TĂNG CƯỜNG DỊCH VỤ DỰ PHÒNG, PHÁT HIỆN, CHĂM SÓC, ĐIỀU TRỊ VÀ QUẢN LÝ NGƯỜI BỆNH TĂNG HUYẾT ÁP VÀ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG

28/12/2020
Theo các chuyên gia thực hiện dự án của tổ chức PATH Mỹ, giai đoạn 2016-2019 dự án đã triển khai mô hình quản lý tăng huyết áp dựa vào cộng đồng của Dự án Cộng đồng vì trái tim khỏe.

TĂNG CƯỜNG DỊCH VỤ DỰ PHÒNG, PHÁT HIỆN, CHĂM SÓC, ĐIỀU TRỊ VÀ QUẢN LÝ NGƯỜI BỆNH TĂNG HUYẾT ÁP VÀ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG

Theo các chuyên gia thực hiện dự án của tổ chức PATH Mỹ, giai đoạn 2016-2019 dự án đã triển khai mô hình quản lý tăng huyết áp dựa vào cộng đồng của Dự án Cộng đồng vì trái tim khỏe. Kết quả đạt được là người dân có nhận thức về tăng huyết áp, số người được khám sàng lọc phát hiện, chẩn đoán, điều trị tăng; việc xây dựng được mạng lưới cộng tác viên và điểm đo huyết áp có vai trò quan trọng trong sàng lọc phát hiện và quản lý tăng huyết áp; qua thời gian thực hiện dự án cho thấy số người mắc tăng huyết áp có danh sách quản lý tại trạm y tế tăng lên rõ rệt. Từ những kinh nghiệm tốt của dự án giai đoạn 2016-2019, đã áp dụng cho các mô hình dự phòng, phát hiện sớm, quản lý điều trị một số bệnh không lây nhiễm và rối loạn tâm thần tại cộng đồng tỉnh Hà Nam do WHO tài trợ; gói can thiệp tim mạch tổng thể dành cho các nước nghèo của WHO tài trợ; mô hình chăm sóc y tế cho bệnh mãn tính.

Các chuyên gia của tổ chức PATH cho biết, căn cứ xây dựng mô hình là dựa trên thực trạng của tăng huyết áp tại Việt Nam; căn cứ về khoảng trống của dịch vụ cung cấp cho người dân; dựa trên kinh nghiệm thực hành tốt quản lý bệnh không lây nhiễm tại Việt Nam, thế giới; các văn bản Quyết định và Thông tư của Chính phủ, Bộ Y tế đặc biệt là Dự án “Chuyển đổi đáp ứng với bệnh không lây nhiễm tại Việt Nam giai đoạn 2020-2022” đã được phê duyệt triển khai.

Mục tiêu của thực hiện Dự án “Chuyển đổi đáp ứng với bệnh không lây nhiễm tại Việt Nam giai đoạn 2020-2022” do tổ chức PATH Mỹ tài trợ theo Quyết định số 1829/QĐ-BYT ngày 22/4/2020 đó là tăng cường dịch vụ dự phòng, phát hiện, chăm sóc, điều trị và quản lý người bệnh tăng huyết áp và đái tháo đường tại tuyến cơ sở y tế và cộng đồng để làm cơ sở chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương triển khai trong thời gian tới.

Mục tiêu cụ thể: thứ nhất là nâng cao năng lực cho mạng lưới y tế cơ sở huyện, xã, thôn bản; phát triển mạng lưới công tác viên qua đào tạo, cung cấp trang thiết bị, công cụ hỗ trợ và giám sát hỗ trợ; thứ hai là tăng được số người dân được phát hiện và quản lý điều trị tại trạm y tế xã và cộng đồng thông qua tăng cường các hoạt động truyền thông, sàng lọc phát hiện, chẩn đoán điều trị, quản lý thông tin và chăm sóc hỗ trợ liên tục.

Như vậy các đơn vị cung cấp dịch vụ sẽ gồm trạm y tế, nhân viên y tế thôn bản và phụ trách điểm đo huyết áp, đái tháo đường. Năm dịch vụ triển khai bao gồm truyền thông nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi; sàng lọc phát hiện và chuyển gửi; chẩn đoán điều trị; quản lý điều trị; chăm sóc hỗ trợ tại cộng đồng và quản lý chia sẻ thông tin. Để hỗ trợ cho trạm y tế, nhân viên y tế thôn bản sẽ có các cơ sở khám chữa bệnh như trung tâm y tế, bệnh viện huyện, các cơ sở khám chữa bệnh khác, các đoàn thể, câu lạc bộ tại cộng đồng sẽ hỗ trợ thêm.

Dự án thiết kế liên quan đến chăm sóc liên tục và lâu dài, lấy con người làm trọng tâm. Đối tượng người dân là người trưởng thành được truyền thông nâng cao nhận thức, có nhu cầu phát hiện sớm bệnh đái tháo đường, tăng huyết áp, thực hiện sàng lọc để đáp ứng các dịch vụ dự án mang đến; đăng ký khám chữa bệnh và quản lý bệnh tại cơ sở y tế phù hợp; thụ hưởng các chăm sóc hỗ trợ; tuân thủ điều trị và thay đổi lối sống; người dân được trao quyền tự chăm sóc và quản lý bệnh của mình. Một nội dung được triển khai là điểm đo huyết áp, đái tháo đường thực hiện bởi cán bộ y tế, nhân viên y tế thôn bản, các công tác viên, cán bộ trạm y tế.

Theo báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới, trung bình cứ 4 nam giới trưởng thành có 01 người bị tăng huyết áp; ở nữ giới trưởng thành tỷ lệ này là 1/5. Về những bệnh nhân tăng huyết áp đang điều trị, cứ 05 người có 01 người không được kiểm soát tốt huyết áp.

Đối với đái tháo đường, cứ 11 người có 1 người mắc bệnh đái tháo đường tuýp 2. Ước tính có khoảng 422 triệu người trưởng thành trên thế giới mắc bệnh đái tháo đường.

Tại Việt Nam, điều tra năm 2015 (điều tra STEPS) cho thấy có khoảng 12,5 triệu người mắc bệnh tăng huyết áp; 2,5 triệu người mắc bệnh đái tháo đường. Đối với rối loạn tâm thần có khoảng 13,5 triệu người. Như vậy tổng cộng có khoảng 32 triệu người Việt Nam, chiếm khoảng 33% dân số mắc các bệnh không lây nhiễm phổ biến. Nếu 01 xã có 8.000 dân, số người mắc bệnh tăng huyết áp từ 18 tuổi trở lên là 18,9% (khoảng 1.000 người); số người mắc bệnh tăng huyết áp mắc bệnh đái tháo đường (4,1% dân số) là khoảng 240 người.

Theo các chuyên gia bệnh tim mạch, tăng huyết áp là nguyên nhân dẫn tới hàng năm có khoảng 91.000 trường hợp tử vong, tức là cứ 5 trường hợp tử vong có 01 trường hợp liên quan đến tăng huyết áp. Còn trong 04 người trưởng thành có 01 người tăng huyết áp và 50% trường hợp tăng huyết áp tại Việt Nam chưa được phát hiện; 1/3 trường hợp tăng huyết áp không được điều trị; 86,4% trường hợp mắc bệnh tăng huyết áp chưa được quản lý tốt.

Đối với bệnh đái tháo đường, kết quả điều tra STEPS cho thấy, tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường của người trưởng thành ở Việt Nam là trong 100 người có 04 người mắc bệnh đái tháo đường (4,1%); đối với tỷ lệ mắc tiền đái tháo đường là 3,6%./.

Như vậy có thể thấy, đối với tăng huyết áp, tỷ lệ không phát hiện được là 56,9%; tỷ lệ phát hiện được là 43,1%; tỷ lệ bệnh nhân được quản lý là 13,6%. Đối với bệnh đái tháo đường, tỷ lệ không phát hiện ra được là 68,9%; tỷ lệ phát hiện được là 31,1%; tỷ lệ bệnh nhân được quản lý là 28,9%.

Nghiên cứu STEPS cũng cho kết quả thực trạng yếu tố nguy cơ hành vi của bệnh không lây nhiễm tại Việt Nam là hút thuốc lá người trưởng thành nam giới là 45,3%, uống rượu bia là 77,3%; uống rượu bia đến mức nguy hại là 44,2%; tỷ lệ nam giới ăn ít rau, trái cây là 63,1%; ở nữ giới tỷ lệ này là 51,4%. Đối với hoạt động thể lực thiếu dưới 150 phút/tuần ở nam giới tỷ lệ này là 20,2%; ở nữ giới tỷ lệ này là 35,7%. Về tiêu thụ muối hàng ngày vượt mức quy định, ăn mặn ở nam giới là 10,5 gam muối/người/ngày; ở nữ giới là 8,3 gam muối/người/ngày. Từ các yếu tố nguy cơ đó, có 4,1% người trưởng thành tăng đường máu, 15,6% người dân thừa cân, béo phì và 30,2% người dân tăng cholesterol máu toàn phần.

Đối với thực trạng quản lý tăng huyết áp tại tuyến bệnh viện tỉnh đạt tỷ lệ 27%, tuyến bệnh viện huyện đạt tỷ lệ 33,6%, tuyến trạm y tế xã đạt tỷ lệ 19%. Đối với quản lý đái tháo đường tại tuyến bệnh viện tỉnh đạt tỷ lệ 35,4%, tuyến bệnh viện huyện đạt tỷ lệ 38,5% và tuyến trạm y tế xã chỉ đạt tỷ lệ 6,2%.

Điều tra năm 2010 cho thấy, tỷ lệ người mắc bệnh không lây nhiễm đến khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế là 71,6%; năm 2012 báo cáo cho thấy cứ 10 người tử vong có hơn 7 người là do bệnh không lây nhiễm, chiếm tỷ lệ 73%; trong đó số trường hợp tử vong ở người dưới 70 tuổi chiếm tỷ lệ 43%. Theo tính toán vào năm 2010, tại Việt Nam số năm sống mất đi do tử vong sớm bởi các bệnh không lây nhiễm là 56,1%, gánh nặng bệnh tật (DALY) do bệnh không lây nhiễm là 66,3%./.

Hồng Sơn

02/QĐ-TTg

Quyết định phê duyệt Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2021-2030 và tầm nhìn đến năm 2045

98/2021/NĐ-CP

Quản lý trang thiết bị y tế

20/2021/TT-BYT

Quy định về quản lý chất thải y tế trong phạm vi khuôn viên cơ sở y tế

7937/VPCP-QHQT

V/v áp dụng “Hộ chiếu vắc-xin” và các biện pháp nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho chuyên gia nước ngoài nhập cảnh phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế

285/TB-VPCP

Kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, tại cuộc họp Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 trực tuyến các địa phương về công tác phòng, chống dịch COVID-19

1265/HD-BCĐ

HƯỚNG DẪN QUẢN LÝ NGƯỜI MẮC COVID-19 TẠI NHÀ

38/TB-UBND

Kết luận của UBND tỉnh Nguyễn Tấn Tuân kiêm Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Khánh Hòa tại cuộc họp Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 ngày 25/01/2022

48/TB-UBND

Kết luận của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đinh Văn Thiệu kiêm Phó Trưởng Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Khánh Hòa tại cuộc họp Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 ngày 11/02/2022

38/TB-UBND

Kết luận của Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Tấn Tuân kiêm Trưởng Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Khánh Hòa tại cuộc họp Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 ngày 25/01/2022

509/UBND-KGVX

TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG DỊCH COVID-19 TRƯỚC, TRONG VÀ SAU TẾT NGUYÊN ĐÁN NHÂN DẦN 2022

472/QĐ-BYT

V/v hướng dẫn chẩn đoán điều trị, chăm sóc, theo dõi và quản lý người bệnh Hemophilia

627/QĐ-BYT

V/v ban hành tài liệu chuyên môn "Hướng dẫn một số quy trình kỹ thuật điều trị bệnh sụp mi"

579/QĐ-BYT

V/v ban hành tài liệu chuyên môn "Hướng dẫn kiểm soát lây nhiễm lao trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và cộng đồng"

1695/KCB-NV

Tăng cường sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, hiệu quả tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

1242/QĐ-BYT

Tài liệu hướng dẫn phục hồi chức năng và tự chăm sóc các bệnh có liên quan sau mắc Covid-19

1864/SYT-NVYD

Thu hồi thuốc Temozolomid Ribosepharm 100 mg

906/SYT-NVYD

TĂNG CƯỜNG TIÊM VẮC XIN PHÒNG COVID-19 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

786/SYT-NVYD

Cập nhật tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh đến 16h ngày 21/02/2022

786/SYT-NVYD

Cập nhật tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh đến 16h ngày 21/02/2022

694/SYT-NVYD

Cập nhật tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh đến 17h ngày 15/02/2022

2525/KSBT-TCHC

Mời chào giá thuê xe vận chuyển viên chức, người lao động đi công tác các huyện, thị xã, thành phố tỉnh Khánh Hòa

2253/KSBT-TCHC

Mời chào giá thuê xe vận chuyển viên chức, người lao động đi công tác các huyện, thị xã, thành phố tỉnh Khánh Hòa

2224/KSBT-TCHC

Mời chào giá sửa xe ô tô

1909/KSBT-TCHC

Mời chào giá thuê xe vận chuyển viên chức, người lao động đi công tác các huyện, thị xã, thành phố tỉnh Khánh Hòa

1913/KSBT-KHNV

Mời chào giá mua cơ số thuốc (lần 2)

310/BTTTT-ƯDCNTT

Công văn số 310/BTTTT-ƯDCNTT ngày 10/02/2012 của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc hướng dẫn áp dụng bộ tiêu chí đánh giá cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước

Tổng đài tư vấn các dịch vụ
Số ĐIỆN THOẠI
Thống kê
  • Đang truy cập422
  • Hôm nay8928
  • Tháng hiện tại197215
  • Năm hiện tại3171736
  • Tổng lượt truy cập9337636
  • Xem tiếp >>
Phòng chống cúm A(H5) trên người
Liên kết website