MỞ RỘNG ĐIỀU TRỊ PREP CHO KHÁCH HÀNG CÓ XÉT NGHIỆM HIV ÂM TÍNH
Theo Ts Phan Thị Thu Hương, Phó Cục trưởng Cục Phòng chống AIDS, nhóm khách hàng điều trị dự phòng trước phơi nhiễm PrEP tập trung vào nhóm nam quan hệ tình dục với nam (MSM); nhóm cặp bạn tình dị nhiễm (ưu tiên nhóm chưa hoặc mới điều trị ARV); nhóm chuyển giới nữ; nhóm phụ nữ bán dâm; nhóm nghiện chích ma túy và các nhóm có nhu cầu sử dụng dịch vụ PrEP.
Cục Phòng chống AIDS dự kiến giai đoạn 2021-2025 có khoảng 50.000 khách hàng điều trị PrEP, trong đó phân bổ nhóm MSM khoảng 36.500 người sử dụng điều trị PrEP; nhóm chuyển giới nữ khoảng 700 người; nhóm phụ nữ bán dâm khoảng 2.100 người; nhóm tiêm chích ma túy khoảng 6.000 người còn nhóm có nhu cầu sử dụng cặp bạn tình dị nhiễm khoảng 4.700 người.
Một yêu cầu đặt ra là mở rộng cung cấp dịch vụ PrEP, bảo đảm tính liên tục và dễ tiếp cận, các mô hình triển khai phù hợp với đặc điểm tình hình dịch, nhóm người có hành vi nguy cơ cao, điều kiện địa lý qua đó tăng số khách hàng được điều trị PrEP.
TS Thu Hương cho rằng các tỉnh, thành phố lồng ghép, đa dạng hóa các hình thức cung cấp dịch vụ điều trị PrEP, nhà nước, tư nhân, phòng khám đa khoa, chuyên khoa truyền nhiễm, bệnh viện đa khoa, chuyên khoa, phòng khám điều trị HIV/AIDS, phòng khám điều trị các bệnh lây truyền qua đường tình dục, các Viện, trường Đại học Y, trung tâm y tế, trạm y tế xã, phường, thị trấn phù hợp.
Trong thời gian đến thí điểm, triển khai các mô hình cung cấp dịch vụ điều trị PrEP như cấp phát thuốc PrEP tại nhà thuốc, cung cấp PrEP từ xa, mô hình lưu động, mô hình cung cấp dịch vụ toàn diện, trạm y tế mở rộng chăm sóc sức khỏe tại nhà. Thí điểm mở rộng tiếp thị xã hội dịch vụ điều trị PrEP cho các đối tượng có hành vi nguy cơ cao nhiễm HIV. Tăng cường sự kết nối chuyển gửi khách hàng từ cơ sở điều trị Methadone, dịch vụ tư vấn xét nghiệm HIV âm tính; bệnh nhân điều trị bệnh lây truyền qua đường tình dục; điều trị ARV cho cặp dị nhiễm, chương trình bao cao su, chất bôi trơn đến cơ sở cung cấp dịch vụ điều trị PrEP.
Theo báo cáo của Cục Phòng chống HIV/AIDS, tính đến tháng 12/2019, cả nước có trên 212.000 người nhiễm HIV được phát hiện và đang còn sống, riêng năm 2019 phát hiện 10.211 người nhiễm HIV; có 1.953 trường hợp tử vong liên quan đến HIV/AIDS; có 144.664 người nhiễm HIV đang điều trị ARV tại 438 cơ sở điều trị HIV/AIDS, 40 trại giam, trại tạm giam, trung tâm giáo dục bắt buộc và đã có 562 trạm y tế xã phường cấp phát thuốc ARV. Tỷ lệ nhiễm HIV ở nhóm nghiện chính ma túy và nhóm phụ nữ bán dâm giảm nhưng tăng nhanh ở nhóm nam quan hệ tình dục với nam (MSM), từ 3,95% năm 2011 lên 5,1% năm 2015; 11,36% năm 2018 và 13,85% năm 2019. Các tỉnh, thành phố có tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm MSM cao là Cần Thơ: 20,3%, TP Hồ Chí Minh: 13,8%, Bà Rịa - Vũng Tàu: 16%, Khánh Hòa: 14,6%, Hải Phòng: 5,3%.
Theo kế hoạch dự thảo của Cục Phòng chống HIV/AIDS, có 5 mục tiêu cụ thể: Một là mở rộng độ bao phủ và đa dạng hóa các mô hình cung cấp dịch vụ PrEP phù hợp với tình hình tại các tỉnh, thành phố để khách hàng được tiếp cận thuận lợi, dễ dàng. Hai là bảo đảm và nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ PrEP thông qua các mô hình cung cấp dịch vụ PrEP toàn diện, thân thiện hướng tới sự hài lòng của khách hàng. Ba là tăng cường hoạt động truyền thông tạo nhu cầu, đa dạng hóa các kênh thông tin và xây dựng nội dung truyền thông phù hợp với đặc điểm của từng nhóm quần thể có hành vi nguy cơ cao nhằm tăng khả năng tiếp cận với dịch vụ PrEP của các nhóm đối tượng này. Bốn là thiết lập mạng lưới giám sát, báo cáo điều trị dự phòng PrEP lồng ghép vào mạng lưới giám sát phòng chống HIV/AIDS, bảo đảm kết nối các dịch vụ để chăm sóc sức khỏe toàn diện cho khách hàng. Năm là thiết lập cơ chế tài chính bền vững cho công tác điều trị dự phòng PrEP.
