng chống cúm A(H5) trên người
Liên kết website