BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TUÝP 2 CẦN ĐƯỢC KHÁM BÀN CHÂN MỖI LẦN KHÁM BỆNH

05/02/2021
Đối với bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2, tổn thương bàn chân bắt đầu ở những ngón chân, ô mô ngón bị mất cảm giác đặc biệt những nơi ngón đã bị biến dạng và/hoặc thiếu máu.

BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TUÝP 2 CẦN ĐƯỢC KHÁM BÀN CHÂN MỖI LẦN KHÁM BỆNH

Đối với bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2, tổn thương bàn chân bắt đầu ở những ngón chân, ô mô ngón bị mất cảm giác đặc biệt những nơi ngón đã bị biến dạng và/hoặc thiếu máu.

Theo các chuyên gia đái tháo đường, những ngón chân bệnh nhân đái tháo đường dễ bị chấn thương, dễ hình thành những cục chai, ổ loét, nhiễm trùng và hoại thư. Tổn thương thần kinh gây giảm tiết mồ hôi và khô da, làn da người bệnh dễ nứt nẻ, loét và hoại tử.

Các triệu chứng thường gặp ở bệnh nhân là đau về đêm, thậm chí đau cách hồi, lạnh chi, chậm đổ đầy máu tĩnh mạch sau khi giơ chân lên cao, có thể mất mạch khi khám. Quan sát thấy da vùng chân tái khi giơ chân lên cao, teo lớp mỡ dưới da, mất lông bàn chân, ngón chân, móng dày lên, nhiễm nấm móng, hoại tử.

Bệnh nhân teo cơ do tổn thương thần kinh vận động dẫn đến biến dạng bàn chân do mất cân bằng giữa hai hệ thống cơ gấp và cơ duỗi. Bàn chân biến dạng nên sẽ tạo ra những vùng chịu trọng lực đặc biệt, tạo thuận lợi xuất hiện loét và hoại tử chân.

Tác giả Wagner và Meggit phân độ bàn chân như sau: Độ 0: không có tổn thương nhưng có các yếu tố nguy cơ như các chai chân; Độ 1: loét nông ở những nơi chịu sự tì đè lớn (mô út, mô cái, gót chân); Độ 2: loét sâu có nhiễm trùng tại chỗ, có tổn thương thần kinh nhưng chưa có tổn thương xương; Độ 3: có viêm mô tế bào, đôi khi hình thành ổ áp xe, có thể có viêm xương; Độ 4: hoại tử ngón, phần trước của bàn chân hoặc gót chân; Độ 5: hoại tử nặng, rộng và sâu của bàn chân.

Bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 cần thực hiện đánh giá bàn chân toàn diện ít nhất mỗi năm 1 lần để xác định các yếu tố nguy cơ của loét và cắt cụt chi. Mỗi lần khám bệnh, tất cả bệnh nhân đái tháo đường phải được bác sĩ kiểm tra bàn chân.

Đối với biến chứng thần kinh, theo các chuyên gia đái tháo đường, tất cả bệnh nhân cần được đánh giá bệnh thần kinh ngoại biên tại thời điểm bắt đầu được chẩn đoán đái tháo đường tuýp 2; đối với đái tháo đường tuýp 1 là 5 năm sau chẩn đoán, sau đó ít nhất mỗi năm 1 lần.

Bệnh nhân sẽ được khám cảm giác đau và cảm giác nhiệt để xem biến chứng thần kinh sợi tục nhỏ. Đối với biến chứng thần kinh sợi tục lớn, sử dụng monofilament 10g và rung âm thoa 128Hz. Kiểm soát đường huyết chặt chẽ được xem là nền tảng để phòng biến chứng. Các thuốc giảm đau thần kinh như pregabalin, gabapentin, duloxetine được khuyến cáo dùng khởi trị các triệu chứng đau do biến chứng thần kinh đái tháo đường.

Đối với biến chứng thận ở bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2, ít nhất mỗi năm/lần đánh giá albumin niệu và mức lọc cầu thận ở tất cả bệnh nhân, không kể đang điều trị như thế nào. Ở bệnh nhân có xét nghiệm albumin niệu >30mg/g, creatinin và/hoặc mức lọc cầu thận eGFR<60ml/phút/1,73m2 cần đánh giá 2 lần/năm nhằm định hướng điều trị.

Các bác sĩ khuyến cáo cần ưu tiên kiểm soát đường huyết để giảm nguy cơ hoặc làm chậm quá trình tiến triển bệnh thận mạn.

Các xét nghiệm đánh giá, theo dõi biến chứng thận do đái tháo đường ngoài ACR và độ thanh lọc cầu thận bao gồm: bệnh nhân tăng huyết áp, đánh giá huyết áp và cân nặng; quá tải dịch, đánh giá bệnh sử, khám lâm sàng, cân nặng; rối loạn điện giải cần khám lâm sàng, điện tâm đồ, điện giải đồ; biến chứng toan chuyển hóa cần đánh giá lâm sàng, điện giải đồ, khí máu; đối với thiếu máu, đánh giá sắt, hemoglobin; đối với bệnh xương do chuyển hóa cần đánh giá xét nghiệm calci, phosphor, vitamin D, PTH máu.

Theo khuyến cáo, cần tầm soát biến chứng thận cho người bệnh đái tháo đường tuýp 1 sau 5 năm và người bệnh đái tháo đường tuýp 2 ngay sau khi chẩn đoán. Tỷ số A/C niệu là xét nghiệm tầm soát hiệu quả nhất; cần đánh giá lại tối thiểu 6-12 tháng/lần. Bệnh nhân có tỷ số A/C>30mg/g và/hoặc eGFR<60ml/phút/1,73m2 da được định nghĩa là bệnh thận do đái tháo đường và theo dõi sát sao hơn (mỗi 6 tháng).

Kiểm soát đường huyết chặt chẽ là nền tảng để phòng ngừa, làm chậm biến chứng thận do đái tháo đường. Metformin được chọn điều trị trừ khi có chống chỉ định (eGFR<30ml/phút/1,73m2 da). Thuốc ức chế SGLT-2 được chọn khi có tỷ số A/C>30mg/g. Nếu bệnh nhân có nguy cơ tim mạch kèm theo, thuốc đồng vận thụ thể GLP-1 được xem xét chỉ định.

Đối với bệnh nhân đái tháo đường có tăng huyết áp có/không có albumin niệu chọn thuốc ức chế men chuyển hay thuốc ức chế thụ thể Angiotensin II; không kết hợp 2 thuốc và không khuyến cáo trên bệnh nhân không tăng huyết áp để phòng ngừa bệnh thận do đái tháo đường; người bệnh dùng thuốc ức chế men chuyển hay thuốc ức chế thụ thể Angiotensin II cần kiểm tra định kỳ creatinin huyết thanh và kali. Về chế độ ăn, khẩu phần đạm xấp xỉ 0,8g/kg cân nặng/ngày được khuyến cáo cho người bệnh thận do đái tháo đường không lọc thận. Hạn chế natri<2.300mg/ngày và hạn chế kali./.

Văn Hanh

02/QĐ-TTg

Quyết định phê duyệt Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2021-2030 và tầm nhìn đến năm 2045

98/2021/NĐ-CP

Quản lý trang thiết bị y tế

20/2021/TT-BYT

Quy định về quản lý chất thải y tế trong phạm vi khuôn viên cơ sở y tế

7937/VPCP-QHQT

V/v áp dụng “Hộ chiếu vắc-xin” và các biện pháp nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho chuyên gia nước ngoài nhập cảnh phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế

285/TB-VPCP

Kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, tại cuộc họp Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 trực tuyến các địa phương về công tác phòng, chống dịch COVID-19

1265/HD-BCĐ

HƯỚNG DẪN QUẢN LÝ NGƯỜI MẮC COVID-19 TẠI NHÀ

38/TB-UBND

Kết luận của UBND tỉnh Nguyễn Tấn Tuân kiêm Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Khánh Hòa tại cuộc họp Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 ngày 25/01/2022

48/TB-UBND

Kết luận của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đinh Văn Thiệu kiêm Phó Trưởng Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Khánh Hòa tại cuộc họp Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 ngày 11/02/2022

38/TB-UBND

Kết luận của Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Tấn Tuân kiêm Trưởng Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Khánh Hòa tại cuộc họp Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 ngày 25/01/2022

509/UBND-KGVX

TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG DỊCH COVID-19 TRƯỚC, TRONG VÀ SAU TẾT NGUYÊN ĐÁN NHÂN DẦN 2022

472/QĐ-BYT

V/v hướng dẫn chẩn đoán điều trị, chăm sóc, theo dõi và quản lý người bệnh Hemophilia

627/QĐ-BYT

V/v ban hành tài liệu chuyên môn "Hướng dẫn một số quy trình kỹ thuật điều trị bệnh sụp mi"

579/QĐ-BYT

V/v ban hành tài liệu chuyên môn "Hướng dẫn kiểm soát lây nhiễm lao trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và cộng đồng"

1695/KCB-NV

Tăng cường sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, hiệu quả tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

1242/QĐ-BYT

Tài liệu hướng dẫn phục hồi chức năng và tự chăm sóc các bệnh có liên quan sau mắc Covid-19

1864/SYT-NVYD

Thu hồi thuốc Temozolomid Ribosepharm 100 mg

906/SYT-NVYD

TĂNG CƯỜNG TIÊM VẮC XIN PHÒNG COVID-19 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

786/SYT-NVYD

Cập nhật tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh đến 16h ngày 21/02/2022

786/SYT-NVYD

Cập nhật tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh đến 16h ngày 21/02/2022

694/SYT-NVYD

Cập nhật tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh đến 17h ngày 15/02/2022

2525/KSBT-TCHC

Mời chào giá thuê xe vận chuyển viên chức, người lao động đi công tác các huyện, thị xã, thành phố tỉnh Khánh Hòa

2253/KSBT-TCHC

Mời chào giá thuê xe vận chuyển viên chức, người lao động đi công tác các huyện, thị xã, thành phố tỉnh Khánh Hòa

2224/KSBT-TCHC

Mời chào giá sửa xe ô tô

1909/KSBT-TCHC

Mời chào giá thuê xe vận chuyển viên chức, người lao động đi công tác các huyện, thị xã, thành phố tỉnh Khánh Hòa

1913/KSBT-KHNV

Mời chào giá mua cơ số thuốc (lần 2)

310/BTTTT-ƯDCNTT

Công văn số 310/BTTTT-ƯDCNTT ngày 10/02/2012 của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc hướng dẫn áp dụng bộ tiêu chí đánh giá cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước

Tổng đài tư vấn các dịch vụ
Số ĐIỆN THOẠI
Thống kê
  • Đang truy cập264
  • Hôm nay187
  • Tháng hiện tại25224
  • Năm hiện tại3263513
  • Tổng lượt truy cập9429413
  • Xem tiếp >>
Phòng chống cúm A(H5) trên người
Liên kết website