VIỆT NAM THUỘC NHÓM NHỮNG NƯỚC KHÁNG KHÁNG SINH CAO NHẤT THẾ GIỚI

02/12/2019
Ngày 26/10/2019, Hội Truyền nhiễm thành phố Hồ Chí Minh tổ chức hội nghị khoa học “Thách thức mới trong chẩn đoán và điều trị bệnh truyền nhiễm”.

VIỆT NAM THUỘC NHÓM NHỮNG NƯỚC KHÁNG KHÁNG SINH CAO NHẤT THẾ GIỚI

Ngày 26/10/2019, Hội Truyền nhiễm thành phố Hồ Chí Minh tổ chức hội nghị khoa học “Thách thức mới trong chẩn đoán và điều trị bệnh truyền nhiễm”.

Tình trạng kháng kháng sinh

Ts.Bs Nguyễn Văn Vĩnh Châu, Chủ tịch Hội Truyền nhiễm TP Hồ Chí Minh, Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP Hồ Chí Minh nhấn mạnh bệnh truyền nhiễm - nhiễm trùng luôn là thách thức bất tận đối với y học và nhân loại. Những bệnh truyền nhiễm đang lưu hành, những bệnh tái nỗi, mới nỗi luôn là mối đe dọa quan trọng đến sức khỏe cộng đồng, sự phát triển của một quốc gia, châu lục. TS Châu lưu ý, hiện nay tỷ lệ đề kháng kháng sinh ngày càng cao của vi khuẩn là một thách thức lớn trong công tác điều trị bệnh truyền nhiễm; có những loại vi khuẩn đã đề kháng trên 90% kháng sinh. Báo cáo một nghiên cứu của các bác sĩ Bệnh viện Chợ Rẫy TP Hồ Chí Minh có 05 loại vi khuẩn thường gặp và có tỷ lệ kháng kháng sinh cao nhất là A.baumannii, Ecoli, S.aureus, K.preumonae, P.aeruginosa. Trong đó vi khuẩn A.baumannii kháng hầu hết các loại kháng sinh, trong đó kháng với kháng sinh có phổ tác dụng lớn nhất được ưu tiên cho các nhiễm khuẩn nặng là Carbapenem; hiện nay chỉ có kháng sinh Colistin là vũ khí diệt vi khuẩn A.baumannii mà thôi. Điều đáng lo ngại, tỷ lệ kháng kháng sinh của vi khuẩn tăng lên qua từng năm, đến năm 2018 đề kháng trên 90% với hầu hết kháng sinh.

Chúng ta biết rằng, ngày 28/9/1928, Alexander Flaming phát hiện ra kháng sinh, ông cũng dự đoán thế giới sẽ đối mặt khủng khiếp khi kháng sinh trở nên vô dụng. Y học ngày nay cảnh báo đến năm 2050, thế giới sẽ có 10 triệu người chết hàng năm do các “siêu vi khuẩn” kháng kháng sinh.

Hiện nay trên thế giới đang sử dụng 11 nhóm kháng sinh; một nhóm có nhiều phân nhóm, một số nhóm và phân nhóm có thể có vài thế hệ; vì vậy chúng ta có hàng trăm loại kháng sinh khác nhau và y học, dược học vẫn tiếp tục nghiên cứu điều chế những kháng sinh để diệt vi khuẩn mạnh hơn. Tuy nhiên vi khuẩn không phải “bó tay chịu trói” mà chống cự quyết liệt, trong đó vi khuẩn tạo ra gen kháng thuốc là một điều rất đáng lo ngại. Tháng 11/2015, ở Trung Quốc phát hiện vi khuẩn mang gen kháng Colistin, đây là kháng sinh được để giành cuối cùng khi vi khuẩn kháng hết kháng sinh.

Vi khuẩn kháng kháng sinh

Các nhà khoa học lo ngại vì biết vi khuẩn có thể thu nhận, sao chép các gen kháng thuốc từ vi khuẩn khác, thậm chí từ vi khuẩn khác loài; cụ thể tháng 12/2015 một bệnh nhân người Nhật mang chủng vi khuẩn lậu H041 kháng thuốc mạnh, sau đó phát hiện chủng này lây lan xuất hiện ở Leeds, Oldhan, London, Anh. Trước đây vi khuẩn lậu dễ dàng điều trị bằng 02 loại kháng sinh kết hợp thì nay một loại kháng sinh đã bị kháng. Một khi kháng sinh không còn hiệu quả bệnh lậu sẽ phát tán ra toàn cầu.

Tại Mỹ cũng đã công bố 02 trường hợp bệnh nhân nhiễm vi khuẩn E.coli kháng tất cả kháng sinh, các nhà khoa học đặt câu hỏi liệu đây có phải khởi đầu “sự kết thúc đen tối” cho thời đại thuốc kháng sinh. Báo cáo của Mỹ cho thấy vi khuẩn kháng kháng sinh gây bệnh cho ít nhất 02 triệu người và 23.000 người tử vong mỗi năm; báo cáo tổ chức Y tế thế giới từ năm 2014 đến nay đã có hơn 01 triệu người tử vong do nhiễm siêu vi khuẩn kháng kháng sinh.

Theo nhiều thống kê thế giới, khoảng 40-75% dùng kháng sinh không hợp lý. Tại Việt Nam chương trình theo dõi kháng kháng sinh báo cáo các vi khuẩn gây nhiễm trùng bệnh viện (nhiễm khi nằm viện) như E.coli, trực khuẩn mũ xanh, Klebsiella, Acinetobacter (lây nhiễm trong khoa hồi sức tích cực 80% là vi khuẩn A.baumannii) và tụ cầu vàng đã kháng kháng sinh với mức cao nhất đến 93%.

Các hành vi như kê đơn kháng sinh không cần thiết, kê kháng sinh không đúng bệnh, dùng kháng sinh không đủ liều lượng ngày và đợt, bao gồm cả thiếu hàm lượng kháng sinh trong từng viên thuốc chính là làm cho vi khuẩn “quen dần” với kháng sinh; lần sau dùng lại kháng sinh đó người bệnh sẽ chậm khỏi hoặc không khỏi bệnh. Một nguyên nhân khác là kháng sinh sử dụng trong chăn nuôi, đây là chỗ vô cùng lớn để vi khuẩn “tập nhiễm” với kháng sinh. Tổ chức Y tế thế giới lưu ý, 50% thuốc kháng sinh dùng cho động vật qua chăn nuôi. Hiện Trung Quốc là nước sản xuất và sử dụng colistin nhiều nhất thế giới cho nông nghiệp. Sự giao thoa vi khuẩn giữa người và động vật qua môi trường là đương nhiên, gen kháng thuốc xuất hiện phổ biến ở vi khuẩn E.coli trong thịt heo và gà tươi và cũng thấy E.coli và phế cầu khuẩn cho các bệnh nhân tại các tỉnh, thành phố đó của Trung Quốc. Việt Nam được Tổ chức Y tế thế giới xếp vào nhóm các nước kháng kháng sinh cao nhất trên thế giới trong đó có nguyên nhân do dùng quá nhiều kháng sinh cho chăn nuôi nên dư lượng kháng sinh trong thực phẩm cao./.

02/QĐ-TTg

Quyết định phê duyệt Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2021-2030 và tầm nhìn đến năm 2045

98/2021/NĐ-CP

Quản lý trang thiết bị y tế

20/2021/TT-BYT

Quy định về quản lý chất thải y tế trong phạm vi khuôn viên cơ sở y tế

7937/VPCP-QHQT

V/v áp dụng “Hộ chiếu vắc-xin” và các biện pháp nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho chuyên gia nước ngoài nhập cảnh phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế

285/TB-VPCP

Kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, tại cuộc họp Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 trực tuyến các địa phương về công tác phòng, chống dịch COVID-19

1265/HD-BCĐ

HƯỚNG DẪN QUẢN LÝ NGƯỜI MẮC COVID-19 TẠI NHÀ

38/TB-UBND

Kết luận của UBND tỉnh Nguyễn Tấn Tuân kiêm Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Khánh Hòa tại cuộc họp Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 ngày 25/01/2022

48/TB-UBND

Kết luận của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đinh Văn Thiệu kiêm Phó Trưởng Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Khánh Hòa tại cuộc họp Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 ngày 11/02/2022

38/TB-UBND

Kết luận của Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Tấn Tuân kiêm Trưởng Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Khánh Hòa tại cuộc họp Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 ngày 25/01/2022

509/UBND-KGVX

TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG DỊCH COVID-19 TRƯỚC, TRONG VÀ SAU TẾT NGUYÊN ĐÁN NHÂN DẦN 2022

472/QĐ-BYT

V/v hướng dẫn chẩn đoán điều trị, chăm sóc, theo dõi và quản lý người bệnh Hemophilia

627/QĐ-BYT

V/v ban hành tài liệu chuyên môn "Hướng dẫn một số quy trình kỹ thuật điều trị bệnh sụp mi"

579/QĐ-BYT

V/v ban hành tài liệu chuyên môn "Hướng dẫn kiểm soát lây nhiễm lao trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và cộng đồng"

1695/KCB-NV

Tăng cường sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, hiệu quả tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

1242/QĐ-BYT

Tài liệu hướng dẫn phục hồi chức năng và tự chăm sóc các bệnh có liên quan sau mắc Covid-19

906/SYT-NVYD

TĂNG CƯỜNG TIÊM VẮC XIN PHÒNG COVID-19 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

786/SYT-NVYD

Cập nhật tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh đến 16h ngày 21/02/2022

786/SYT-NVYD

Cập nhật tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh đến 16h ngày 21/02/2022

694/SYT-NVYD

Cập nhật tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh đến 17h ngày 15/02/2022

670/SYT-NVYD

Cập nhật tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh đến 16h ngày 14/02/2022

303A/KSBT-TCHC

Chào giá sửa máy photocopy

147/KSBT-TCHC

Chào giá cung cấp dịch vụ cho thuê dàn âm thanh, sản xuất market

543/KSBT-KHNV

Mời chào giá in sổ sách, biểu mẫu phục vụ TCMR năm 2024

463/KSBT-KHNV

Mời chào giá mua hóa chất, vật tư phòng chống bệnh sốt rét

445/KSBT-KHNV

Mời chào giá mua hóa chất phục vụ xét nghiệm vi sinh nước (lần 2)

310/BTTTT-ƯDCNTT

Công văn số 310/BTTTT-ƯDCNTT ngày 10/02/2012 của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc hướng dẫn áp dụng bộ tiêu chí đánh giá cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước

Tổng đài tư vấn các dịch vụ
Số ĐIỆN THOẠI
Thống kê
  • Đang truy cập1373
  • Hôm nay10976
  • Tháng hiện tại180762
  • Năm hiện tại864734
  • Tổng lượt truy cập7030634
  • Xem tiếp >>
Phòng chống cúm A(H5) trên người
Liên kết website