CẦN TĂNG CƯỜNG TRUYỀN THÔNG PHÒNG CHỐNG BỆNH TAY CHÂN MIỆNG

08/07/2020
Bệnh tay chân miệng (TCM) là một trong những bệnh thông thường gặp ở trẻ nhỏ, có khả năng phát triển thành dịch lớn, gây ra nhiều hậu quả về kinh tế - xã hội.

CẦN TĂNG CƯỜNG TRUYỀN THÔNG PHÒNG CHỐNG BỆNH TAY CHÂN MIỆNG

Bệnh tay chân miệng (TCM) là một trong những bệnh thông thường gặp ở trẻ nhỏ, có khả năng phát triển thành dịch lớn, gây ra nhiều hậu quả về kinh tế - xã hội. Bệnh TCM là một bệnh nhiễm virus cấp tính do nhóm Enterovirus gây ra, có thể gây biến chứng nguy hiểm như viêm não - màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp và thậm chí dẫn tới tử vong nếu không được phát hiện sớm và xử lý kịp thời.

Vừa qua, nhóm tác giả nghiên cứu Võ Thị Kim Anh cùng cộng sự Trường Đại học Thăng Long thực hiện nghiên cứu mô tả cắt ngang báo cáo đề tài “Kiến thức, thái độ, thực hành phòng chống bệnh tay chân miệng của bà mẹ có con dưới 5 tuổi điều trị tại bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Dương năm 2019”.

Theo tác giả nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu là bà mẹ có con dưới 5 tuổi đang điều trị bệnh tại khoa Nhi - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Dương với bệnh lý bất kỳ, có khả năng tự trả lời phỏng vấn và đồng ý tham gia nghiên cứu.

Về đánh giá kiến thức, thái độ và thực hành đúng: Kiến thức về bệnh TCM của bà mẹ được đánh giá 10 câu hỏi về 7 yếu tố cấu thành, mỗi yếu tố được trả lời đúng sẽ tương ứng với 1 điểm. Trong nghiên cứu, kiến thức chung đúng khi người trả lời đạt trung bình 4/7 điểm.

Thái độ đối với bệnh TCM được đánh giá qua 10 câu hỏi về các ý kiến của người bệnh trong việc phòng chống bệnh cho trẻ, thái độ tốt được tính theo thang điểm 10 tương ứng cho 10 câu hỏi, thái độ tốt của bà mẹ được xác định khi đạt từ 6 điểm thái độ trở lên.

Về thực hành, có 10 câu hỏi về các thực hành về phòng chống bệnh TCM, mỗi thực hành đúng được tinh là 1 điểm, thực hành đúng chung khi đạt từ 6 điểm trở lên.

Bác sĩ Kim Anh báo cáo, trong 340 bà mẹ tham gia nghiên cứu nhóm dưới 30 tuổi chiếm tỷ lệ 52,4% và nhóm bà mẹ trên 30 tuổi chiếm tỷ lệ 47,6%. Đa số là các bà mẹ sinh sống ở vùng thành thị (Thị xã, thành phố thuộc tỉnh) 59,4%, còn lại 40,6% là tỷ lệ các bà mẹ sinh sống ở vùng nông thôn. Tỷ lệ bà mẹ có số con từ 02 con trở lên chiếm 55% và số có 01 con chiếm tỷ lệ 45%. Nhóm có trình độ trung học phổ thông chiếm tỷ lệ cao nhất 33,8% và thấp nhất là không biết chữ 2,4%. Nghề nghiệp chủ yếu là công nhân 35,5%, nội trợ 27,4%, cán bộ 17,6% và thấp nhất là nhóm nghề nghiệp khác 2,9%.

Tỷ lệ bà mẹ có kiến thức đúng chung về phòng chống bệnh TCM đạt 69,1%. Xét về từng yếu tố cụ thể, tỷ lệ kiến thức đúng về các triệu chứng chính cao nhất với 97%, tiếp đến là về độ tuổi dễ mắc bệnh 82,4%, về nguồn lây bệnh 73,5%. Tỷ lệ kiến thức đúng về đường lây truyền có tỷ lệ chỉ 17,1%.

Tỷ lệ bà mẹ có thái độ chung tốt là 77,9%. Trong đó 95,9% đồng ý đưa trẻ đến cơ sở y tế khi có dấu hiệu nghi ngờ về bệnh, 95,6% bà mẹ có thái độ đúng về điều trị TCM 95,6%; 95% bà mẹ đồng ý với ý kiến rửa tay bằng xà phòng góp phần phòng chống bệnh TCM và chỉ có 20% bà mẹ có thái độ đúng về không cho trẻ đi học khi trẻ mắc TCM.

Tỷ lệ bà mẹ có thực hành chung đúng về phòng chống bệnh TCM là 71,5%. Trong đó tỷ lệ thực hành đúng về phân độ của trẻ cao nhất với 94,7%. Tỷ lệ thực hành đúng về rửa tay bằng xà phòng khi chăm sóc trẻ thấp nhất với 29,1%.

Tác giả nghiên cứu phân tích, kết quả nghiên cứu cho thấy có mối liên quan giữa các yếu tố tuổi, trình độ học vấn, nghề nghiệp với kiến thức phòng chống bệnh TCM. Những bà mẹ trên 30 tuổi có kiến thức đúng về phòng chống bệnh TCM là 77,8% cao hơn so với những bà mẹ ở nhóm tuổi dưới 30 là 66,7% (p<0,05, OR=2,26%) điều này có thể lý giải rằng những bà mẹ nhóm tuổi cao hơn có nhiều kinh nghiệm sống hơn so với những bà mẹ trẻ tuổi. Nhóm bà mẹ học trung học phổ thông trở lên có kiến thức đúng (73,7%) cao hơn so với nhóm bà mẹ chưa học đến trung học phổ thông (61,4%). Trình độ học vấn càng cao thì lượng kiến thức tiếp thu cũng như sự hiểu biết cũng sẽ nhiều hơn. Những bà mẹ có nghề nghiệp là cán bộ có cơ hội tiếp xúc và tìm hiểu thông tin về bệnh nhiều hơn so với những bà mẹ làm công nhân, vì vậy tỷ lệ bà mẹ làm cán bộ có kiến thức đúng về phòng chống bệnh TCM cao hơn so với những bà mẹ làm công nhân là điều dễ hiểu. Ngoài ra nghiên cứu còn tìm thấy mối liên quan giữa yếu tố nghề nghiệp đến thái độ phòng chống bệnh TCM, các bà mẹ là cán bộ có thái độ đúng về phòng chống bệnh là 66,7% thấp hơn so với các bà mẹ làm công nhân và làm nghề khác là 80,8% và 80% (p<0,05). Phải chăng kết quả thống kê này thể hiện sự chủ quan của các bà mẹ là cán bộ, mặc dù họ có kiến thức đúng cao hơn so với các bà mẹ làm ngành nghề khác. Hoặc cũng có thể do nhóm bà mẹ làm công nhân và nghề khác họ không có kiến thức đúng về bệnh nhiều vì vậy việc lo lắng về sự nguy hiểm của bệnh TCM đối với con cái của họ cao hơn, khiến họ cảnh giác hơn về bệnh. Yếu tố nơi sinh sống có mối liên quan đến thái độ và thực hành phòng chống bệnh TCM của các bà mẹ. Tỷ lệ bà mẹ sống ở thành thị có thái độ đúng (82,7%) và thực hành đúng (75,7%) về phòng chống bệnh TCM cao hơn so với nhóm bà mẹ sống ở nông thôn (tỷ lệ tương ứng 71% và 65,2%), phải chăng những bà mẹ sống ở thành thị có tiếp xúc với nguồn thông tin về bệnh tật nhiều hơn so với những bà mẹ ở nông thôn, từ đó họ có thái độ phòng chống bệnh tốt hơn, vấn đề này cần được làm rõ hơn ở các nghiên cứu tiếp theo.

Nghiên cứu tìm thấy mối liên quan giữa kiến thức chung và thực hành chung về phòng chống bệnh TCM. Tỷ lệ thực hành chung đúng ở bà mẹ có kiến thức chung đúng về phòng chống bệnh TCM là 77% cao hơn so với tỷ lệ bà mẹ có kiến thức chưa đúng về bệnh TCM là 59% (p<0,05, OR=2,32). Điều này gợi ý cho chúng ta về giải pháp nhằm thay đổi hành vi phòng chống bệnh của các bà mẹ bằng cách nâng cao kiến thức qua việc tăng cường truyền thông giáo dục sức khỏe bằng nhiều hình thức, tập trung về các đối tượng có kiến thức thấp hơn đó là những bà mẹ độ tuổi trẻ, trình độ học vấn thấp và những người có nghề nghiệp đặc thù ít có thời gian tìm hiểu về bệnh.

Bs Kim Anh có kết luận, tỷ lệ bà mẹ có kiến thức đúng về phòng chống bệnh TCM là 69,1%, tỷ lệ bà mẹ có thái độ đúng là 77,9% và thực hành đúng là 71,5%. Nghiên cứu tìm thấy một số yếu tố bao gồm tuổi, trình độ học vấn, nghề nghiệp có liên quan đến kiến thức phòng chống bệnh TCM. Yếu tố nghề nghiệp, nơi sống liên quan với thái độ phòng chống bệnh TCM. Yếu tố nơi sống và kiến thức phòng chống bệnh TCM liên quan đến thực hành phòng chống bệnh TCM của các bà mẹ. Hoạt động truyền thông giáo dục sức khỏe, phòng chống bệnh TCM cần dượcđẩy mạnh và duy trì nhằm giúp người chăm sóc phòng ngừa bệnh cho trẻ tốt hơn, giảm tỷ lệ mắc bệnh./.

Lâm Quyên

02/QĐ-TTg

Quyết định phê duyệt Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2021-2030 và tầm nhìn đến năm 2045

98/2021/NĐ-CP

Quản lý trang thiết bị y tế

20/2021/TT-BYT

Quy định về quản lý chất thải y tế trong phạm vi khuôn viên cơ sở y tế

7937/VPCP-QHQT

V/v áp dụng “Hộ chiếu vắc-xin” và các biện pháp nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho chuyên gia nước ngoài nhập cảnh phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế

285/TB-VPCP

Kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, tại cuộc họp Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 trực tuyến các địa phương về công tác phòng, chống dịch COVID-19

1265/HD-BCĐ

HƯỚNG DẪN QUẢN LÝ NGƯỜI MẮC COVID-19 TẠI NHÀ

38/TB-UBND

Kết luận của UBND tỉnh Nguyễn Tấn Tuân kiêm Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Khánh Hòa tại cuộc họp Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 ngày 25/01/2022

48/TB-UBND

Kết luận của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đinh Văn Thiệu kiêm Phó Trưởng Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Khánh Hòa tại cuộc họp Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 ngày 11/02/2022

38/TB-UBND

Kết luận của Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Tấn Tuân kiêm Trưởng Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Khánh Hòa tại cuộc họp Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 ngày 25/01/2022

509/UBND-KGVX

TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG DỊCH COVID-19 TRƯỚC, TRONG VÀ SAU TẾT NGUYÊN ĐÁN NHÂN DẦN 2022

472/QĐ-BYT

V/v hướng dẫn chẩn đoán điều trị, chăm sóc, theo dõi và quản lý người bệnh Hemophilia

627/QĐ-BYT

V/v ban hành tài liệu chuyên môn "Hướng dẫn một số quy trình kỹ thuật điều trị bệnh sụp mi"

579/QĐ-BYT

V/v ban hành tài liệu chuyên môn "Hướng dẫn kiểm soát lây nhiễm lao trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và cộng đồng"

1695/KCB-NV

Tăng cường sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, hiệu quả tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

1242/QĐ-BYT

Tài liệu hướng dẫn phục hồi chức năng và tự chăm sóc các bệnh có liên quan sau mắc Covid-19

1864/SYT-NVYD

Thu hồi thuốc Temozolomid Ribosepharm 100 mg

906/SYT-NVYD

TĂNG CƯỜNG TIÊM VẮC XIN PHÒNG COVID-19 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

786/SYT-NVYD

Cập nhật tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh đến 16h ngày 21/02/2022

786/SYT-NVYD

Cập nhật tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh đến 16h ngày 21/02/2022

694/SYT-NVYD

Cập nhật tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh đến 17h ngày 15/02/2022

2525/KSBT-TCHC

Mời chào giá thuê xe vận chuyển viên chức, người lao động đi công tác các huyện, thị xã, thành phố tỉnh Khánh Hòa

2253/KSBT-TCHC

Mời chào giá thuê xe vận chuyển viên chức, người lao động đi công tác các huyện, thị xã, thành phố tỉnh Khánh Hòa

2224/KSBT-TCHC

Mời chào giá sửa xe ô tô

1909/KSBT-TCHC

Mời chào giá thuê xe vận chuyển viên chức, người lao động đi công tác các huyện, thị xã, thành phố tỉnh Khánh Hòa

1913/KSBT-KHNV

Mời chào giá mua cơ số thuốc (lần 2)

310/BTTTT-ƯDCNTT

Công văn số 310/BTTTT-ƯDCNTT ngày 10/02/2012 của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc hướng dẫn áp dụng bộ tiêu chí đánh giá cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước

Tổng đài tư vấn các dịch vụ
Số ĐIỆN THOẠI
Thống kê
  • Đang truy cập232
  • Hôm nay130
  • Tháng hiện tại25167
  • Năm hiện tại3263456
  • Tổng lượt truy cập9429356
  • Xem tiếp >>
Phòng chống cúm A(H5) trên người
Liên kết website