CẦN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG SỐ LIỆU NGUYÊN NHÂN TỬ VONG
Năm 2010, báo cáo toàn cầu về bệnh không lây nhiễm được Tổ chức Y tế thế giới công bố.
Báo cáo nêu lên, năm 2018 trong số 57 triệu người tử vong có 36 triệu người (chiếm 63%) là bệnh không lây nhiễm bao gồm các bệnh tim mạch, bệnh ung thư, đái tháo đường, các bệnh hô hấp mạn tính. Trong tổng số bệnh không lây nhiễm, 80% số tử vong thuộc về nước phát triển thấp và trung bình, các bệnh này là nguyên nhân tử vong ở người dưới 70 tuổi, ảnh hưởng đến chiến lược phòng chống đói nghèo trên thế giới.
Đến năm 2013, bệnh không lây nhiễm tăng lên 82% ở nước nghèo, 70% ở nước phát triển trung bình. Bệnh không lây nhiễm có thể phòng tránh hiệu quả bằng kiểm soát 4 nhóm nguyên nhân, nguy cơ là hút thuốc lá, uống rượu bia, ít vận động thể lực và dinh dưỡng không an toàn. Thuốc lá là nguyên nhân trực tiếp 71% ung thư phổi, 42% bệnh hô hấp mạn tính và 10% tổng số bệnh tim mạch. Ít vận động thể lực là nguyên nhân tử vong của 3,2 triệu người làm tăng nguy cơ tăng huyết áp, đái tháo đường, ung thư và trầm cảm. Rượu bia, dinh dưỡng không an toàn làm tăng huyết áp, thừa cân béo phì, tăng mỡ máu.
Năm 1855, thế giới bắt đầu áp dụng thống kê y học phân loại nguyên nhân tử vong, sau này phân loại theo bảng ICD. Mục đích phân loại bệnh tật quốc tế giúp khả năng ghi nhận hệ thống, phân tích, phiên giải nguyên nhân, so sánh số liệu tử vong và mắc bệnh giữa các nước; so sánh dọc theo thời gian dài để đánh giá diễn tiến của bệnh, hiệu quả của can thiệp ở cấp độ quốc gia và quốc tế. Hiện nay bệnh được mã hóa theo ICD-10 (1990) với 2.034 nhóm bệnh.
Ở Việt Nam, từ năm 2009 đến nay, Bộ Y tế đã chỉ đạo các hoạt động nghiên cứu về tử vong và các nguyên nhân gây bệnh không lây nhiễm với sự giúp đỡ của Tổ chức Y tế thế giới. Năm 2012, WHO công bố nước ta có 379.000 người mất do bệnh không lây nhiễm, trong đó nam là 203.300 người và nữ là 175.700 người. Tỷ lệ tử vong trước 70 tuổi là 54,3% đối với nam giới và 30% ở nữ giới. Tỷ suất tử vong chuẩn hóa tuổi trên 100.000 người cho tổng số bệnh không lây nhiễm, ung thư, các bệnh hô hấp mạn tính, các bệnh tim mạch, đái tháo đường lần lượt là 604,3; 163,4; 56,7; 262,3 và 17,2 đối với nam giới và 314,9; 74,2; 27,7; 145,0 và 15,4 đối với nữ giới.
Ở nước ta ghi nhận và thống kê nguyên nhân tử vong theo hệ thống A6-YTCS từ năm 2005-2006 đã triển khai tất cả các tỉnh, thành phố tham gia; 638/671 huyện đạt 95%; có 10.184/10.769 xã, phường cung cấp danh sách tử vong có nguyên nhân đạt 95%.
Theo các chuyên gia y tế công cộng, hệ thống giám sát tử vong là một quá trình thu thập báo cáo và phân tích các thông tin về các trường hợp tử vong xảy ra ở một quần thể nhất định để tính tỷ suất tử vong thô và chuẩn theo cấu trúc tuổi của dân số thế giới, theo nhóm nguyên nhân ICD-10. Có rất ít thông tin có giá trị về nguyên nhân tử vong nhất là ở khu vực nông thôn.
Một người tử vong thường có nguyên nhân phức tạp, có thể chuỗi các dấu hiệu ở một bệnh, các biến chứng xuất hiện trong thời gian dài mắc bệnh. Nguyên nhân chính quyết định một loạt các nguyên nhân dẫn đến tử vong có ý nghĩa nhất định trong giải thích nguyên nhân tử vong. Khái niệm nguyên nhân chính được mở rộng giải quyết cho các vấn đề nảy sinh do một nhóm các nguyên nhân. Tổ chức Y tế thế giới định nghĩa nguyên nhân chính gây tử vong là bệnh hoặc tai nạn thương tích khởi đầu chuỗi các nguyên nhân trực tiếp dẫn tới tử vong hoặc là tình huống của tai nạn hoặc bạo lực mà dẫn đến tai nạn chết người. Chỉ nên có một nguyên nhân chính cho mỗi trường hợp tử vong.
Nguyên nhân tử vong chính và nguyên nhân tử vong trực tiếp có mối quan hệ nhân quả. Có thể có một hoặc nhiều nguyên nhân tử vong trực tiếp và các nguyên nhân này có thể xảy ra trong một khoảng thời gian dài nhưng nguyên nhân chính là tình trạng chủ yếu mà chịu trách nhiệm dẫn đến tử vong.
Ở các nước, giấy chứng nhận tử vong được ký xác nhận bởi cán bộ y tế được đào tạo. Ngoài nguyên nhân tử vong chính còn cung cấp thông tin về một số nhóm bệnh có tính xã hội như tự tử, tai nạn giao thông, liên quan chất kích thích rượu, bia, ma túy, bệnh kháng kháng sinh…được phân tích theo tháng, mùa, vùng địa dư. Ở nước ta, hệ thông ghi nhận sinh, tử do ngành tư pháp quản lý, gia đình tự khai; có đến 80% số người mất ở nước ta là tại gia đình, không có giấy xác nhận nguyên nhân tử vong của các bệnh viện, do vậy chất lượng số liệu nguyên nhân tử vong không chính xác.
Có hai chỉ số quan trọng nhất của ghi nhận mắc bệnh và tử vong trong quần thể là tính đầy đủ và chất lượng số liệu về chẩn đoán bệnh. Tính đầy đủ là danh sách tử vong ghi nhận đạt được bao nhiêu phần trăm so với số bệnh nhân mắc và tử vong thực tế.
Phương pháp hồi cứu nguyên nhân tử vong bằng Verbal Autopsy (VA) được áp dụng cho những nước nghèo. Bộ câu hỏi do Tổ chức Y tế thế giới thiết kế, thông tin nguyên nhân tử vong được mã hóa theo bảng phân loại quốc tế, phiên bản thứ 10. Số liệu điều tra VA phục vụ cho công tác lập kế hoạch, lựa chọn ưu tiên can thiệp sức khoẻ cộng đồng, đánh giá thông tin về nguyên nhân tử vong. Trong gần 20 năm qua, hồi cứu nguyên nhân tử vong bằng VA thu được nhiều kết quả quan trọng, giúp phân tích nguyên nhân tử vong do bệnh không lây nhiễm và hiệu quả can thiệp cải thiện chất lượng báo cáo tử vong. Hàng năm, danh sánh tử vong được ghi chép và báo cáo theo mẫu phiếu báo cáo nguyên nhân tử vong (mẫu số A6-YTCS) từ năm 2005 đến nay./.
Hữu Cao
Tin tức liên quan
Quyết định phê duyệt Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2021-2030 và tầm nhìn đến năm 2045
Quản lý trang thiết bị y tế
Quy định về quản lý chất thải y tế trong phạm vi khuôn viên cơ sở y tế
V/v áp dụng “Hộ chiếu vắc-xin” và các biện pháp nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho chuyên gia nước ngoài nhập cảnh phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế
Kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, tại cuộc họp Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 trực tuyến các địa phương về công tác phòng, chống dịch COVID-19
HƯỚNG DẪN QUẢN LÝ NGƯỜI MẮC COVID-19 TẠI NHÀ
Kết luận của UBND tỉnh Nguyễn Tấn Tuân kiêm Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Khánh Hòa tại cuộc họp Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 ngày 25/01/2022
Kết luận của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đinh Văn Thiệu kiêm Phó Trưởng Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Khánh Hòa tại cuộc họp Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 ngày 11/02/2022
Kết luận của Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Tấn Tuân kiêm Trưởng Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Khánh Hòa tại cuộc họp Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 ngày 25/01/2022
TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG DỊCH COVID-19 TRƯỚC, TRONG VÀ SAU TẾT NGUYÊN ĐÁN NHÂN DẦN 2022
V/v hướng dẫn chẩn đoán điều trị, chăm sóc, theo dõi và quản lý người bệnh Hemophilia
V/v ban hành tài liệu chuyên môn "Hướng dẫn một số quy trình kỹ thuật điều trị bệnh sụp mi"
V/v ban hành tài liệu chuyên môn "Hướng dẫn kiểm soát lây nhiễm lao trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và cộng đồng"
Tăng cường sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, hiệu quả tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
Tài liệu hướng dẫn phục hồi chức năng và tự chăm sóc các bệnh có liên quan sau mắc Covid-19
Thu hồi thuốc Temozolomid Ribosepharm 100 mg
TĂNG CƯỜNG TIÊM VẮC XIN PHÒNG COVID-19 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
Cập nhật tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh đến 16h ngày 21/02/2022
Cập nhật tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh đến 16h ngày 21/02/2022
Cập nhật tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh đến 17h ngày 15/02/2022
Mời chào giá thuê xe vận chuyển viên chức, người lao động đi công tác các huyện, thị xã, thành phố tỉnh Khánh Hòa
Mời chào giá thuê xe vận chuyển viên chức, người lao động đi công tác các huyện, thị xã, thành phố tỉnh Khánh Hòa
Mời chào giá sửa xe ô tô
Mời chào giá thuê xe vận chuyển viên chức, người lao động đi công tác các huyện, thị xã, thành phố tỉnh Khánh Hòa
Mời chào giá mua cơ số thuốc (lần 2)
Công văn số 310/BTTTT-ƯDCNTT ngày 10/02/2012 của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc hướng dẫn áp dụng bộ tiêu chí đánh giá cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước