TIÊM VẮC-XIN PHÒNG BỆNH BẠCH HẦU
Bạch hầu là một căn bệnh truyền nhiễm cấp tính có khả năng lây lan mạnh qua đường hô hấp, gây ra những biến chứng nguy hiểm đến tính mạng con người. Tuy nhiên, nếu hiểu và có các biện pháp phòng ngừa, đặc biệt là làm tốt công tác tiêm phòng sẽ hạn chế tối đa nguy cơ nhiễm bệnh.
để phòng chống bệnh tốt nhất hiện nay được Bộ Y tế khuyến cáo là tiêm phòng vắc xin bạch cầu đầy đủ và đúng lịch, áp dụng cho cả người lớn và trẻ em.
Tiêm vắc-xin bạch hầu có ý nghĩa quan trọng trong việc dự phòng bệnh bạch hầu. Với mục đích này, người ta sử dụng biến độc tố (toxoid) bạch hầu, chính là độc tố bạch hầu đã được làm mất các độc tính, bị hấp thụ trong nhôm hydroxyd.
Vắc-xin phòng bạch hầu được chỉ định tiêm cho trẻ nhỏ và người lớn tùy theo từng loại vắc-xin. Chống chỉ định tiêm vắc-xin phòng bạch hầu gần như không có, chỉ chống chỉ định nếu có phản ứng nặng với vắc-xin cùng thành phần ở lần tiêm trước hoặc dị ứng với thành phần của vắc-xin.
Tại Việt Nam, vắc-xin phòng bạch hầu được khuyến cáo tiêm ngừa cho tất cả trẻ nhỏ, 3 liều lúc trẻ được 2, 3, 4 tháng tuổi và nhắc lại lần 1 vào lúc 18 tháng tuổi. Trẻ từ 4-6 tuổi có thể nhắc lại vắc-xin 4 trong 1 phòng bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt. Đối với trẻ lớn, người lớn, phụ nữ trước khi mang thai hoặc đang mang thai ở tuần thứ 27 đến dưới đến dưới 35 tuần thai có thể nhắc lại vắc-xin phòng bạch hầu, ho gà, uốn ván; sau đó có thể nhắc mỗi 10 năm/ lần để duy trì kháng thể bảo vệ cơ thể chống lại vi khuẩn bạch hầu lâu dài.
Trẻ em cũng như người lớn cần được tiêm vắc-xin đầy đủ theo đúng liệu trình tiêm chủng được khuyến cáo để có thể bảo vệ cơ thể khỏi bệnh bạch hầu.
Sau khi được tiêm chủng đầy đủ, cơ thể sẽ sinh ra kháng thể giúp bảo vệ chúng ta khỏi bệnh bạch hầu. Tuy vậy, có một số ít sau khi tiêm phòng không tạo kháng thể đủ để bảo vệ cơ thể thì vẫn có nguy cơ bị mắc bệnh bạch hầu. Nguyên nhân có thể là không tuân thủ phác đồ tiêm chủng, không tiêm đủ liều, cũng có thể do suy giảm miễn dịch sau khi mắc các bệnh truyền nhiễm. Trường hợp này thường gặp ở trẻ nhỏ hơn là người lớn. Một số trường hợp do tiêm vắc-xin đã quá lâu, nồng độ kháng thể trong máu giảm xuống thấp, không đủ khả năng bảo vệ thì cũng có thể bị mắc bệnh bạch hầu. Chính vì vậy, các chuyên gia khuyến cáo mọi người nên đi tiêm phòng nhắc lại sau mỗi 10 năm.
Bệnh bạch hầu có thể phòng ngừa được bằng biện pháp tiêm vắc-xin phòng bạch hầu. Tuy nhiên, trong trường hợp người bệnh chưa tiêm phòng và bị nhiễm bệnh hoặc nghi ngờ nhiễm bệnh thì cần phải đến cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị. Người bệnh cần được:
Nghỉ ngơi tại giường, đảm bảo dinh dưỡng: Do tim có thể bị ảnh hưởng nên bạn cần phải nghỉ ngơi và tránh những hoạt động đòi hỏi gắng sức. Bạn có thể cần phải nằm nghỉ một vài tuần hoặc cho đến khi hồi phục hoàn toàn.
Cách li với mọi người: Bệnh bạch hầu là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, có tỉ lệ tử vong khoảng 3% và có thể lây truyền qua đường hô hấp nên khi nghi ngờ mình có dấu hiệu nhiễm bệnh, cần phải được cách li để điều trị kháng sinh, hỗ trợ hô hấp thích hợp (nếu có suy hô hấp), điều trị kháng độc tố bạch hầu; vệ sinh phòng ở, đồ dùng cá nhân, đồ chơi... bằng dung dịch sát khuẩn; đeo khẩu trang để tránh lây bệnh cho người khác.
Hồng Hoa
Tin tức liên quan
Quyết định phê duyệt Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2021-2030 và tầm nhìn đến năm 2045
Quản lý trang thiết bị y tế
Quy định về quản lý chất thải y tế trong phạm vi khuôn viên cơ sở y tế
V/v áp dụng “Hộ chiếu vắc-xin” và các biện pháp nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho chuyên gia nước ngoài nhập cảnh phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế
Kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, tại cuộc họp Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 trực tuyến các địa phương về công tác phòng, chống dịch COVID-19
HƯỚNG DẪN QUẢN LÝ NGƯỜI MẮC COVID-19 TẠI NHÀ
Kết luận của UBND tỉnh Nguyễn Tấn Tuân kiêm Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Khánh Hòa tại cuộc họp Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 ngày 25/01/2022
Kết luận của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đinh Văn Thiệu kiêm Phó Trưởng Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Khánh Hòa tại cuộc họp Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 ngày 11/02/2022
Kết luận của Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Tấn Tuân kiêm Trưởng Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Khánh Hòa tại cuộc họp Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 ngày 25/01/2022
TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG DỊCH COVID-19 TRƯỚC, TRONG VÀ SAU TẾT NGUYÊN ĐÁN NHÂN DẦN 2022
V/v hướng dẫn chẩn đoán điều trị, chăm sóc, theo dõi và quản lý người bệnh Hemophilia
V/v ban hành tài liệu chuyên môn "Hướng dẫn một số quy trình kỹ thuật điều trị bệnh sụp mi"
V/v ban hành tài liệu chuyên môn "Hướng dẫn kiểm soát lây nhiễm lao trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và cộng đồng"
Tăng cường sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, hiệu quả tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
Tài liệu hướng dẫn phục hồi chức năng và tự chăm sóc các bệnh có liên quan sau mắc Covid-19
Thu hồi thuốc Temozolomid Ribosepharm 100 mg
TĂNG CƯỜNG TIÊM VẮC XIN PHÒNG COVID-19 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
Cập nhật tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh đến 16h ngày 21/02/2022
Cập nhật tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh đến 16h ngày 21/02/2022
Cập nhật tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh đến 17h ngày 15/02/2022
Mời chào giá thuê xe vận chuyển viên chức, người lao động đi công tác các huyện, thị xã, thành phố tỉnh Khánh Hòa
Mời chào giá thuê xe vận chuyển viên chức, người lao động đi công tác các huyện, thị xã, thành phố tỉnh Khánh Hòa
Mời chào giá sửa xe ô tô
Mời chào giá thuê xe vận chuyển viên chức, người lao động đi công tác các huyện, thị xã, thành phố tỉnh Khánh Hòa
Mời chào giá mua cơ số thuốc (lần 2)
Công văn số 310/BTTTT-ƯDCNTT ngày 10/02/2012 của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc hướng dẫn áp dụng bộ tiêu chí đánh giá cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước