TỶ LỆ TỬ VONG DO BỆNH TIM MẠCH Ở VIỆT NAM CHIẾM TỶ LỆ 31%
Theo các chuyên gia tim mạch, các bệnh lý tim mạch được chia làm hai nhóm chính, nhóm bệnh tim mạch do xơ vữa mạch máu và nhóm không do xơ vữa mạch máu.
Nhóm bệnh tim mạch do xơ vữa mạch máu chiếm tỷ lệ chủ yếu, là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong và tàn tật. Mô hình bệnh tật trên thế giới chuyển sang bệnh lý liên quan đến thoái hóa đặc biệt là bệnh lý tim mạch do xơ vữa như bệnh động mạch vành, bệnh mạch máu não, bệnh mạch ngoại vi và các vi mạch. Khu vực Châu Á – Thái Bình Dương đang là giai đoạn mới bắt đầu, tuy nhiên với tổng số dân chiếm 85% dân số toàn cầu, vì vậy số bệnh nhân tim mạch như tăng huyết áp, bệnh mạch vành, đột quỵ não đang gia tăng với tốc độ chóng mặt.
Báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới năm 2016, thế giới có 57 triệu ca tử vong, ước tính có 41 triệu ca tử vong do bệnh không lây nhiễm (chiếm 71%); trong đó nguyên nhân do bệnh tim mạch là nguyên nhân hàng đầu với 17,9 triệu ca tử vong (chiếm 44% tử vong do bệnh không lây nhiễm, 31% tử vong chung). Đáng lưu ý, 75% trường hợp tử vong này là ở các nước có thu nhập thấp và trung bình. Trong nguyên nhân tử vong do tim mạch, tử vong do bệnh mạch vành chiếm 14%, nguyên nhân do đột quỵ 11%; dự báo đến năm 2030, tử vong do đột quỵ não có thể tăng đến 30%.
Báo cáo cho thấy ở Việt Nam, tỷ lệ tử vong do bệnh tim mạch là 31%, bệnh ung thư 19%, bệnh hô hấp mạn tính 6%, đái tháo đường 4%, chấn thương 11%, bệnh truyền nhiễm, bệnh thai sản và chu sinh, bệnh liên quan đến dinh dưỡng 11%, bệnh không lây nhiễm khác 18%.
Các tài liệu y văn được công bố, phòng ngừa bệnh tim mạch, các yếu tố nguy cơ gồm hút thuốc lá, tăng huyết áp, tăng LDL-C, đái tháo đường và béo phì cùng với giảm HDL-C và tuổi cao. Những yếu tố đó đều đóng góp lớn vào sự phát triển bệnh mạch vành nhất là người có yếu tố nguy cơ không được điều trị trong nhiều năm. Do vậy, người có yếu tố nguy cơ phải có kế hoạch cải thiện lối sống, thay đổi dinh dưỡng, điều trị bằng thuốc để giảm nguy cơ phát triển các biến cố tim mạch cấp tính. Ít hoạt động thể chất cũng là yếu tố nguy cơ quan trọng đối với các bệnh tim mạch, ung thư, đái tháo đường và loãng xương.
Các phân tích cho thấy, bệnh nhân có tăng huyết áp tâm thu vẫn là yếu tố nguy cơ gây tử vong hàng đầu đối với bệnh mạch vành (32,4%), tiếp theo là tăng LDL-C (25,1%), tăng đường huyết (15%), tăng chỉ số khối cơ thể (BMI) 10,8%, hút thuốc lá (10,7%), ít hoạt động thể chất (5,9%). Theo phân tích, nam giới có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn so với nữ giới và tác động lớn nhất là sau 50 tuổi. Ở nam giới nhóm 50-70 tuổi, 3 yếu tố gồm chỉ số BMI cao, hút thuốc, tăng LDL-C có xu thế tác động mạnh hơn còn những yếu tố khác tác động mạnh hơn đối với nhóm từ 70 tuổi trở lên.
Theo báo cáo của Viện Tim mạch Việt Nam, từ năm 1990 đến 2017, số bệnh nhân bị tăng huyết áp đã gia tăng với tốc độ trung bình xấp xỉ 1% mỗi năm, cụ thể báo cáo năm 1992 tỷ lệ tăng huyết áp ở người trưởng thành là 11,2% đến năm 2008 tỷ lệ này là 25,1%, năm 2015 tỷ lệ đạt hơn 40%.
Đối với đái tháo đường, năm 2002 tỷ lệ khoảng 2,7% người lớn bị đái tháo đường tuýp 2, năm 2007 là 5,4%, năm 2015 xấp xỉ 10%. Điều chú ý, 65% số người bị đái tháo đường tuýp 2 hoàn toàn không biết mình bị đái tháo đường.
Điều tra quốc gia của Bộ Y tế năm 2015 ở nhóm 18-69 tuổi, tỷ lệ béo phì BMI≥25 là 15,6%; tăng huyết áp là 18,9%; đái tháo đường là 4,1%; tăng cholesterol máu toàn phần (≥5mmol/l) là 30,3%; thiếu hoạt động thể lực 28,1%; hút thuốc lá ở nam giới 45,3%; uống rượu ở nam giới mức gây hại 44,2%; ăn không đủ lượng rau quả (dưới 400g/ngày) có tỷ lệ 57,2%.
