BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ SỰ GIA TĂNG DỊCH BỆNH
Năm 2018, tạp chí Lancet đã đăng bài nghiên cứu đánh giá sự tương tác giữa khí hậu và sức khỏa nhấn mạnh thiên nhiên và những đáp ứng sự thay đổi khí hậu sẽ là yếu tố quyết định đối với sức khỏe trong những thế kỷ đến.
Giáo sư Antonie Flahault - Trường Đại học Geneve nhận xét, nông nghiệp ảnh hưởng của sự biến đổi khí hậu, tình trạng hoang mạc hóa, số trẻ em suy dinh dưỡng sẽ gia tăng từ nay đến năm 2050; sự tiếp cận với nước một số vùng sẽ là khó khăn, tỷ lệ tử vong trẻ em do tiêu chảy có thể gia tăng đến 4%. Thêm vào đó là sự gia tăng của các bệnh truyền nhiễm. Ngoài những hậu quả tức thời, sự biến đổi khí hậu, sự nóng lên của toàn cầu cũng gây ra những hậu quả trong một thời gian dài lên sức khỏe, nhất là sức khỏe tâm thần, bệnh trầm cảm, chấn thương tâm thần.
Các chuyên gia lo ngại, các dịch bệnh như sốt xuất huyết, sốt do Chikungunya, bệnh do virut Zika lan tràn trên thế giới trong 10-15 năm tới bằng đường giao thông đường biển có những lốp xe cũ; đây là nơi sinh sản tốt của các ấu trùng muỗi; ngoài ra là những du khách mắc bệnh sốt xuất huyết, bệnh Chikungunya cũng là nguồn lây. Các chuyên gia nhấn mạnh những hậu quả của những đợt nắng nóng kéo dài, lũ lụt… là những biến cố có tính phức tạp, tác động lâu dài ảnh hưởng đến những vấn đề y tế công cộng. Bên cạnh đó chúng ta cũng gặp nhiều khó khăn để đánh giá được hết nguy cơ do sự biến đổi khí hậu gây ra. Ngoài ra mỗi cá nhân, nếu có văn hóa sức khỏe tốt, biết phòng ngừa giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, đái tháo đường, ung thư cũng sẽ góp phần giảm tiêu thụ những thực phẩm có hại cho sức khỏe từ đó góp phần nâng cao bảo vệ môi trường nói chung.
Các báo cáo trên thế giới cũng nhấn mạnh đến sự có thể quay trở lại của sốt rét do biến đổi khí hậu; các yếu tố nhiệt độ, độ ẩm tạo điều kiện sinh sôi, nảy nở của muỗi, rút ngắn sự phát triển chu kỳ của virut trong cơ thể; chúng ta vẫn còn ít những nghiên cứu đánh giá các tham số về muỗi, vi-rut, môi trường sinh sống của muỗi, những tương tác hậu quả tác động của con người; do vậy vẫn có sự đáp ứng kém và những tiên đoán đến sự tác động lên sức khỏe của biến đổi khí hậu là còn rất hạn chế.
Vấn đề ô nhiễm không khí do công nghiệp, kết hợp với sự gia tăng nhiệt độ, khí hậu, việc nấu bếp củi của các gia đình cũng sẽ gia tăng các bệnh hen phế quản và bệnh phổi khác. Nấm mốc, phấn hoa gây dị ứng cũng sẽ gia tăng khi nhiệt độ khí hậu gia tăng, nhiều bệnh nhân hen phế quản khởi phát cơn lúc trời có giông, đôi khi trầm trọng. Cùng với những biến cố như lụt lội làm tăng độ ẩm, gia tăng những chất gây dị ứng, nấm mốc có thể phóng thích những độc tố, những thành phần hữu cơ bay hơi làm giảm những biện pháp bảo vệ cho các quần thể bệnh.
Theo Cục Quản lý Môi trường - Bộ Y tế, hiện Việt Nam đã xây dựng kịch bản biến đổi khí hậu. Với kịch bản trung bình, nhiệt độ nước ta được dự báo sẽ tăng khoảng 1,9-2,4 độ C vào năm 2100.Theo đó, mức biển dâng trung bình 58cm. Với kịch bản cao, nhiệt độ tăng 3-3,4 độ C; nước biển dâng 78cm. Khi nhiệt độ tăng sẽ kéo theo những vấn đề khó dự đoán, số cơn bão mạnh sẽ gia tăng, số ngày nắng nóng tăng, hạn hán sẽ khốc liệt hơn. Biến đổi khí hậu làm gia tăng nguy cơ mắc sốt xuất huyết, tiêu chảy, tay chân miệng và tăng tỷ lệ bệnh nhân nhập viện. Khi nhiệt độ tăng 1 độ C sẽ tăng 3,4-4,6% số trẻ em nhập viện; tăng 7-11% nguy cơ mắc sốt xuất huyết và 5,6% nguy cơ mắc tay chân miệng.
Sốt xuất huyết là một trong những bệnh lây truyền qua muỗi nhanh nhất. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, tỷ lệ mắc sốt xuất huyết đã tăng gấp 30 lần trong 50 năm qua. Sốt xuất huyết là một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng cho cộng đồng do diễn tiến bất thường và có khả năng tử vong.Trong số 2,5 tỷ người có nguy cơ mắc sốt xuất huyết trên toàn cầu, khoảng 70% sống ở các nước Châu Á - Thái Bình Dương. Điều kiện khí hậu, môi trường gia tăng các vật phế thải, các dụng cụ chứa nước, định cư đô thị không có kế hoạch và đô thị hóa nhanh chóng có thể dẫn đến sự gia tăng sinh sản của muỗi.
Theo các chuyên gia kiểm soát dịch bệnh, số lượng ca mắc bệnh sốt xuất huyết tăng lên là điều đáng lo ngại; cần có sự hợp tác giữa các nước trong khu vực để tăng cường chăm sóc và phòng ngừa. Nhân viên y tế cần nhận biết triệu chứng và dấu hiệu cảnh báo của sốt xuất huyết nặng, xét nghiệm chẩn đoán và chăm sóc điều trị cho bệnh nhân. Đối với các gia đình cần biết triệu chứng của bệnh sốt xuất huyết, những địa chỉ để được chăm sóc y tế sớm. Việc phát hiện sớm, quản lý điều trị đúng cách sẽ giúp các trường hợp bệnh sốt xuất huyết nặng giảm được nguy cơ bệnh trở nên nghiêm trọng. Công tác truyền thông cần được đầu tư đẩy mạnh, hướng dẫn để người dân thực hiện làm sạch, loại bỏ những vật dụng liên quan tới sinh sản của muỗi. Mỗi tỉnh, thành phố cần xây dựng triển khai kế hoạch hành động về phòng chống và kiểm soát sốt xuất huyết, hướng dẫn các chiến lược cụ thể chuyển từ ngăn chặn dịch bệnh sang giảm tác động của sốt xuất huyết đối với cộng đồng và hệ thống y tế; giảm được quy mô, tần suất và tác động của dịch từ đó giảm được gánh nặng của dịch bệnh sốt xuất huyết đối với cộng đồng./.
Huy Hoàng
Tin tức liên quan
Quyết định phê duyệt Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2021-2030 và tầm nhìn đến năm 2045
Quản lý trang thiết bị y tế
Quy định về quản lý chất thải y tế trong phạm vi khuôn viên cơ sở y tế
V/v áp dụng “Hộ chiếu vắc-xin” và các biện pháp nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho chuyên gia nước ngoài nhập cảnh phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế
Kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, tại cuộc họp Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 trực tuyến các địa phương về công tác phòng, chống dịch COVID-19
HƯỚNG DẪN QUẢN LÝ NGƯỜI MẮC COVID-19 TẠI NHÀ
Kết luận của UBND tỉnh Nguyễn Tấn Tuân kiêm Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Khánh Hòa tại cuộc họp Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 ngày 25/01/2022
Kết luận của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đinh Văn Thiệu kiêm Phó Trưởng Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Khánh Hòa tại cuộc họp Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 ngày 11/02/2022
Kết luận của Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Tấn Tuân kiêm Trưởng Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Khánh Hòa tại cuộc họp Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 ngày 25/01/2022
TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG DỊCH COVID-19 TRƯỚC, TRONG VÀ SAU TẾT NGUYÊN ĐÁN NHÂN DẦN 2022
V/v hướng dẫn chẩn đoán điều trị, chăm sóc, theo dõi và quản lý người bệnh Hemophilia
V/v ban hành tài liệu chuyên môn "Hướng dẫn một số quy trình kỹ thuật điều trị bệnh sụp mi"
V/v ban hành tài liệu chuyên môn "Hướng dẫn kiểm soát lây nhiễm lao trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và cộng đồng"
Tăng cường sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, hiệu quả tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
Tài liệu hướng dẫn phục hồi chức năng và tự chăm sóc các bệnh có liên quan sau mắc Covid-19
Thu hồi thuốc Temozolomid Ribosepharm 100 mg
TĂNG CƯỜNG TIÊM VẮC XIN PHÒNG COVID-19 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
Cập nhật tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh đến 16h ngày 21/02/2022
Cập nhật tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh đến 16h ngày 21/02/2022
Cập nhật tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh đến 17h ngày 15/02/2022
Mời chào giá thuê xe vận chuyển viên chức, người lao động đi công tác các huyện, thị xã, thành phố tỉnh Khánh Hòa
Mời chào giá thuê xe vận chuyển viên chức, người lao động đi công tác các huyện, thị xã, thành phố tỉnh Khánh Hòa
Mời chào giá sửa xe ô tô
Mời chào giá thuê xe vận chuyển viên chức, người lao động đi công tác các huyện, thị xã, thành phố tỉnh Khánh Hòa
Mời chào giá mua cơ số thuốc (lần 2)
Công văn số 310/BTTTT-ƯDCNTT ngày 10/02/2012 của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc hướng dẫn áp dụng bộ tiêu chí đánh giá cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước