PHÒNG NGỪA BỆNH CƯỜNG LÁCH

11/11/2019
Theo BS. Võ Xuân Thành- Giám đốc Trung tâm Huyết học và Truyền máu tỉnh Khánh Hòa,  những yếu tố nguy cơ dẫn đến bệnh cường lách là trẻ em hoặc thanh niên bị nhiễm trùng; người mắc bệnh di truyền liên quan đến gan, lách và người đi đến vùng sốt rét.

PHÒNG NGỪA BỆNH CƯỜNG LÁCH

Theo BS. Võ Xuân Thành- Giám đốc Trung tâm Huyết học và Truyền máu tỉnh Khánh Hòa, những yếu tố nguy cơ dẫn đến bệnh cường lách là trẻ em hoặc thanh niên bị nhiễm trùng; người mắc bệnh di truyền liên quan đến gan, lách và người đi đến vùng sốt rét. Để phòng ngừa bệnh cường lách cần hạn chế uống rượu bia, tập thể dục đều đặn và có chế độ ăn uống lành mạnh sẽ giúp giảm các nguy cơ gây bệnh.

Bệnh cường lách

Nguyên nhân gây bệnh cường lách thường liên quan các bệnh về máu, các bệnh về gan và tĩnh mạch cửa, hoặc từ những nguyên nhân do nhiễm khuẩn. Cụ thể các nguyên nhân là ung thư máu, ung thư hạch bạch huyết; tan máu bẩm sinh, xuất huyết giảm tiểu cầu; bệnh giảm bạch cầu do lách, bệnh giảm cả 3 dòng tế bào máu do lách; bệnh Hodgkin, hội chứng Banti; các bệnh nhiễm trùng như lao, sốt rét, nhiễm khuẩn huyết. Triệu chứng của cường lách bao gổm người bệnh cảm giác no sớm mặc dù ăn rất ít, cảm thấy đầy hơi; đau vùng hạ sườn trái, đau lên vai trái; sốt cao, người yếu ớt, xanh xao; hồi hộp đánh trống ngực; lách to, dễ bị bầm tím, chảy máu; bướu miệng, chân và bàn chân; thiếu máu.

Để chẩn đoán cần làm các xét nghiệm như đánh giá tế bào máu dòng hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu; siêu âm xác định kích thước của lách; chụp cộng hưởng từ đánh giá dòng máu chảy qua lách và một số xét nghiệm khác. Nếu bệnh ở thể nhẹ, cường lách do nguyên nhân nhiễm trùng bệnh nhân được điều trị nội khoa. Trong trường hợp bệnh nhân có triệu chứng kéo dài, điều trị nội khoa ít đáp ứng; không tìm ra nguyên nhân gây bệnh bác sĩ sẽ có chỉ định phẫu thuật cắt lách, giúp hạn chế sự tụt giảm các tế bào máu trong cơ thể. Điều lưu ý, sau cắt lách bệnh nhân dễ bị nhiễm trùng hơn; do vậy, người bệnh cần tiêm các vắc-xin phòng phế cầu, não mô cầu, Hib trước khi phẫu thuật; sử dụng kháng sinh khi có dấu hiệu nhiễm trùng; nếu có sốt cần đến cơ sở y tế xử trí kịp thời; hạn chế đến những nơi đang có dịch bệnh.

Khám lách

Lách là cơ quan nội tạng có hình tháp 3 mặt, giáp cơ hoành, dạ dày và thận. Đáy gọi là mặt kết tràng. Khi lách lớn, khám có thể sờ được bờ trên của lách. Lách người trưởng thành khỏe mạnh, có chiều dài từ 7cm đến 14cm, trọng lượng từ 150g đến 200gam. Lách có lớp vỏ xơ bên ngoài và nhu mô lách. Tủy trắng chiếm 1/5 trọng lượng lách, chia 3 vùng: vùng quanh động mạch tập trung lympho T; trung tâm sinh sản tập trung lympho B, vùng rìa chuyển tiếp giữa tủy trắng và tủy đỏ chứa nhiều đại thực bào, tương bào, lympho bào.

Lách có chức năng sản xuất tế bào lympho. Ở giai đoạn bào thai lách sản xuất hồng cầu, tiểu cầu, bạch cầu hạt. Lách phá hủy các tế bào máu già cỗi, giữ lại sắt, protein và các chất cần thiết để tạo tế bào mới. Lách là cơ quan dự trữ máu cho cơ thể; khi lách co vào hoặc giãn ra tham gia điều hòa khối lượng máu cũng như khối lượng tế bào máu trong tuần hoàn; lách còn tham gia chống nhiễm trùng cho cơ thể bằng cách thanh lọc các vi khuẩn và vật lạ trong máu.

Người có lách to cần tránh những môn thể thao đối kháng như bóng đá; hạn chế các hoạt động mạnh theo khuyến cáo của bác sĩ, giúp làm giảm nguy cơ vỡ lách. Khi tham gia giao thông, lái xe cần mang đai an toàn phòng rủi ro tai nạn ngăn ngừa thương tích cho lá lách. Ăn nhiều thực phẩm chứa flavonol có thể ngừa ung thư lá lách. Những người hút thuốc lá nên bỏ thuốc lá; thực hiện các chế độ khuyến cáo nói trên giúp giảm được 50% tỷ lệ phát triển ung thư lá lách. Các thực phẩm chứa nhiều flavonol là hành, táo, bắp cải...

BS.Thành cho biết, máu trong cơ thể bị bệnh các hệ cơ quan khác sẽ bị ảnh hưởng liên quan. Xét nghiệm công thức máu là khảo sát các loại hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu. Máu có màu đỏ là do màu của chất sắt bên trong hồng cầu. Thống kê kích thước, hình dạng của hồng cầu cho biết nguyên nhân thiếu máu gì. Thường gặp thiếu máu do hồng cầu nhỏ, nguyên nhân là do thiếu máu thiếu sắt, nhất là ở phụ nữ có thai, em gái tuổi hành kinh, trẻ em đang phát triển, người suy kiệt, ăn uống kém. Đối với bạch cầu kích thước to hơn hồng cầu nhiều lần, khi vi khuẩn xâm nhập sẽ phóng thích chất hóa học để tiêu diệt vi khuẩn. Nếu số lượng bạch cầu trong công thức máu tăng quá cao chứng tỏ mức độ nhiễm trùng cơ quan đang xảy ra dữ dội; trường hợp bệnh nhân có sốt, cảm cúm, sổ mũi, xét nghiệm không thấy bạch cầu tăng bác sĩ sẽ nghĩ đến khả năng nhiễm vi rút, bệnh sẽ tự thuyên giảm sau 5-7 ngày; không cần dùng kháng sinh.

Tiểu cầu có kích thước nhỏ hơn hồng cầu nhiều lần, khi mạch máu có một vết thương, làm máu chảy trong lòng mạch thoát ra ngoài; đây là yếu tố gây bám dính tiểu cầu. Các tiểu cầu sẽ tiết ra những chất hóa học để bám dính nhau; gắn chặt thành một khối nút kín vết thương, ngăn chặn diễn tiến chảy máu. Số lượng tiểu cầu phản ánh chức năng đông máu tốt hay không, nhất là bệnh nhân cần phẫu thuật. Người có số lượng tiểu cầu quá thấp có biểu hiện chảy máu khó cầm, xuất hiện mảng bầm tự nhiên trên da, chảy máu răng, chảy máu não

Anh Huy

02/QĐ-TTg

Quyết định phê duyệt Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2021-2030 và tầm nhìn đến năm 2045

98/2021/NĐ-CP

Quản lý trang thiết bị y tế

20/2021/TT-BYT

Quy định về quản lý chất thải y tế trong phạm vi khuôn viên cơ sở y tế

7937/VPCP-QHQT

V/v áp dụng “Hộ chiếu vắc-xin” và các biện pháp nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho chuyên gia nước ngoài nhập cảnh phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế

285/TB-VPCP

Kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, tại cuộc họp Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 trực tuyến các địa phương về công tác phòng, chống dịch COVID-19

1265/HD-BCĐ

HƯỚNG DẪN QUẢN LÝ NGƯỜI MẮC COVID-19 TẠI NHÀ

38/TB-UBND

Kết luận của UBND tỉnh Nguyễn Tấn Tuân kiêm Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Khánh Hòa tại cuộc họp Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 ngày 25/01/2022

48/TB-UBND

Kết luận của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đinh Văn Thiệu kiêm Phó Trưởng Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Khánh Hòa tại cuộc họp Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 ngày 11/02/2022

38/TB-UBND

Kết luận của Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Tấn Tuân kiêm Trưởng Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Khánh Hòa tại cuộc họp Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 ngày 25/01/2022

509/UBND-KGVX

TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG DỊCH COVID-19 TRƯỚC, TRONG VÀ SAU TẾT NGUYÊN ĐÁN NHÂN DẦN 2022

472/QĐ-BYT

V/v hướng dẫn chẩn đoán điều trị, chăm sóc, theo dõi và quản lý người bệnh Hemophilia

627/QĐ-BYT

V/v ban hành tài liệu chuyên môn "Hướng dẫn một số quy trình kỹ thuật điều trị bệnh sụp mi"

579/QĐ-BYT

V/v ban hành tài liệu chuyên môn "Hướng dẫn kiểm soát lây nhiễm lao trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và cộng đồng"

1695/KCB-NV

Tăng cường sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, hiệu quả tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

1242/QĐ-BYT

Tài liệu hướng dẫn phục hồi chức năng và tự chăm sóc các bệnh có liên quan sau mắc Covid-19

906/SYT-NVYD

TĂNG CƯỜNG TIÊM VẮC XIN PHÒNG COVID-19 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

786/SYT-NVYD

Cập nhật tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh đến 16h ngày 21/02/2022

786/SYT-NVYD

Cập nhật tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh đến 16h ngày 21/02/2022

694/SYT-NVYD

Cập nhật tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh đến 17h ngày 15/02/2022

670/SYT-NVYD

Cập nhật tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh đến 16h ngày 14/02/2022

768/KSBT-KHNV

Mời chào giá mua hóa chất phục vụ xét nghiệm vi sinh đường ruột

767/KSBT-KHNV

Mời chào giá mua vật tư phục vụ xét nghiệm vi sinh đường ruột

766/KSBT-KHNV

Mời chào giá mua sản phẩm vi chất dinh dưỡng

765/KSBT-KHNV

Mời chào giá mua cơ số thuốc

764/KSBT-KHNV

Mời chào giá trang thiết bị, vật tư y tế phục vụ khám nha học đường

310/BTTTT-ƯDCNTT

Công văn số 310/BTTTT-ƯDCNTT ngày 10/02/2012 của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc hướng dẫn áp dụng bộ tiêu chí đánh giá cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước

Tổng đài tư vấn các dịch vụ
Số ĐIỆN THOẠI
Thống kê
  • Đang truy cập152
  • Hôm nay665
  • Tháng hiện tại33525
  • Năm hiện tại941995
  • Tổng lượt truy cập7107895
  • Xem tiếp >>
Phòng chống cúm A(H5) trên người
Liên kết website