TIẾP TỤC SẴN SÀNG CHỐNG DỊCH COVID-19 TRONG TẤT CẢ CÁC CƠ QUAN, ĐƠN VỊ VÀ CỘNG ĐỒNG
Tính đến nay, cả nước ghi nhận tích lũy 2.576 trường hợp mắc. Trong số các trường hợp mắc được ghi nhận, đã có 2.265 trường hợp được điều trị khỏi (87,9%), hiện còn 272 đang được điều trị (10,5%) và 35 trường hợp tử vong (1,3%).
Theo ông Vũ Mạnh Cường – Vụ Phó Vụ Truyền thông và thi đua Khen thưởng, công tác phòng chống dịch COVID-19 cần thiết minh bạch trong việc cung cấp thông tin, truyền thông sâu rộng, tạo được sự tham gia, hưởng ứng tích cực, đồng thuận của người dân trong công tác phòng, chống dịch, hạn chế sự lây lan trong cộng đồng. Xác định rõ ngay từ đầu “thắng truyền thông mới thắng được dịch”, chúng ta đã huy động sức mạnh tổng thể của nền báo chí cách mạng Việt Nam; phát huy hết sức hiệu quả các tiến bộ khoa học kỹ thuật; các lực lượng; các phương tiện; kết hợp đa dạng các hình thức truyền thông để tạo nên một chiến dịch truyền thông phòng, chống dịch thực sự ấn tượng và hiệu quả.
Dòng chảy truyền thông chủ đạo được chính người dân kiểm chứng độ xác thực trên thực tế chống dịch tại địa phương của mình đã tạo được niềm tin của người dân đối với sự lãnh đạo của Đảng và điều hành của Chính phủ, sự tham gia của các cấp, các ngành. Với 20 tỷ tin nhắn được gửi đến người dân qua các nền tảng ứng dụng đã khích lệ tinh thần, ý chí đoàn kết vượt qua khó khăn của người dân, từ đó người dân chủ động và tự giác vận động, nhắc nhở nhau hưởng ứng các chính sách chống dịch của Chính phủ, thực hiện những khuyến cáo phòng, chống dịch của Bộ Y tế. Bên cạnh đó, người dân đã vô cùng sáng tạo khi biến những khuyến cáo phòng, chống dịch có phần khô khan thành những câu vè, những bài đồng dao, hay đặt lời mới cho những làn điệu dân ca gần gũi của quê hương mình và cho những giai điệu của các bài hát nổi tiếng như Ghen Covy để những nội dung truyền thông phòng, chống dịch trở nên dễ hiểu, dễ nhớ, dễ thuộc và đi vào lòng người. Có lẽ rất hiếm quốc gia trên thế giới hình thành được trận tuyến truyền thông chống dịch toàn dân ấn tượng đến như vậy.
Theo GS.TS. Nguyễn Thanh Long – Bộ Trưởng Bộ Y tế, trong bối cảnh dịch bệnh còn kéo dài và ảnh hưởng lớn đến kinh tế, xã hội, cần tiếp tục chung sống, có giải pháp phù hợp chiến đấu trường kỳ kiểm soát dịch bệnh; đồng thời tích cực thúc đẩy phát triển kinh tế, phấn đấu thực hiện cao nhất các mục tiêu đề ra. Các bộ, ngành, địa phương cần tập trung thực hiện hiệu quả các giải pháp trọng tâm sau đây:
- Tiếp tục tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo, đề cao trách nhiệm người đứng đầu trong phòng, chống dịch, tuyệt đối không lơ là, chủ quan, mất cảnh giác. Lãnh đạo các địa phương phải tập trung chỉ đạo, chủ động quyết định các biện pháp phòng, chống dịch phù hợp và chịu trách nhiệm về công tác phòng, chống dịch trên địa bàn. Khi có nguy cơ dịch xảy ra phải ưu tiên cho công tác phòng chống dịch thực hiện phương châm 4 tại chỗ, chủ động ứng phó với các cấp độ của dịch. Không áp dụng giãn cách trên phạm vi rộng; các biện pháp phòng, chống dịch cần được tính toán kỹ lưỡng, bảo đảm hạn chế tác động tiêu cực đến các hoạt động kinh tế, xã hội và đời sống người dân.
