BỆNH VIỆN CẦN CÓ HƯỚNG DẪN RÕ RÀNG ĐỂ NGƯỜI BỆNH CHỦ ĐỘNG PHÒNG CHỐNG COVID-19
Tính đến ngày 24/2/2021, trên thế giới đã ghi nhận 109.458.539 trường hợp nhiễm SARS-COV-2; 2.412.910 người đã tử vong. Bộ Y tế báo cáo Việt Nam có 2.403 người nhiễm SARS-COV-2; tử vong 35 ca; điều trị khỏi cho 1.760 bệnh nhân COVID-19.
Theo Bs Huỳnh Văn Dõng - Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, trường hợp bệnh viện có từ 02 cổng trở lên, bố trí 01 cổng duy nhất dành cho đón tiếp, phục vụ người có triệu chứng viêm đường hô hấp (ví dụ cổng 2). Tại cổng 2 này có biển ghi rõ “Cổng đón tiếp dành cho người bị ho, sốt, chảy mũi, đau họng, tức ngực, khó thở, đau mỏi người và có tiếp xúc người nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm SARS-COV-2”. Bên cạnh cổng bố trí thêm biển đèn màu (ví dụ đèn LED, biển hộp có đèn sáng bên trong) để người đi khám bệnh nhìn rõ vào ban đêm. Bên ngoài đường cần đặt các biển chỉ dẫn tương tự tại các vị trí dễ nhìn (ví dụ hướng đi dành cho người bị ho, sốt, chảy mũi...cách 30 mét bên phải). Bố trí nơi gửi xe tại phía ngoài cổng hoặc ngay khu vực cổng. Lưu ý tập huấn đầy đủ cho nhân viên bảo vệ, trông giữ xe về hướng dẫn, đón tiếp và kiểm soát lây nhiễm SARS-COV-2. Tại tất cả các cổng khác bố trí thêm biển bằng đèn màu ghi rõ “Người bị ho, sốt, chảy mũi… đi cổng số 2; cần liên hệ đường dây nóng…”.
Bố trí bàn đăng ký và khai báo y tế tại địa điểm thông thoáng ngay sát cổng bệnh viện hoặc tiền sảnh. Lưu ts nhắc bệnh nhân đeo khẩu trang, nếu không có cung cấp cho bệnh nhân. Tại các bàn đăng ký khai báo y tế có dung dịch vệ sinh rửa tay cho người đến khám.
Bệnh viện bố trí luồng đi riêng từ cổng đến buồng khám sàng lọc; có chăng dây bằng vải băng đỏ/vàng. Có biển hướng dẫn yêu cầu người có triệu chứng chỉ đi trong luồng đã được chăng dây.
Bệnh viện bố trí một xe chuyên dụng nếu khoảng cách di chuyển xa để vận chuyển người nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm SARS-COV-2. Xe này không dùng vận chuyển bệnh nhân khác và phải được khử trùng sau mỗi lần sử dụng. Lưu ý, luồng đi không đi qua các khoa, phòng khác, hạn chế đi dọc hành lang; cần bố trí buồng khám sàng lọc gần nhất với bàn đăng ký và khai báo y tế nếu có thể.
Sau khi khám sàng lọc, nếu xác định người bệnh nghi nhiễm SARS-COV-2, bệnh viện sẽ chuyển bệnh nhân sang phòng cách ly tạm thời tại bệnh viện nếu bệnh viện không được giao điều trị COVID-19. Liên hệ với Trung tâm Kiểm soát bệnh tật và bệnh viện gần nhất để chuyển đúng tuyến, bảo đảm không lây nhiễm trong quá trình chuyển viện. Phòng cách ly tạm thời được bố trí gần với buồng khám hô hấp, hạn chế người bệnh di chuyển nhiều. Bệnh viện không được tự ý chuyển viện, cần liên hệ cơ quan quản lý trực tiếp để được hướng dẫn chuyển viện đúng, bảo đảm không lây chéo cho người khác.
Đối với bệnh viện được giao điều trị bệnh nhân COVID-19, bố trí khu cách ly để tiếp nhận người bệnh. Có 3 đối tượng: cách ly người nghi nhiễm (có triệu chứng viêm hô hấp, lấy mẫu xét nghiệm, chưa có kết quả xét nghiệm, đang theo dõi diễn tiến bệnh); cách ly người bị bệnh thể nhẹ và cách ly người bị bệnh thể nặng. Đối tượng khác nhau, phòng cách ly khác nhau.
Nếu có chỉ định, người bệnh được lấy mẫu xét nghiệm tại khu cách ly hoặc phòng cách ly tạm thời. Bệnh viện có thể liên hệ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật để lấy mẫu hoặc tự thực hiện nếu bệnh viện đã được Bộ Y tế cho phép xét nghiệm SARS-COV-2.
Đối với trường hợp bệnh viện chỉ có 01 cổng, thực hiện cũng tương tự như bệnh viện có 02 cổng, lưu ý những điểm khác sau: có biển chỉ dẫn từ cổng bệnh viện tới thẳng bàn đăng ký và sàng lọc phân luồng được đặt ngay sát cổng bệnh viện, tại sân hoặc sảnh chính; phòng khám sàng lọc được bố trí ngay sát bàn/buồng đăng ký và sàng lọc phân luồng (trong phạm vi 10 mét tính từ cổng). Lưu ý nếu phát hiện người bệnh nhiễm SARS-COV-2 tại các khoa nội trú thì người bệnh phải được cách ly ngay tại phòng cách ly tạm thời tại các khoa.
Bệnh viện cần treo các bảng hướng dẫn ngay khu vực ra vào (cổng bảo vệ) và phòng khám để hướng dẫn người bệnh, người nhà người bệnh có dấu hiệu sốt, ho đến ngay khu vực khám sàng lọc, tránh để họ đi đến khu vực khác.
Cần hướng dẫn người bệnh, người nhà mang khẩu trang y tế, hạn chế tối đa tiếp xúc với người khác, thực hiện tốt vệ sinh tay, sử dụng các dung dịch vệ sinh, khử khuẩn đường mũi họng. Người nhà đi kèm với người nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm SARS-COV-2 cần phải được xem là có phơi nhiễm, phải được tầm soát cho đến hết thời gian theo dõi theo quy định để giúp chẩn đoán sớm COVID-19. Trong trường hợp cần vận chuyển, nhân viên phải sử dụng phương tiện phòng hộ cá nhân và xe chuyên dụng. Các vật dụng bị ô nhiễm, phương tiện vận chuyển, đồ thải bỏ và chất thải của người bệnh phải thu gom và xử lý theo quy định.
Đối với thông báo trường hợp bệnh cần theo quy định và phân cấp. Phòng khám, khoa cấp cứu có người nhiễm hoặc nghi ngờ người nhiễm SARS-COV-2 cần thông báo ngay cho người bệnh, người nhà người bệnh, thành viên kíp trực (nếu trong giờ trực) hoặc tất cả thành viên trong khoa (trong giờ hành chính), lãnh đạo bệnh viện và các phòng ban liên quan (phòng Kế hoạch – Tổng hợp, khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn, phòng Điều dưỡng…).
Cần thông báo bằng văn bản khẩn trương tất cả các trường hợp nghi ngờ hoặc xác định cho cơ quan quản lý y tế cấp trên và cho Trung Tâm Kiểm soát bệnh tật theo quy định.
Lập danh sách những người tiếp xúc gần và theo dõi tình trạng sức khỏe trong vòng 14 ngày kể từ khi tiếp xúc lần cuối. Tư vấn cho người tiếp xúc về các dấu hiệu bệnh và các biện pháp phòng chống để tự phòng bệnh, tự theo dõi, phát hiện sớm các triệu chứng của người nhiễm hoặc nghi ngờ người nhiễm SARS-COV-2. Nếu xuất hiện các triệu chứng bệnh cần thông báo ngay cho cơ sở y tế gần nhất để được chẩn đoán, điều trị kịp thời.
Tất cả các trường hợp cấp cứu người bệnh không khai thác được yếu tố nguy cơ đều được coi như là trường hợp nghi ngờ người nhiễm SARS-COV-2 và nhân viên y tế phải mang đầy đủ phương tiện phòng hộ cá nhân như tiếp xúc người bệnh COVID-19.
Đối với phân vùng nguy cơ và phân luồng người nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm SARS-COV-2 di chuyển trong bệnh viện có 3 màu, đỏ là vùng nguy cơ cao, vàng là vùng nguy cơ trung bình và xanh là vùng nguy cơ thấp. Màu đỏ là khu cách ly, khoa khám bệnh, khoa hồi sức cấp cứu, khoa truyền nhiễm, bộ phận xét nghiệm…Việc phân vùng nguy cơ giúp bệnh viện có cơ sở phân công trách nhiệm, triển khai kế hoạch thu dung, điều trị, tập trung nguồn lực cho công tác phòng ngừa đối với vùng nguy cơ cao.
Đối với các khoa hồi sức cấp cứu, hô hấp, truyền nhiễm, thận nhân tạo, lão khoa, tâm thần, ung bướu là khoa ưu tiên cần sàng lọc người bệnh nội trú. Tăng cường giám sát, chỉ định xét nghiệm sớm SARS-COV-2 đối với người bệnh nội trú, người nuôi bệnh có biểu hiện nghi ngờ kể cả trường hợp có tiền sử dịch tễ chưa rõ ràng.
Yêu cầu và hướng dẫn người bệnh, người chăm sóc, người cung cấp dịch vụ phải đeo khẩu trang, vệ sinh tay, thực hiện giãn cách ngay khi vào cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và trong suốt thời gian lưu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Đối với nhân viên y tế, chủ động đánh giá nguy cơ lây nhiễm, người cung cấp dịch vụ có tiếp xúc trực tiếp với người nhiễm hoặc nghi ngờ người nhiễm SARS-COV-2, những người đi từ vùng dịch về hoặc người có triệu chứng sốt, viêm đường hô hấp để phát hiện sớm, cách ly phù hợp theo quy định. Lập danh sách và theo dõi tất cả nhân viên y tế có phơi nhiễm với SARS-COV-2 theo quy định của Bộ Y tế./.
Đức Bảo
Tin tức liên quan
Quyết định phê duyệt Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2021-2030 và tầm nhìn đến năm 2045
Quản lý trang thiết bị y tế
Quy định về quản lý chất thải y tế trong phạm vi khuôn viên cơ sở y tế
V/v áp dụng “Hộ chiếu vắc-xin” và các biện pháp nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho chuyên gia nước ngoài nhập cảnh phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế
Kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, tại cuộc họp Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 trực tuyến các địa phương về công tác phòng, chống dịch COVID-19
HƯỚNG DẪN QUẢN LÝ NGƯỜI MẮC COVID-19 TẠI NHÀ
Kết luận của UBND tỉnh Nguyễn Tấn Tuân kiêm Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Khánh Hòa tại cuộc họp Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 ngày 25/01/2022
Kết luận của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đinh Văn Thiệu kiêm Phó Trưởng Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Khánh Hòa tại cuộc họp Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 ngày 11/02/2022
Kết luận của Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Tấn Tuân kiêm Trưởng Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Khánh Hòa tại cuộc họp Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 ngày 25/01/2022
TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG DỊCH COVID-19 TRƯỚC, TRONG VÀ SAU TẾT NGUYÊN ĐÁN NHÂN DẦN 2022
V/v hướng dẫn chẩn đoán điều trị, chăm sóc, theo dõi và quản lý người bệnh Hemophilia
V/v ban hành tài liệu chuyên môn "Hướng dẫn một số quy trình kỹ thuật điều trị bệnh sụp mi"
V/v ban hành tài liệu chuyên môn "Hướng dẫn kiểm soát lây nhiễm lao trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và cộng đồng"
Tăng cường sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, hiệu quả tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
Tài liệu hướng dẫn phục hồi chức năng và tự chăm sóc các bệnh có liên quan sau mắc Covid-19
Thu hồi thuốc Temozolomid Ribosepharm 100 mg
TĂNG CƯỜNG TIÊM VẮC XIN PHÒNG COVID-19 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
Cập nhật tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh đến 16h ngày 21/02/2022
Cập nhật tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh đến 16h ngày 21/02/2022
Cập nhật tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh đến 17h ngày 15/02/2022
Mời chào giá thuê xe vận chuyển viên chức, người lao động đi công tác các huyện, thị xã, thành phố tỉnh Khánh Hòa
Mời chào giá thuê xe vận chuyển viên chức, người lao động đi công tác các huyện, thị xã, thành phố tỉnh Khánh Hòa
Mời chào giá sửa xe ô tô
Mời chào giá thuê xe vận chuyển viên chức, người lao động đi công tác các huyện, thị xã, thành phố tỉnh Khánh Hòa
Mời chào giá mua cơ số thuốc (lần 2)
Công văn số 310/BTTTT-ƯDCNTT ngày 10/02/2012 của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc hướng dẫn áp dụng bộ tiêu chí đánh giá cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước