QUAN TÂM TRỊ LIỆU NGỮ ÂM CHO TRẺ CÓ KHE HỞ MÔI, VÒM MIỆNG

17/04/2020
Khe hở môi và vòm miệng là dị tật bẩm sinh ảnh hưởng đến chức năng phát âm. Ước tính có khoảng 25% trẻ em có khe hở môi và vòm miệng cần ngôn ngữ trị liệu.

QUAN TÂM TRỊ LIỆU NGỮ ÂM CHO TRẺ CÓ KHE HỞ MÔI, VÒM MIỆNG

Khe hở môi và vòm miệng là dị tật bẩm sinh ảnh hưởng đến chức năng phát âm. Ước tính có khoảng 25% trẻ em có khe hở môi và vòm miệng cần ngôn ngữ trị liệu.

Trẻ có khe hở môi và vòm miệng có biểu hiện tăng âm mũi, thoát hơi mũi, xáo trộn âm mũi; có những lỗi âm lời nói do thiếu hụt chức năng vùng vòm mềm-hầu. Trị hiệu ngữ âm được chỉ định cho việc tạo ra phát âm bù trừ khi vị trí cấu âm bị thay đổi để đáp ứng với cấu trức bất thường. Các nghiên cứu cho thấy có sự khác nhau tăng âm mũi giữa trẻ 5 tuổi, trẻ 12 tuổi có khe hở môi và vòm miệng. Việc quản lý, điều trị cần có sự phối hợp giữa bác sĩ phẫu thuật răng hàm mặt, phẫu thuật thẩm mỹ, bác sĩ chỉnh nha để có được thẩm mỹ và chức năng ăn, nhai. Công tác điều trị cần có sự tham gia của đội ngũ trị liệu ngôn ngữ để cải thiện sự phát âm của trẻ khe hở môi và vòm miệng.

Theo các báo cáo nghiên cứu tại Việt Nam, có 3-5% trẻ sinh ra có khe hở môi và vòm miệng. Công tác điều trị thường trọng tâm vào phẫu thuật để tái tạo lại cấu trúc môi vòm miệng cho trẻ lúc 6-12 tháng tuổi. Đánh giá phẫu thuật khe hở môi và vòm miệng thành công thường căn cứ vào mức độ tái phát của phẫu thuật và mức độ thẩm mỹ đường đóng khe hở môi vòm miệng.

Vừa qua, nhóm tác giả nghiên cứu Nguyễn Hoàng Oanh cùng cộng sự Đại học Kỹ thuật Y Dược Đà Nẵng, Bệnh viện Răng-Hàm-Mặt Trung Ương Hà Nội và Trường Đại học Y Hà Nội đã thực hiện nghiên cứu với mục tiêu khảo sát lỗi quy trình âm vị tiếng Việt của trẻ em sau phẫu thuật khe hở vòm miệng; thiết kế và sử dụng các cặp âm tối thiểu tiếng Việt trong trị liệu âm lời nói cho trẻ sau phẫu thuật khe hở vòm miệng.

Theo tác giả nghiên cứu, nghiên cứu được thực hiện trên 50 trẻ 4-5 tuổi, 34 nam và 16 nữ; có khe hở môi và vòm miệng bên trái toàn bộ tại Bệnh viện Răng-Hàm-Mặt Trung Ương Hà Nội. Tất cả bệnh nhân được phẫu thuật vòm miệng nguyên phát trước 18 tháng tuổi, không có bằng chứng tại thời điểm đánh giá âm ngữ trị liệu. Trong nghiên cứu, tác giả sử dụng liệu pháp cặp âm tối thiểu. Kết hợp kỹ thuật hướng dẫn vị trí cấu âm truyền thống. Các bài tập được thực hiện tại phòng trị liệu 3 tiết/tuần, mỗi tiết 45 phút và tại nhà 30 phút mỗi buổi tối. Trẻ được trị liệu 3-12 tháng.

Theo bác sĩ Hoàng Oanh, mặc dù vòm miệng đã được tạo hình những chức năng ngôn ngữ chưa hồi phục hoàn toàn, thể hiện ở các phụ âm bị lỗi. Trong quá trình ngôn ngữ trị liệu, trẻ được hướng dẫn thực hiện các bài tập theo liệu pháp cặp âm tối thiểu để nâng cao nhận thức âm vị, mở rộng kho âm vị, tăng khả năng nhận biết đặc điểm và cơ chế tạo thành âm vị, từ đó điều chỉnh âm.

Kết quả nghiên cứu sau 1 năm, trẻ có thể tự điều chỉnh những lỗi phát âm, thể hiện ở chỉ số lỗi phụ âm sai trung bình, trước nghiên cứu là 11,8 lỗi phụ âm; sau 12 tháng can thệp chỉ còn 0,85 lỗi. Việc sử dụng cặp âm tối thiểu có phối hợp hướng dẫn cấu âm đã rút ngắn thời gian can thiệp, sau 12 tháng hầu hết trẻ có tính dễ hiểu lời nói đạt tối đa, giúp trẻ kịp thời bắt nhịp với các bạn để chuẩn bị giai đoạn học tập tại lớp; giao tiếp xã hội dễ dàng.

Bác sĩ Hoàng Oanh nhấn mạnh, kết quả điều trị chỉ ra âm ngữ trị liệu giúp trẻ khe hở môi vòm miệng sau phẫu thuật cải thiện được các lỗi phát âm phụ âm đầu và lỗi quy trình âm vị. Với trẻ có khe hở môi vòm miệng, cần có sự phối hợp điều trị giữa các nhà phẫu thuật và âm ngữ trị liệu để phục hồi chức năng toàn diện cho trẻ; phương pháp cặp âm tối thiểu có hiệu quả tốt cho trẻ sau khi được phẫu thuật khe hở vòm miệng.

Chúng ta biết rằng, khe hở môi hàm trên họng hay còn gọi Khe hở môi hàm trên hay còn gọi là sứt môi, hở hàm ếch – một dạng dị tật bẩm sinh có tỷ lệ chiếm khoảng 1-2% tổng số trẻ sơ sinh được sinh ra. Bệnh này mang tính xã hội cần được giải quyết thường xuyên. Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng khe hở môi hàm trên trong đó có thể nói đến một số nguyên nhân chính như sau:

- Nhiễm trùng: Mẹ bầu bị nhiễm virus trong 3 tháng đầu của thai kỳ, đặc biệt là nhiễm virus cúm, nhiễm khuẩn gây tác động có hại lên thai nhi, tạo ra các rối loạn, ngăn cản sự phát triển bình thường của bào thai ở vùng hàm mặt.

- Tác nhân lý hóa học: Như nhiễm xạ trong và trước khi mang thai, nhiễm tia X, nhiễm hóa chất độc hại như hóa chất công nghiệp, nông nghiệp, các thuốc chữa bệnh...

- Chế độ dinh dưỡng và những chấn thương tâm lý trong 2-3 tháng đầu mang thai, các stress gây ảnh hưởng đến sự phát triển hoàn thiện gương mặt của thai nhi

- Các nguyên nhân bên trong như tình trạng không hoàn chỉnh của tế bào sinh dục, tuổi mẹ mang thai quá sớm hoặc quá muộn, người da trắng có nguy cơ mắc bệnh khe hở môi hàm trên hơn người da đen, hoặc di truyền từ thế hệ trước. Một số bệnh nhân bị nhiễm xạ, nhiễm chất độc cũng có thể gây đột biến gen truyền sang thế hệ sau gây khe hở môi vòm miệng.

Lâm Quyên

02/QĐ-TTg

Quyết định phê duyệt Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2021-2030 và tầm nhìn đến năm 2045

98/2021/NĐ-CP

Quản lý trang thiết bị y tế

20/2021/TT-BYT

Quy định về quản lý chất thải y tế trong phạm vi khuôn viên cơ sở y tế

7937/VPCP-QHQT

V/v áp dụng “Hộ chiếu vắc-xin” và các biện pháp nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho chuyên gia nước ngoài nhập cảnh phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế

285/TB-VPCP

Kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, tại cuộc họp Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 trực tuyến các địa phương về công tác phòng, chống dịch COVID-19

1265/HD-BCĐ

HƯỚNG DẪN QUẢN LÝ NGƯỜI MẮC COVID-19 TẠI NHÀ

38/TB-UBND

Kết luận của UBND tỉnh Nguyễn Tấn Tuân kiêm Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Khánh Hòa tại cuộc họp Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 ngày 25/01/2022

48/TB-UBND

Kết luận của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đinh Văn Thiệu kiêm Phó Trưởng Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Khánh Hòa tại cuộc họp Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 ngày 11/02/2022

38/TB-UBND

Kết luận của Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Tấn Tuân kiêm Trưởng Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Khánh Hòa tại cuộc họp Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 ngày 25/01/2022

509/UBND-KGVX

TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG DỊCH COVID-19 TRƯỚC, TRONG VÀ SAU TẾT NGUYÊN ĐÁN NHÂN DẦN 2022

472/QĐ-BYT

V/v hướng dẫn chẩn đoán điều trị, chăm sóc, theo dõi và quản lý người bệnh Hemophilia

627/QĐ-BYT

V/v ban hành tài liệu chuyên môn "Hướng dẫn một số quy trình kỹ thuật điều trị bệnh sụp mi"

579/QĐ-BYT

V/v ban hành tài liệu chuyên môn "Hướng dẫn kiểm soát lây nhiễm lao trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và cộng đồng"

1695/KCB-NV

Tăng cường sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, hiệu quả tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

1242/QĐ-BYT

Tài liệu hướng dẫn phục hồi chức năng và tự chăm sóc các bệnh có liên quan sau mắc Covid-19

1864/SYT-NVYD

Thu hồi thuốc Temozolomid Ribosepharm 100 mg

906/SYT-NVYD

TĂNG CƯỜNG TIÊM VẮC XIN PHÒNG COVID-19 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

786/SYT-NVYD

Cập nhật tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh đến 16h ngày 21/02/2022

786/SYT-NVYD

Cập nhật tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh đến 16h ngày 21/02/2022

694/SYT-NVYD

Cập nhật tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh đến 17h ngày 15/02/2022

2821/KSBT-TCHC

Mời chào giá thuê xe vận chuyển viên chức, người lao động đi công tác các huyện, thị xã, thành phố tỉnh Khánh Hòa

2516A/KSBT-KHNV

Mời chào giá mua hóa chất, vật tư, sinh phẩm

2525/KSBT-TCHC

Mời chào giá thuê xe vận chuyển viên chức, người lao động đi công tác các huyện, thị xã, thành phố tỉnh Khánh Hòa

2253/KSBT-TCHC

Mời chào giá thuê xe vận chuyển viên chức, người lao động đi công tác các huyện, thị xã, thành phố tỉnh Khánh Hòa

2224/KSBT-TCHC

Mời chào giá sửa xe ô tô

310/BTTTT-ƯDCNTT

Công văn số 310/BTTTT-ƯDCNTT ngày 10/02/2012 của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc hướng dẫn áp dụng bộ tiêu chí đánh giá cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước

Tổng đài tư vấn các dịch vụ
Số ĐIỆN THOẠI
Thống kê
  • Đang truy cập251
  • Hôm nay6795
  • Tháng hiện tại171862
  • Năm hiện tại3410151
  • Tổng lượt truy cập9576051
  • Xem tiếp >>
Phòng chống cúm A(H5) trên người
Liên kết website