Trước mắt, cần chủ động trong trạng thái bình thường mới, vừa phát triển kinh tế, vừa sẵn sàng phòng chống dịch trong tất cả các ngành, lĩnh vực và ở tại tất cả các cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp và cộng đồng; coi việc bảo đảm an toàn với dịch bệnh là cơ sở để phát triển kinh tế - xã hội. Cơ quan quản lý phải tăng cường kiểm tra, chấn chỉnh, siết chặt việc thực hiện các biện pháp phòng chống dịch tại từng cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, nhất là những nơi thường xuyên có tập trung đông người, xử lý nghiêm các vi phạm.
- Để thực hiện mục tiêu kép, không thể liên tục áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch ở mức cao (như giãn cách xã hội) trong thời gian dài và ở phạm vi rộng, cần tích cực thực hiện các giải pháp có căn cơ nhưng phổ thông nhất, dễ thực hiện nhất nhằm ngừa lây nhiễm trong cộng đồng (như bắt buộc đeo khẩu trang tại nơi công cộng, rửa tay thường xuyên, giữ khoảng cách an toàn khi tiếp xúc, hạn chế tập trung đông người, hạn chế hội họp, tăng làm việc trực tuyến..., đồng thời thực hiện nghiêm biện pháp giám sát, bảo đảm an toàn đối với các đối tượng có nguy cơ cao trong cộng đồng (người cao tuổi, người có bệnh nền...).
Cần xác lập một số biện pháp bắt buộc như đeo khẩu trang nơi công cộng, bắt buộc phải cài đặt ứng dụng khai báo y tế, truy vết đối với một số đối tượng như các trường hợp F1, F2, có nguy cơ lây nhiễm bệnh, có chế tài xử lý các trường hợp vi phạm.
Chủ động, tích cực thúc đẩy nghiên cứu, hợp tác nghiên cứu, sản xuất, mua vắc-xin với tất cả các đối tác tiềm năng có vắc-xin.
- Tiếp tục kiểm soát chặt chẽ người nhập cảnh, nhất là lao động tay nghề cao nhập cảnh nhằm ngăn chặn nguồn bệnh xâm nhập từ bên ngoài. Lưu ý chuẩn bị chu đáo để từng bước mở lại các đường bay thương mại quốc tế phù hợp với khả năng phòng, chống dịch, bảo đảm an toàn, thúc đẩy giao lưu quốc tế, tránh những suy diễn, hệ lụy cho rằng Việt Nam đối xử không công bằng với các nước trong việc cho phép lao động người nước ngoài nhập cảnh.
- Đẩy mạnh các giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội, thực hiện mục tiêu kép không để đình trệ, đứt gãy các hoạt động kinh tế, nhất là tại các địa phương không có dịch. Hoàn thiện các quy trình bảo đảm an toàn trong các hoạt động kinh tế, xã hội, tổ chức các hoạt động đối ngoại, thúc đẩy giao thương quốc tế trong điều kiện bình thường mới; chuẩn bị sẵn sàng mọi điều kiện để thúc đẩy, thu hút đầu tư, nhất là từ các đối tác lớn...
Tổ chức tốt việc đưa các nhà đầu tư, chuyên gia, nhà quản lý doanh nghiệp cùng thân nhân và các đối tượng theo thỏa thuận với từng nước, nhập cảnh với mục đích ngoại giao, công vụ, vào Việt Nam.
Bộ Y tế đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố tiếp tục đề cao tiếp tục đề cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu; tập trung chỉ đạo thực hiện nghiêm đợt cao điểm về phòng, chống dịch COVID-19; chủ động xây dựng các phương án chống dịch, sẵn sàng đáp ứng với mọi tình huống dịch bệnh có thể xảy ra trên địa bàn. Thực hiện nghiêm túc phương châm bốn tại chỗ trong công tác phòng chống dịch. Phối hợp với Bộ Y tế rà soát, chuẩn bị sẵn sàng các kịch bản, phương án ứng phó với dịch bệnh; thường xuyên tổ chức đào tạo, tập huấn, giao ban, diễn tập để chủ động chuẩn bị cho các tình huống xấu xảy ra. Khi phát hiện các trường hợp mắc bệnh, yêu cầu nhanh chóng, khẩn trương triển khai “truy vết thần tốc, khoanh vùng nhanh, xét nghiệm rộng, phong tỏa hẹp” và thực hiện cách ly tập trung ngay với tất cả các trường hợp tiếp xúc gần (F1), khống chế mầm bệnh, không để lây lan rộng ra cộng đồng và áp dụng các biện pháp chống dịch phù hợp đối với từng khu vực trên địa bàn đáp ứng yêu cầu phòng, chống dịch hạn chế đến mức thấp nhất các tác động tiêu cực đến các hoạt động kinh tế - xã hội.