Ts Nguyễn Hoàng Long, Cục trưởng Cục Phòng chống HIV/AIDS đề xuất đến năm 2025, số khách hàng điều trị PrEP ít nhất một lần đạt 50.000 người, tỷ lệ khách hàng điều trị duy trì PrEP sau 3 tháng đạt trên 80%; có trên 90% khách hàng được sàng lọc các bệnh giang mai, lậu, chlamydia, viêm gan virút B,C; có trên 80% khách hàng vào năm 2025 điều trị PrEP được nhận bao cao su, chất bôi trơn, bơm kim tiêm sạch.
Để đạt được những mục tiêu trên, năm 2021 toàn quốc duy trì điều trị PrEP tại 26 tỉnh, thành phố; giai đoạn 2022-2025 mở rộng ra 63/63 tỉnh, thành phố. Gói dịch vụ PrEP bao gồm: Tư vấn xét nghiệm HIV; điều trị PrEP; hỗ trợ tuân thủ điều trị, duy trì điều trị PrEP; sàng lọc các bệnh tình dục thường gặp như giang mai, lậu, chlamydia và nếu có bệnh cần điều trị sớm; cung cấp các vật dụng bao cao su, chất bôi trơn, bơm kim tiêm trong chương trình giảm tác hại; các dịch vụ luôn phải thân thiện, làm hài lòng khách hàng; thực hiện tốt các hoạt động truyền thông huy động cộng đồng, giảm kỳ thị phân biệt đối xử trong nhóm khách hàng sử dụng PrEP./.
Nghi Anh
Tin tức liên quan
Quyết định phê duyệt Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2021-2030 và tầm nhìn đến năm 2045
Quản lý trang thiết bị y tế
Quy định về quản lý chất thải y tế trong phạm vi khuôn viên cơ sở y tế
V/v áp dụng “Hộ chiếu vắc-xin” và các biện pháp nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho chuyên gia nước ngoài nhập cảnh phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế
Kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, tại cuộc họp Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 trực tuyến các địa phương về công tác phòng, chống dịch COVID-19
HƯỚNG DẪN QUẢN LÝ NGƯỜI MẮC COVID-19 TẠI NHÀ
Kết luận của UBND tỉnh Nguyễn Tấn Tuân kiêm Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Khánh Hòa tại cuộc họp Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 ngày 25/01/2022
Kết luận của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đinh Văn Thiệu kiêm Phó Trưởng Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Khánh Hòa tại cuộc họp Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 ngày 11/02/2022
Kết luận của Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Tấn Tuân kiêm Trưởng Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Khánh Hòa tại cuộc họp Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 ngày 25/01/2022
TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG DỊCH COVID-19 TRƯỚC, TRONG VÀ SAU TẾT NGUYÊN ĐÁN NHÂN DẦN 2022
V/v hướng dẫn chẩn đoán điều trị, chăm sóc, theo dõi và quản lý người bệnh Hemophilia
V/v ban hành tài liệu chuyên môn "Hướng dẫn một số quy trình kỹ thuật điều trị bệnh sụp mi"
V/v ban hành tài liệu chuyên môn "Hướng dẫn kiểm soát lây nhiễm lao trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và cộng đồng"
Tăng cường sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, hiệu quả tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
Tài liệu hướng dẫn phục hồi chức năng và tự chăm sóc các bệnh có liên quan sau mắc Covid-19
Thu hồi thuốc Temozolomid Ribosepharm 100 mg
TĂNG CƯỜNG TIÊM VẮC XIN PHÒNG COVID-19 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
Cập nhật tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh đến 16h ngày 21/02/2022
Cập nhật tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh đến 16h ngày 21/02/2022
Cập nhật tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh đến 17h ngày 15/02/2022
Mời chào giá thuê xe vận chuyển viên chức, người lao động đi công tác các huyện, thị xã, thành phố tỉnh Khánh Hòa
Mời chào giá thuê xe vận chuyển viên chức, người lao động đi công tác các huyện, thị xã, thành phố tỉnh Khánh Hòa
Mời chào giá sửa xe ô tô
Mời chào giá thuê xe vận chuyển viên chức, người lao động đi công tác các huyện, thị xã, thành phố tỉnh Khánh Hòa
Mời chào giá mua cơ số thuốc (lần 2)
Công văn số 310/BTTTT-ƯDCNTT ngày 10/02/2012 của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc hướng dẫn áp dụng bộ tiêu chí đánh giá cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước