PHÒNG BỆNH QUA XÉT NGHIỆM KHI MANG THAI

08/11/2019
Theo BS.Lê Văn Đức- Giám đốc Trung tâm Sức khỏe Sinh sản tỉnh Khánh Hòa, các xét nghiệm máu nên thực hiện trong thai kỳ là xét nghiệm nhóm máu, xét nghiệm yếu tố Rh, công thức máu, đông máu, xét nghiệm hàm lượng sắt, xét nghiệm các vi khuẩn, vi rút như giang mai, Rubella, Cytomegalovirus (CMV), viêm gan B, HIV cùng một số xét nghiệm khác.

PHÒNG BỆNH QUA XÉT NGHIỆM KHI MANG THAI

Theo BS.Lê Văn Đức- Giám đốc Trung tâm Sức khỏe Sinh sản tỉnh Khánh Hòa, các xét nghiệm máu nên thực hiện trong thai kỳ là xét nghiệm nhóm máu, xét nghiệm yếu tố Rh, công thức máu, đông máu, xét nghiệm hàm lượng sắt, xét nghiệm các vi khuẩn, vi rút như giang mai, Rubella, Cytomegalovirus (CMV), viêm gan B, HIV cùng một số xét nghiệm khác. Những xét nghiệm này thực hiện để bảo đảm sức khỏe cho bà mẹ và thai nhi, phát hiện sớm điều trị kịp thời.

Nhãn

Đối với xét nghiệm máu để xác định mang nhóm máu nào A,B,O hay AB. Xét nghiệm yếu tố Rh để xác định thai phụ mang Rh(+) hay Rh(-). Các xét nghiệm này rất quan trọng vì trong trường hợp cần truyền máu chọn đúng nhóm máu phù hợp. Phát hiện bệnh bé bị tan máu do bất đồng nhóm máu mẹ con, bất đồng yếu tố Rh với mẹ có Rh(-), chồng có Rh(+), em bé có thể có Rh(+) và mẹ sẽ sản xuất kháng thể phá hủy hồng cầu của bé, trong trường hợp nghiêm trọng bé có thể tử vong.

Theo các chuyên gia huyết học, khi mang thai thông thường máu mẹ không hòa lẫn với máu của thai nhi; tuy nhiên, một lượng nhỏ máu của em bé có thể tiếp xúc với máu của thai phụ trong khi sinh hoặc nếu sản phụ bị chấn thương bụng, chảy máu khi mang thai. Nếu sản phụ có Rh(-) và thai nhi Rh(+) cơ thể mẹ có thể tạo ra kháng thể Rh sau khi tiếp xúc với tế bào hồng cầu thai nhi. Nếu trong lần mang thai tiếp theo của chính sản phụ đó, thai nhi tiếp theo mang Rh(+), thì các kháng thể Rh mẹ đi qua nhau thai và phá hủy các tế bào hồng cầu của thai nhu. Đây là tình trạng hồng cầu bị phá hủy nhanh hơn khả năng sản xuất của cơ thể thai nhi.

Vì vậy, sản phụ có Rh(-) được khuyến cáo nên thực hiện xét nghiệm sàng lọc kháng thể trong 3 tháng đầu của thai kỳ, tuần 28 của thai kỳ và khi sinh. Xét nghiệm giúp phát hiện kháng thể chống lại máu Rh(+). Nếu sản phụ chưa bắt đầu sản xuất ra kháng thể Rh, có thể tiêm Globulin miễn dịch Rh để ngăn cơ thể sản xuất ra kháng thể Rh trong thai kỳ. Nếu em bé sinh ra mang nhóm máu Rh(-) thì không cần điều trị bổ sung, nếu em bé có Rh(+) sản phụ cần tiêm thêm một mũi ngay sau sinh.

Nhãn

Các chuyên gia huyết học khuyến cáo, nếu sản phụ Rh(-) và thai nhi Rh(+) nên tiêm Globulin miễn dịch Rh trong các tình huống máu của sản phụ có thể tiếp xúc máu thai nhi như: sảy thai, phá thai, mang thai ngoài tử cung; cắt bỏ thai trứng; chọc dò nước ối, lấy mẫu sinh thiết gai nhau; chấn thương bụng khi mang thai; cán bộ y tế đỡ đẻ thực hiện xoay tư thế của thai nhi trước khi chuyển dạ; trong quá trình sinh con bị chảy máu và có sự tiếp xúc giữa máu của mẹ và con.

Trong trường hợp xét nghiệm sảng lọc kháng thể cho thấy sản phụ đã sản xuất kháng thể thì việc tiêm Globulin miễn dịch Rh sẽ không hiệu quả. Thai nhi và sản phụ sẽ được theo dõi cẩn thận và sát sao; có thể nếu cần thiết thai nhi có thể được truyền máu qua dây rốn hoặc ngay sau khi sinh.

Các bác sĩ khuyến cáo, những sản phụ mang thai lần đầu nên thực hiện xét nghiệm Rh, đây là xét nghiệm đơn giản không cần chuẩn bị trước khi thực hiện. Nếu sản phụ có nhóm máu Rh(+) thì không cần điều trị, nếu sản phụ nhóm máu Rh(-) mà thai nhi Rh(+) có yếu tố nguy cơ cơ thể sản phụ sẽ tạo ra kháng thể gây hại cho lần mang thai tiếp theo. Nếu sản phụ có bị chảy máu âm đạo bất kỳ thời điểm nào trong thai kỳ, hãy đi khám chuyên khoa sản ngay để có xử trí phù hợp.

Đối với bệnh Thalassemia đây là bệnh di truyền phổ biến; ở người bình thường 2 gen tính trạng nằm trên nhiễm sắc thể thường người này khỏe mạnh; ở người bị bệnh là 2 gen bệnh và người mang gen (không có biểu hiện bệnh) mang 1 gen bệnh và 1 gen khỏe mạnh. Người mang gen có thể di truyền đến đời sau, người bị bệnh dễ bị tử vong hoặc phải điều trị suốt đời.

Khi kết hôn, các bạn nam nữ cần khám sức khỏe trước khi kết hôn để chủ động kiểm soát việc mang thai, thời điểm mang thai, có con, số con mong muốn, điều trị giúp phát hiện sớm một số bệnh di truyền, trong đó có bệnh Thalassemia tan máu bẩm sinh. Xét nghiệm cần làm là phân tích tế bào máu; nếu kết quả có hồng cầu nhỏ, nhược sắc, nghi ngờ mang gen Thalassemia thì cần thực hiện tiếp các xét nghiệm chuyên sâu để xác định có thật sự mang gen Thalassemia hay không. Việc xét nghiệm gen có mang gen bệnh để khuyến cáo tránh kết hôn giữa 2 người cùng mang gen bệnh. Nếu cả vợ chồng đều mang gen bệnh thai nhi có 25% nguy cơ bị mắc bệnh thể nặng, cần thực hiện chẩn đoán trước sinh bằng phương pháp chọc ối hoặc sinh thiết gai nhau và tìm đột biến gen ở 3 tháng đầu thai kỳ.

Quỳnh Anh

02/QĐ-TTg

Quyết định phê duyệt Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2021-2030 và tầm nhìn đến năm 2045

98/2021/NĐ-CP

Quản lý trang thiết bị y tế

20/2021/TT-BYT

Quy định về quản lý chất thải y tế trong phạm vi khuôn viên cơ sở y tế

7937/VPCP-QHQT

V/v áp dụng “Hộ chiếu vắc-xin” và các biện pháp nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho chuyên gia nước ngoài nhập cảnh phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế

285/TB-VPCP

Kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, tại cuộc họp Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 trực tuyến các địa phương về công tác phòng, chống dịch COVID-19

1265/HD-BCĐ

HƯỚNG DẪN QUẢN LÝ NGƯỜI MẮC COVID-19 TẠI NHÀ

38/TB-UBND

Kết luận của UBND tỉnh Nguyễn Tấn Tuân kiêm Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Khánh Hòa tại cuộc họp Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 ngày 25/01/2022

48/TB-UBND

Kết luận của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đinh Văn Thiệu kiêm Phó Trưởng Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Khánh Hòa tại cuộc họp Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 ngày 11/02/2022

38/TB-UBND

Kết luận của Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Tấn Tuân kiêm Trưởng Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Khánh Hòa tại cuộc họp Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 ngày 25/01/2022

509/UBND-KGVX

TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG DỊCH COVID-19 TRƯỚC, TRONG VÀ SAU TẾT NGUYÊN ĐÁN NHÂN DẦN 2022

472/QĐ-BYT

V/v hướng dẫn chẩn đoán điều trị, chăm sóc, theo dõi và quản lý người bệnh Hemophilia

627/QĐ-BYT

V/v ban hành tài liệu chuyên môn "Hướng dẫn một số quy trình kỹ thuật điều trị bệnh sụp mi"

579/QĐ-BYT

V/v ban hành tài liệu chuyên môn "Hướng dẫn kiểm soát lây nhiễm lao trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và cộng đồng"

1695/KCB-NV

Tăng cường sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, hiệu quả tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

1242/QĐ-BYT

Tài liệu hướng dẫn phục hồi chức năng và tự chăm sóc các bệnh có liên quan sau mắc Covid-19

1864/SYT-NVYD

Thu hồi thuốc Temozolomid Ribosepharm 100 mg

906/SYT-NVYD

TĂNG CƯỜNG TIÊM VẮC XIN PHÒNG COVID-19 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

786/SYT-NVYD

Cập nhật tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh đến 16h ngày 21/02/2022

786/SYT-NVYD

Cập nhật tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh đến 16h ngày 21/02/2022

694/SYT-NVYD

Cập nhật tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh đến 17h ngày 15/02/2022

2525/KSBT-TCHC

Mời chào giá thuê xe vận chuyển viên chức, người lao động đi công tác các huyện, thị xã, thành phố tỉnh Khánh Hòa

2253/KSBT-TCHC

Mời chào giá thuê xe vận chuyển viên chức, người lao động đi công tác các huyện, thị xã, thành phố tỉnh Khánh Hòa

2224/KSBT-TCHC

Mời chào giá sửa xe ô tô

1909/KSBT-TCHC

Mời chào giá thuê xe vận chuyển viên chức, người lao động đi công tác các huyện, thị xã, thành phố tỉnh Khánh Hòa

1913/KSBT-KHNV

Mời chào giá mua cơ số thuốc (lần 2)

310/BTTTT-ƯDCNTT

Công văn số 310/BTTTT-ƯDCNTT ngày 10/02/2012 của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc hướng dẫn áp dụng bộ tiêu chí đánh giá cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước

Tổng đài tư vấn các dịch vụ
Số ĐIỆN THOẠI
Thống kê
  • Đang truy cập204
  • Hôm nay10156
  • Tháng hiện tại198443
  • Năm hiện tại3172964
  • Tổng lượt truy cập9338864
  • Xem tiếp >>
Phòng chống cúm A(H5) trên người
Liên kết website