Các mô hình nghiên cứu trong thời gian qua cho thấy bệnh tim mạch là một nhóm bệnh lý mạn tính, tiến triển chậm, phải qua thời gian dài từ khi có thương tổn cho tới có biểu hiện triệu chứng lâm sàng. Đối với xơ vữa động mạch có nhiều yếu tố liên quan đến sự phát triển mảng xơ vữa, tuy nhiên những yếu tố quyết định là chế độ ăn uống, môi trường và các yếu tố kinh tế - xã hội. Xơ vữa động mạch có thể phát triển rất sớm từ khi còn trẻ tuổi, thậm chí từ thời thơ ấu cho đến tuổi thanh thiếu niên và trưởng thành. Điều này gợi ý bệnh mạch vành phát triển trong suốt cuộc đời và việc phơi nhiễm với yếu tố nguy cơ gây bệnh từ lúc bé cũng là yếu tố rất cần phải lưu ý.
Tác giả Mackie và Rothman đã đưa ra nguyên lý INUS, theo đó các yếu tố nguyên nhân tương tác với nhau như một buổi hòa nhạc. Mỗi nguyên nhân là một thành phần của hàng loạt các nhóm nguyên nhân và cùng góp phần gây bệnh. Một nguyên nhân không đủ điều kiện để gây bệnh nhưng một nguyên nhân đó là “cần thiết” trong nhóm nguyên nhân dẫn đến bệnh. Việc có mặt tất cả các thành phần của một nhóm nguyên nhân cũng là không cần thiết vì có các nhóm khác nhưng chúng là “đủ” nếu chúng có mặt đầy đủ. Nguyên lý INUS hữu ích trong thực hành. Mô hình cũng cho ta biết mối liên quan giữa thời gian phơi nhiễm và kết quả dẫn đến bệnh mạch vành. Thời gian phơi nhiễm cũng là một trong những thành phần của nguyên nhân gây bệnh. Từ mô hình ta đưa ra những chiến lược để phòng bệnh, tránh hoặc loại bỏ các thành phần trong mỗi nhóm nguyên nhân./.
Hữu Lai
Tin tức liên quan
Quyết định phê duyệt Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2021-2030 và tầm nhìn đến năm 2045
Quản lý trang thiết bị y tế
Quy định về quản lý chất thải y tế trong phạm vi khuôn viên cơ sở y tế
V/v áp dụng “Hộ chiếu vắc-xin” và các biện pháp nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho chuyên gia nước ngoài nhập cảnh phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế
Kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, tại cuộc họp Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 trực tuyến các địa phương về công tác phòng, chống dịch COVID-19
HƯỚNG DẪN QUẢN LÝ NGƯỜI MẮC COVID-19 TẠI NHÀ
Kết luận của UBND tỉnh Nguyễn Tấn Tuân kiêm Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Khánh Hòa tại cuộc họp Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 ngày 25/01/2022
Kết luận của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đinh Văn Thiệu kiêm Phó Trưởng Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Khánh Hòa tại cuộc họp Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 ngày 11/02/2022
Kết luận của Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Tấn Tuân kiêm Trưởng Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Khánh Hòa tại cuộc họp Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 ngày 25/01/2022
TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG DỊCH COVID-19 TRƯỚC, TRONG VÀ SAU TẾT NGUYÊN ĐÁN NHÂN DẦN 2022
V/v hướng dẫn chẩn đoán điều trị, chăm sóc, theo dõi và quản lý người bệnh Hemophilia
V/v ban hành tài liệu chuyên môn "Hướng dẫn một số quy trình kỹ thuật điều trị bệnh sụp mi"
V/v ban hành tài liệu chuyên môn "Hướng dẫn kiểm soát lây nhiễm lao trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và cộng đồng"
Tăng cường sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, hiệu quả tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
Tài liệu hướng dẫn phục hồi chức năng và tự chăm sóc các bệnh có liên quan sau mắc Covid-19
Thu hồi thuốc Temozolomid Ribosepharm 100 mg
TĂNG CƯỜNG TIÊM VẮC XIN PHÒNG COVID-19 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
Cập nhật tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh đến 16h ngày 21/02/2022
Cập nhật tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh đến 16h ngày 21/02/2022
Cập nhật tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh đến 17h ngày 15/02/2022
Mời chào giá thuê xe vận chuyển viên chức, người lao động đi công tác các huyện, thị xã, thành phố tỉnh Khánh Hòa
Mời chào giá thuê xe vận chuyển viên chức, người lao động đi công tác các huyện, thị xã, thành phố tỉnh Khánh Hòa
Mời chào giá sửa xe ô tô
Mời chào giá thuê xe vận chuyển viên chức, người lao động đi công tác các huyện, thị xã, thành phố tỉnh Khánh Hòa
Mời chào giá mua cơ số thuốc (lần 2)
Công văn số 310/BTTTT-ƯDCNTT ngày 10/02/2012 của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc hướng dẫn áp dụng bộ tiêu chí đánh giá cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước