NGƯỜI THỪA CÂN, BÉO PHÌ CẦN TẦM SOÁT BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG

26/02/2021
Theo dữ liệu cập nhật của Liên đoàn đái tháo đường quốc tế (IDF) cho thấy năm 2019 Việt Nam có tỷ lệ 6% người trưởng thành mắc đái tháo đường.

NGƯỜI THỪA CÂN, BÉO PHÌ CẦN TẦM SOÁT BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG

Theo dữ liệu cập nhật của Liên đoàn đái tháo đường quốc tế (IDF) cho thấy năm 2019 Việt Nam có tỷ lệ 6% người trưởng thành mắc đái tháo đường.

Tiêu chuẩn chẩn đoán đái tháo đường theo hướng dẫn của Bộ y tế năm 2020 dựa vào 1 trong 4 tiêu chí sau:

1. Glucose huyết tương lúc đói ≥126mg/dL (hay 7mmol/L)

2. Glucose huyết tương ở thời điểm sau 2 giờ làm nghiệm pháp dung nạp với 75g glucose bằng đường uống ≥200mg/dL (hay 11,1mmol/L).

3. HbA1C ≥6,5% (48mmol/mol). Xét nghiệm HbA1C thực hiện phương pháp chuẩn hóa tiêu chuẩn quốc tế mới giá trị.

4. Bệnh nhân có triệu chứng kinh điển của tăng glucose huyết hoặc của cơn tăng glucose huyết cấp kèm mức glucose huyết tương bất kỳ ≥200mg/dL (hay 11,1mmol/L)

Chẩn đoán xác định nếu có 2 kết quả trên ngưỡng chẩn đoán trong cùng một mẫu máu xét nghiệm hoặc ở 2 thời điểm khác nhau đối với tiêu chí 1,2 hoặc 3, riêng tiêu chí 4 chỉ cần một lần xét nghiệm duy nhất.

Glucose huyết đói được đo khi bệnh nhân nhịn ăn (không uống nước ngọt, có thể uống nước lọc, nước đun sôi để nguội) ít nhất 8 giờ (thường phải nhịn đói qua đêm từ 8-14 giờ).

Nghiệm pháp dung nạp glucose bằng đường uống phải được thực hiện theo hướng dẫn của Tổ chức Y tế thế giới. Bệnh nhân nhịn đói từ nửa đêm trước khi làm nghiệm pháp, dùng một lượng 75g glucose hòa trong 250-300ml nước và uống trong 5 phút, trong 3 ngày trước đó bệnh nhân ăn khẩu phần ăn có 150-200g carbohydrat mỗi ngày, không mắc các bệnh lý cấp tính và không sử dụng các thuốc làm tăng glucose huyết, định lượng glucose huyết tương tĩnh mạch.

Về xét nghiệm tầm soát, phát hiện đái tháo đường hoặc tiền đái tháo đường ở người trưởng thành có thừa cân, béo phì (BMI≥23kg/m2) và có kèm một trong số các yếu tố nguy cơ sau: có người thân đời thứ nhất (bố, mẹ, anh chị em ruột, con đẻ) bị đái tháo đường; tiền sử bệnh tim mạch do xơ vữa động mạch; tăng huyết áp hoặc đang điều trị tăng huyết áp; HDL-C < 35mg/dL (0,9mmol/L) và/hoặc Triglyxent >250mg/dL (2,8 mmol/L); phụ nữ bị hội chứng buồng trứng đa nang; người ít hoạt động thể lực; các tình trạng lâm sàng có liên quan kháng Insuline (như dấu gai đen, acanthosis nigricans).

Cần xét nghiệm tầm soát đái tháo đường đối với phụ nữ đã được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ cần theo dõi lâu dài, xét nghiệm ít nhất mỗi 3 năm, tất cả mọi người từ 45 tuổi trở lên. Nếu xét nghiệm có kết quả bình thường, xét nghiệm nên được làm lại trong 1-3 năm sau hoặc ngắn hơn tùy theo kết quả ban đầu và các yếu tố nguy cơ.

Đái tháo đường tuýp 2 còn gọi là đái tháo đường không phụ thuộc Insuline, chiếm 90-95% các trường hợp đái tháo đường.Thể bệnh này gồm những người có thiếu Insuline tương đối cùng với đề kháng Insulin. Béo phì nhất là béo phì vùng bụng có liên quan đến tăng axit béo trong máu, mô mỡ tiết ra một số hormone làm giảm tác dụng của Insuline ở các cơ quan đích như gan, tế bào mỡ, tế bào cơ (đề kháng Insulin tại các cơ quan đích).

Do tình trạng đề kháng, ở giai đoạn đầu tế bào beta bù trừ và tăng tiết Insuline trong máu, nếu tình trạng đề kháng Insuline kéo dài hoặc nặng dần, tế bào beta sẽ không tiết đủ Insuline và đái tháo đường tuýp 2 lâm sàng sẽ xuất hiện. Tình trạng đề kháng Insuline có thể cải thiện khi giảm cân, dừng một số thuốc.

Đái tháo đường tuýp 2 thường xuất hiện ở tuổi trưởng thành, khởi phát chậm, không có triệu chứng, bệnh diễn tiến âm ỉ, ít triệu chứng; ở người có thể trạng béo, thừa cân; gia đình có ngưới mắc đái tháo đường tuýp 2; lâm sàng có dấu gai đen; đối với nữ lưu ý người có hội chứng buồng trứng đa nang; xét nghiệm Insuline hoặc C-peptid bình thường hoặc tăng; điều trị phải thay đổi lối sống cho người bệnh, sử dụng thuốc viên và/hoặc Insuline; thường gặp bệnh nhân có hội chứng chuyển hóa, bệnh tăng huyết áp…

Trong quá trình thăm khám cần nắm thông tin cách ăn uống, tình trạng dinh dưỡng, tiền sử cân nặng, thói quen tập thể dục, đặc điểm công việc hàng ngày, trình độ học vấn, sự hiểu biết chăm sóc sức khỏe, nhu cầu hỗ trợ về tâm lý. Khám lâm sàng chiều cao, cân nặng, chỉ số khối cơ thể, vòng eo, quá trình phát triển và dậy thì. Đo huyết áp tư thế nằm, tư thế đứng phát hiện hạ huyết áp tư thế. Khám tim mạch phát hiện biến chứng mạch máu lớn; đau thắt ngực, đau cách hồi hay tê bì chân ở chi dưới; thực hiện các xét nghiệm tim mạch, siêu âm, chụp động mạch chi dưới nếu cần. Khám mắt, soi đáy mắt; khám các tuyến nội tiết khác; khám da tìm dấu gai đen, các thay đổi da do đái tháo đường kiểm soát kém; khám các vùng tiêm chích (đối với bệnh nhân sử dụng Insuline); khám bàn chân xem dấu khô da, thay đổi màu sắc, các vết chai, biến dạng bàn chân, loét chân; khám tình trạng ngoại biên, thần kinh tự động./.

Nguyên Khải

02/QĐ-TTg

Quyết định phê duyệt Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2021-2030 và tầm nhìn đến năm 2045

98/2021/NĐ-CP

Quản lý trang thiết bị y tế

20/2021/TT-BYT

Quy định về quản lý chất thải y tế trong phạm vi khuôn viên cơ sở y tế

7937/VPCP-QHQT

V/v áp dụng “Hộ chiếu vắc-xin” và các biện pháp nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho chuyên gia nước ngoài nhập cảnh phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế

285/TB-VPCP

Kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, tại cuộc họp Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 trực tuyến các địa phương về công tác phòng, chống dịch COVID-19

1265/HD-BCĐ

HƯỚNG DẪN QUẢN LÝ NGƯỜI MẮC COVID-19 TẠI NHÀ

38/TB-UBND

Kết luận của UBND tỉnh Nguyễn Tấn Tuân kiêm Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Khánh Hòa tại cuộc họp Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 ngày 25/01/2022

48/TB-UBND

Kết luận của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đinh Văn Thiệu kiêm Phó Trưởng Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Khánh Hòa tại cuộc họp Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 ngày 11/02/2022

38/TB-UBND

Kết luận của Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Tấn Tuân kiêm Trưởng Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Khánh Hòa tại cuộc họp Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 ngày 25/01/2022

509/UBND-KGVX

TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG DỊCH COVID-19 TRƯỚC, TRONG VÀ SAU TẾT NGUYÊN ĐÁN NHÂN DẦN 2022

472/QĐ-BYT

V/v hướng dẫn chẩn đoán điều trị, chăm sóc, theo dõi và quản lý người bệnh Hemophilia

627/QĐ-BYT

V/v ban hành tài liệu chuyên môn "Hướng dẫn một số quy trình kỹ thuật điều trị bệnh sụp mi"

579/QĐ-BYT

V/v ban hành tài liệu chuyên môn "Hướng dẫn kiểm soát lây nhiễm lao trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và cộng đồng"

1695/KCB-NV

Tăng cường sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, hiệu quả tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

1242/QĐ-BYT

Tài liệu hướng dẫn phục hồi chức năng và tự chăm sóc các bệnh có liên quan sau mắc Covid-19

906/SYT-NVYD

TĂNG CƯỜNG TIÊM VẮC XIN PHÒNG COVID-19 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

786/SYT-NVYD

Cập nhật tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh đến 16h ngày 21/02/2022

786/SYT-NVYD

Cập nhật tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh đến 16h ngày 21/02/2022

694/SYT-NVYD

Cập nhật tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh đến 17h ngày 15/02/2022

670/SYT-NVYD

Cập nhật tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh đến 16h ngày 14/02/2022

768/KSBT-KHNV

Mời chào giá mua hóa chất phục vụ xét nghiệm vi sinh đường ruột

767/KSBT-KHNV

Mời chào giá mua vật tư phục vụ xét nghiệm vi sinh đường ruột

766/KSBT-KHNV

Mời chào giá mua sản phẩm vi chất dinh dưỡng

765/KSBT-KHNV

Mời chào giá mua cơ số thuốc

764/KSBT-KHNV

Mời chào giá trang thiết bị, vật tư y tế phục vụ khám nha học đường

310/BTTTT-ƯDCNTT

Công văn số 310/BTTTT-ƯDCNTT ngày 10/02/2012 của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc hướng dẫn áp dụng bộ tiêu chí đánh giá cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước

Tổng đài tư vấn các dịch vụ
Số ĐIỆN THOẠI
Thống kê
  • Đang truy cập160
  • Hôm nay9458
  • Tháng hiện tại190601
  • Năm hiện tại874573
  • Tổng lượt truy cập7040473
  • Xem tiếp >>
Phòng chống cúm A(H5) trên người
Liên kết website