Chỉ đạo mạnh mẽ thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng, chống dịch trong tình hình mới theo hướng dẫn của Bộ Y tế; thực hiện tốt thông điệp 5K và thực hiện các chế tài xử phạt các trường hợp vi phạm công tác phòng, chống dịch.
Phối hợp với Bộ Y tế tổ chức tốt tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 đảm bảo an toàn, khẩn trương, đúng đối tượng theo đúng Nghị quyết 21/NQ-CP.
Chỉ đạo các đơn vị liên quan quản lý chặt chẽ các trường hợp nhập cảnh, xây dựng các phương án quản lý người nhập cảnh đặc biệt khi nới lỏng các hạn chế trong đi lại quốc tế; quản lý chặt chẽ các cơ sở được lựa chọn thực hiện cách ly; triển khai công tác đảm bảo an ninh trật tự và đảm bảo an toàn phòng chống dịch. Phối hợp chặt chẽ với lực lượng quân đội, công an trong việc thực hiện nghiêm các quy định về quản lý người cách ly tại các cơ sở cách ly và cách ly tại nơi lưu trú.
Thường xuyên tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện các biện pháp phòng chống dịch tại các cơ sở cách ly tập trung được lựa chọn và tại nơi lưu trú.
Anh Huy
Tin tức liên quan
Quyết định phê duyệt Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2021-2030 và tầm nhìn đến năm 2045
Quản lý trang thiết bị y tế
Quy định về quản lý chất thải y tế trong phạm vi khuôn viên cơ sở y tế
V/v áp dụng “Hộ chiếu vắc-xin” và các biện pháp nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho chuyên gia nước ngoài nhập cảnh phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế
Kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, tại cuộc họp Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 trực tuyến các địa phương về công tác phòng, chống dịch COVID-19
HƯỚNG DẪN QUẢN LÝ NGƯỜI MẮC COVID-19 TẠI NHÀ
Kết luận của UBND tỉnh Nguyễn Tấn Tuân kiêm Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Khánh Hòa tại cuộc họp Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 ngày 25/01/2022
Kết luận của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đinh Văn Thiệu kiêm Phó Trưởng Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Khánh Hòa tại cuộc họp Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 ngày 11/02/2022
Kết luận của Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Tấn Tuân kiêm Trưởng Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Khánh Hòa tại cuộc họp Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 ngày 25/01/2022
TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG DỊCH COVID-19 TRƯỚC, TRONG VÀ SAU TẾT NGUYÊN ĐÁN NHÂN DẦN 2022
V/v hướng dẫn chẩn đoán điều trị, chăm sóc, theo dõi và quản lý người bệnh Hemophilia
V/v ban hành tài liệu chuyên môn "Hướng dẫn một số quy trình kỹ thuật điều trị bệnh sụp mi"
V/v ban hành tài liệu chuyên môn "Hướng dẫn kiểm soát lây nhiễm lao trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và cộng đồng"
Tăng cường sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, hiệu quả tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
Tài liệu hướng dẫn phục hồi chức năng và tự chăm sóc các bệnh có liên quan sau mắc Covid-19
Thu hồi thuốc Temozolomid Ribosepharm 100 mg
TĂNG CƯỜNG TIÊM VẮC XIN PHÒNG COVID-19 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
Cập nhật tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh đến 16h ngày 21/02/2022
Cập nhật tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh đến 16h ngày 21/02/2022
Cập nhật tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh đến 17h ngày 15/02/2022
Mời chào giá thuê xe vận chuyển viên chức, người lao động đi công tác các huyện, thị xã, thành phố tỉnh Khánh Hòa
Mời chào giá thuê xe vận chuyển viên chức, người lao động đi công tác các huyện, thị xã, thành phố tỉnh Khánh Hòa
Mời chào giá sửa xe ô tô
Mời chào giá thuê xe vận chuyển viên chức, người lao động đi công tác các huyện, thị xã, thành phố tỉnh Khánh Hòa
Mời chào giá mua cơ số thuốc (lần 2)
Công văn số 310/BTTTT-ƯDCNTT ngày 10/02/2012 của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc hướng dẫn áp dụng bộ tiêu chí đánh giá cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước