Một số kết quả nghiên cứu về nhận thức bệnh sốt rét
Nếu người dân có kiến thức, thái độ và thực hành tốt công tác phòng chống sốt rét sẽ giúp cho cả cộng đồng chống lại bệnh sốt rét.
Kết quả một số nghiên cứu trên thế giới cho thấy, năm 2016 nghiên cứu của Mary M.Mathamia thực hiện trên 400 người tuổi từ 9-58 tuổi ở vùng Morogoro và Dodoma của Tanzania có 58,5% đối tượng biết bệnh sốt rét và muỗi truyền sốt rét; có 78,8% đối tượng không biết rằng muỗi đốt vào sáng sớm có thể truyền sốt rét; 86,5% cho rằng muỗi chỉ đốt vào nửa đêm mới truyền bệnh sốt rét; có 66% đối tượng đến cơ sở y tế để khám phát hiện bệnh sốt rét.
Năm 2018, tác giả Liliana de Sousa Pinto và cộng sự thực hiện cuộc khảo sát tại các huyện Namacurra và Nicoadala của tỉnh Zambezia Mozambique, kết quả có 83,4% cho biết bệnh sốt rét lây truyền qua muỗi đốt; có 48,9% nhận biết các triệu chứng sốt rét là đau đầu, đau nhức cơ thể. Đốt rác và tạo khói để đuổi muỗi (35%); cải thiện vệ sinh sạch sẽ và vệ sinh nhà cửa (24%) là biện pháp phòng ngừa bệnh sốt rét. Có 86,3% cảm thấy tự tin về kiến thức tốt phòng chống sốt rét; 96,4% biết nơi điều trị sốt rét. Có 96,9% cho rằng ngủ màn vào ban đêm là biện pháp quan trọng phòng chống sốt rét. Có 82,7% cho biết họ đã ngủ màn vào đêm trước của cuộc khảo sát.
Một nghiên cứu tại Malaysia năm 2020 với 284 người dân sống ở rừng núi, phần lớn nhận thức của đối tượng nghiên cứu cho rằng không để nước đọng, giữ môi trường nhà ở sạch sẽ, sử dụng ngủ màn (79,9%) có thể giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh sốt rét.
Có 63,4% cho rằng người lao động thực hiện các hoạt động trong rừng có nguy cơ mắc bệnh sốt rét cao hơn những đối tượng khác. Chỉ có 18,3% số người tham gia nghiên cứu đã từng nghe nói về bệnh sốt rét. Có 95,4% cho là sẽ đi khám bệnh nếu người không khỏe trên 03 ngày. Có 92,3% cho rằng cần mắc màn khi ngủ, đóng cửa sổ và cửa ra vào trong giờ cao điểm muỗi đốt; có 89,4% cho cần phát quang bụi rậm xung quanh nhà để giảm nơi muỗi sinh sản.
Tại Việt Nam, năm 2015, tác giả Trần Anh Túc thực hiện nghiên cứu nhóm từ 15-65 tuổi tại 03 xã của huyện Hưng Hóa tỉnh Quảng Trị, kết quả có 63% người đã được tiếp cận thông tin về bệnh sốt rét, tỷ lệ đạt chung về kiến thức phòng chống sốt rét là 39,9%. Về thái độ có 63,4% người dân đồng ý ngủ màn; 60% đồng ý tẩm màn hóa chất; 61% đồng ý phun hóa chất diệt muỗi, tỷ lệ đạt chung về thái độ là 37,7%; tỷ lệ đạt chung về thực hành là 53,8%. Riêng nhóm làm nghề đi rừng có tỷ lệ thực hành đạt về phòng chống sốt rét là 28,5%, thấp hơn so với nhóm làm nghề khác (50%).
Năm 2014-2017, tác giả Hồ Đắc Thoàn nghiên cứu tại huyện Khánh Vĩnh tỉnh Khánh Hòa và huyện Krông Pa tỉnh Gia Lai cho thấy, tỷ lệ có kiến thức đúng về nguyên nhân gây bệnh chỉ là 44,4%; thực hành ngủ màn khi đi rẫy chỉ đạt 42,1%. Nghiên cứu phát hiện có mối liên quan số ca mắc sốt rét ở người ngủ rẫy là không nằm màn ở đối tượng nam giới.
Một nghiên cứu của Nguyễn Văn Chuyên năm 2019 tại xã Quảng Trực - huyện Tuy Đức – tỉnh Đắc Nông cho thấy tỷ lệ kiến thức chung của đối tượng nghiên cứu về phòng chống sốt rét là 85,9%; tỷ lệ đạt về phòng bệnh sốt rét là 71,8%; tỷ lệ ngủ màn khi đi đến vùng biên giới là 87,5%; mang thuốc sốt rét dự phòng khi đi rừng, ngủ rẫy là 82,4%. Về yếu tố liên quan, nữ giới thực hành không tốt bằng nam giới, người kinh thực hành tốt các biện pháp phòng chống sốt rét hơn người dân tộc thiểu số (gấp 2 lần); người chưa từng nhận thông tin phòng chống bệnh sốt rét có thực hành phòng chống sốt rét không tốt bằng những người đã nhận được thông tin tuyên truyền phòng chống bệnh sốt rét; người có kiến thức đạt phòng chống sốt rét thực hành các biện pháp phòng chống sốt rét tốt gấp 25 lần so với nhóm không có kiến thức đạt được về phòng chống sốt rét.
Một nghiên cứu của tác giả Huỳnh Thị Minh Thúy năm 2017 tại huyện Khánh Vĩnh tỉnh Khánh Hòa cho thấy, tỷ lệ người dân hiểu nguyên nhân sốt rét do muỗi đốt là 80,9%; biện pháp phòng chống sốt rét bằng cách nằm màn 78,6%; phun thuốc 40,6%; rất ít đối tượng nghiên cứu dùng hương xua muỗi, kem xua muỗi phòng chống sốt rét. Tỷ lệ ngủ màn thường xuyên 65%, không sử dụng màn khi ngủ rẫy 64,4%. Các yếu tố nguy cơ đối với mắc bệnh sốt rét là qua lại biên giới, đi rừng ngủ rẫy, làm nương rẫy, trang trại, lâm nghiệp trong rừng, không có mối liên quan đến tình trạng dân di cư, thời gian di cư./.
Hoa Đăng
Tin tức liên quan
Quyết định phê duyệt Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2021-2030 và tầm nhìn đến năm 2045
Quản lý trang thiết bị y tế
Quy định về quản lý chất thải y tế trong phạm vi khuôn viên cơ sở y tế
V/v áp dụng “Hộ chiếu vắc-xin” và các biện pháp nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho chuyên gia nước ngoài nhập cảnh phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế
Kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, tại cuộc họp Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 trực tuyến các địa phương về công tác phòng, chống dịch COVID-19
HƯỚNG DẪN QUẢN LÝ NGƯỜI MẮC COVID-19 TẠI NHÀ
Kết luận của UBND tỉnh Nguyễn Tấn Tuân kiêm Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Khánh Hòa tại cuộc họp Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 ngày 25/01/2022
Kết luận của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đinh Văn Thiệu kiêm Phó Trưởng Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Khánh Hòa tại cuộc họp Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 ngày 11/02/2022
Kết luận của Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Tấn Tuân kiêm Trưởng Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Khánh Hòa tại cuộc họp Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 ngày 25/01/2022
TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG DỊCH COVID-19 TRƯỚC, TRONG VÀ SAU TẾT NGUYÊN ĐÁN NHÂN DẦN 2022
V/v hướng dẫn chẩn đoán điều trị, chăm sóc, theo dõi và quản lý người bệnh Hemophilia
V/v ban hành tài liệu chuyên môn "Hướng dẫn một số quy trình kỹ thuật điều trị bệnh sụp mi"
V/v ban hành tài liệu chuyên môn "Hướng dẫn kiểm soát lây nhiễm lao trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và cộng đồng"
Tăng cường sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, hiệu quả tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
Tài liệu hướng dẫn phục hồi chức năng và tự chăm sóc các bệnh có liên quan sau mắc Covid-19
Thu hồi thuốc Temozolomid Ribosepharm 100 mg
TĂNG CƯỜNG TIÊM VẮC XIN PHÒNG COVID-19 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
Cập nhật tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh đến 16h ngày 21/02/2022
Cập nhật tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh đến 16h ngày 21/02/2022
Cập nhật tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh đến 17h ngày 15/02/2022
Mời chào giá thuê xe vận chuyển viên chức, người lao động đi công tác các huyện, thị xã, thành phố tỉnh Khánh Hòa
Mời chào giá mua hóa chất, vật tư, sinh phẩm
Mời chào giá thuê xe vận chuyển viên chức, người lao động đi công tác các huyện, thị xã, thành phố tỉnh Khánh Hòa
Mời chào giá thuê xe vận chuyển viên chức, người lao động đi công tác các huyện, thị xã, thành phố tỉnh Khánh Hòa
Mời chào giá sửa xe ô tô
Công văn số 310/BTTTT-ƯDCNTT ngày 10/02/2012 của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc hướng dẫn áp dụng bộ tiêu chí đánh giá cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước