MỘT SỐ BÀI HỌC KINH NGHIỆM TRONG CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG DỊCH COVID-19 TẠI VIỆT NAM

26/03/2021
Tính đến nay, cả nước ghi nhận tích lũy 2.579 trường hợp mắc. Trong số các trường hợp mắc được ghi nhận, đã có 2.265 trường hợp được điều trị khỏi (87,8%), hiện còn 275 đang được điều trị (10,6%) và 35 trường hợp tử vong (1,3%).

MỘT SỐ BÀI HỌC KINH NGHIỆM TRONG CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG DỊCH COVID-19 TẠI VIỆT NAM

Tính đến nay, cả nước ghi nhận tích lũy 2.579 trường hợp mắc. Trong số các trường hợp mắc được ghi nhận, đã có 2.265 trường hợp được điều trị khỏi (87,8%), hiện còn 275 đang được điều trị (10,6%) và 35 trường hợp tử vong (1,3%).

Theo Bộ Trưởng Bộ Y tế - Nguyễn Thanh Long, công tác phòng chống dịch COVID-19 của Việt Nam có những bài học kinh nghiệm là:

Một là, sự vào cuộc nhanh chóng, kịp thời, thống nhất chỉ đạo quyết liệt và xuyên suốt của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ chính trị, Ban Bí thư, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các cấp ủy Đảng với sự nỗ lực, khẩn trương của chính quyền các cấp. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước; Ban Bí thư, Thường trực Ban Bí thư đã có lời kêu gọi toàn dân đồng lòng, chung tay chống dịch. Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ liên tục có các chỉ đạo thần tốc, quyết liệt và đúng thời điểm ngay từ rất sớm, đã mang lại hiệu quả trong công tác phòng chống dịch bệnh.

Có thể nói đây là một trong những điểm đặc biệt của Việt Nam trong cuộc chiến chống dịch COVID-19. Với sự chỉ đạo thống nhất từ trung ương đến địa phương trên tinh thần “chống dịch như chống giặc”, toàn bộ hệ thống chính trị đã vào cuộc và huy động được sự tham gia của toàn thể người dân, tạo sự đồng thuận cao trong toàn xã hội để thực hiện các biện pháp đáp ứng phòng, chống dịch một cách mạnh mẽ, huy động được các nguồn lực lớn trong thời gian ngắn phục vụ công tác phòng chống dịch.

Hai là, triển khai sớm, chủ động và đặc biệt là kiên định với biện pháp chống dịch xuyên suốt các giai đoạn là “chủ động ngăn chặn - phát hiện sớm - cách ly kịp thời - khoanh vùng gọn- dập dịch triệt để - điều trị hiệu quả”.

Với quan điểm luôn đi trước một bước, Chính phủ, Ban Chỉ đạo Quốc gia đã liên tục chỉ đạo các cơ quan, chính quyền các cấp thực hiện chủ động, quyết liệt các biện pháp phòng chống dịch bệnh COVID-19 bao gồm các hoạt động ngăn chặn dịch ngay từ cửa khẩu; giám sát, phát hiện sớm và cách ly kịp thời các trường hợp nhập cảnh từ vùng dịch, những người nghi ngờ, người mắc bệnh và người tiếp xúc; tổ chức truy vết và xử lý triệt để các ổ dịch không để dịch lây lan rộng ra cộng đồng. Ngay từ đầu, ngành Y tế đã dứt khoát quan điểm kiên quyết cách ly những người tiếp xúc gần (F1) và lấy mẫu xét nghiệm để đưa ngay mầm bệnh ra khỏi cộng đồng, ngăn chặn sự lây lan ra cộng đồng. Từ đó liên tục mở rộng năng lực xét nghiệm và đến nay khả năng xét nghiệm của nước ta có thể hoàn toàn đáp ứng khi tình huống dịch xảy ra trên diện rộng.

Cơ chế cách ly của Việt Nam được thiết kế công phu, chi tiết đảm bảo mọi trường hợp nhiễm, nghi nhiễm và những người tiếp xúc gần đều phải được cách ly. Bên cạnh việc tất cả những người nhập cảnh đều phải cách ly tập trung trong vòng 14 ngày để theo dõi sức khỏe, kịp thời phát hiện những ca nhiễm bệnh, Việt Nam đã đưa ra một hệ thống 4 vòng cách ly, bao gồm vòng cách ly tại cơ sở y tế đối với ca nhiễm và tiếp xúc gần (F0, F1), tại cơ sở cách ly tập trung đối với người tiếp xúc gần với F1 (F2) và tại nhà và nơi lưu trú đối với người tiếp xúc gần với F2 (F3). Vòng cách ly thứ tư là khoanh vùng phong tỏa một cộng đồng có nhiều ca bệnh. Bằng cách ngăn chặn và vô hiệu hóa các mắt xích lây bệnh trong cộng đồng, hệ thống cách ly này ngăn chặn rất hữu hiệu sự bùng phát dịch, mà trường hợp từ 2 ca lây nhiễm tại nơi cách ly ở TP. Hồ Chí Minh chỉ gây ra thêm 2 ca thứ phát trong cộng đồng hồi đầu tháng 12/2020 là một ví dụ tiêu biểu.

Để tránh khả năng các ca dương tính đổ dồn về những bệnh viện lớn gây vỡ trận trong điều trị, ngay từ những ngày đầu chống dịch Việt Nam đã đưa ra kịch bản phân tuyến điều trị, theo đó các ca bệnh phát hiện tại địa phương nào sẽ được điều trị tại cơ sở y tế của địa phương đó bởi đội ngũ thầy thuốc tại chỗ theo phác đồ điều trị được liên tục cập nhật của Bộ Y tế, đồng thời còn nhận được sự trợ giúp từ những chuyên gia đầu ngành thông qua hệ thống khám chữa bệnh từ xa. Bên cạnh đó Bộ Y tế thành lập 45 đội cơ động phản ứng nhanh chống dịch với thành phần là các bác sĩ, điều dưỡng giàu kinh nghiệm từ 25 bệnh viện dân sự và 20 bệnh viện quân sự sẵn sàng phản ứng nhanh, hỗ trợ chuyên môn cho các bệnh viện thu dung, điều trị, chăm sóc và kiểm soát lây nhiễm tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khi có yêu cầu. Phòng khám đa khoa Quang Hà, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc là đơn vị y tế tuyến huyện đầu tiên trong cả nước thu dung và điều trị khỏi các ca bệnh COVID-19.

Ba là, vai trò quan trọng của bài học theo phương châm “bốn tại chỗ” (chỉ huy tại chỗ, lực lượng tại chỗ, phương tiện và vật tư tại chỗ, hậu cần tại chỗ), chú trọng vai trò chủ động của chính quyền các địa phương. Tất cả các địa phương trong cả nước đều thành lập Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 cấp tỉnh, thành phố, huy động tất cả các ban, ngành, đoàn thể tham gia để đảm bảo triển khai toàn diện các biện pháp phòng chống dịch mà Ban Chỉ đạo Quốc gia đưa ra, có tính đến những yếu tố phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội và văn hóa của địa phương mình. Bài học huy động sức dân vẫn còn nguyên giá trị và phát huy rõ sức mạnh trong phòng, chống dịch COVID-19, trở thành một trong những yếu tố then chốt đảm bảo thành công.

Việt Nam đã sáng tạo ra những cách chống dịch rất hiệu quả, tổng hợp sức mạnh của hệ thống chính trị và ý thức công dân của từng người dân. Tiêu biểu phải kể đến việc thành lập các tổ chống COVID-19 trong cộng đồng – mô hình được đưa vào áp dụng lần đầu tại xã Sơn Lôi, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc, khi xã này được phong tỏa trong 3 tuần lễ sau khi phát hiện ra chùm ca bệnh liên quan đến một ca mắc bệnh từ Vũ Hán (Trung Quốc) trở về, sau đó được nhân rộng thành công ở nhiều địa phương trong đợt chống dịch tại miền Trung từ cuối tháng 7/2020. Tổ phòng, chống COVID-19 cộng đồng là cầu nối giữa chính quyền và ngành y tế với người dân, thực hiện giám sát và truyền thông phòng, chống dịch chủ động tới từng hộ gia đình. Mỗi tổ chỉ bao gồm 2-3 tình nguyện viên, được ngành y tế hướng dẫn chuyên môn kỹ thuật, có thể bao quát 40-50 hộ gia đình, vừa giúp đỡ người dân biết cách phòng, chống dịch, chăm sóc sức khỏe trong mùa dịch, phát hiện ngay những ca nghi nhiễm để xét nghiệm, vừa giúp truy vết nhanh các F1, F2 khi có ca bệnh trong cộng đồng. Gần 15 nghìn tổ COVID-19 cộng đồng đã phát huy sức mạnh, nhanh chóng chặn đứng đợt dịch bùng phát ở khu vực miền Trung.

Lâm Quyên

02/QĐ-TTg

Quyết định phê duyệt Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2021-2030 và tầm nhìn đến năm 2045

98/2021/NĐ-CP

Quản lý trang thiết bị y tế

20/2021/TT-BYT

Quy định về quản lý chất thải y tế trong phạm vi khuôn viên cơ sở y tế

7937/VPCP-QHQT

V/v áp dụng “Hộ chiếu vắc-xin” và các biện pháp nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho chuyên gia nước ngoài nhập cảnh phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế

285/TB-VPCP

Kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, tại cuộc họp Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 trực tuyến các địa phương về công tác phòng, chống dịch COVID-19

1265/HD-BCĐ

HƯỚNG DẪN QUẢN LÝ NGƯỜI MẮC COVID-19 TẠI NHÀ

38/TB-UBND

Kết luận của UBND tỉnh Nguyễn Tấn Tuân kiêm Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Khánh Hòa tại cuộc họp Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 ngày 25/01/2022

48/TB-UBND

Kết luận của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đinh Văn Thiệu kiêm Phó Trưởng Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Khánh Hòa tại cuộc họp Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 ngày 11/02/2022

38/TB-UBND

Kết luận của Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Tấn Tuân kiêm Trưởng Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Khánh Hòa tại cuộc họp Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 ngày 25/01/2022

509/UBND-KGVX

TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG DỊCH COVID-19 TRƯỚC, TRONG VÀ SAU TẾT NGUYÊN ĐÁN NHÂN DẦN 2022

472/QĐ-BYT

V/v hướng dẫn chẩn đoán điều trị, chăm sóc, theo dõi và quản lý người bệnh Hemophilia

627/QĐ-BYT

V/v ban hành tài liệu chuyên môn "Hướng dẫn một số quy trình kỹ thuật điều trị bệnh sụp mi"

579/QĐ-BYT

V/v ban hành tài liệu chuyên môn "Hướng dẫn kiểm soát lây nhiễm lao trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và cộng đồng"

1695/KCB-NV

Tăng cường sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, hiệu quả tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

1242/QĐ-BYT

Tài liệu hướng dẫn phục hồi chức năng và tự chăm sóc các bệnh có liên quan sau mắc Covid-19

1864/SYT-NVYD

Thu hồi thuốc Temozolomid Ribosepharm 100 mg

906/SYT-NVYD

TĂNG CƯỜNG TIÊM VẮC XIN PHÒNG COVID-19 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

786/SYT-NVYD

Cập nhật tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh đến 16h ngày 21/02/2022

786/SYT-NVYD

Cập nhật tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh đến 16h ngày 21/02/2022

694/SYT-NVYD

Cập nhật tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh đến 17h ngày 15/02/2022

2525/KSBT-TCHC

Mời chào giá thuê xe vận chuyển viên chức, người lao động đi công tác các huyện, thị xã, thành phố tỉnh Khánh Hòa

2253/KSBT-TCHC

Mời chào giá thuê xe vận chuyển viên chức, người lao động đi công tác các huyện, thị xã, thành phố tỉnh Khánh Hòa

2224/KSBT-TCHC

Mời chào giá sửa xe ô tô

1909/KSBT-TCHC

Mời chào giá thuê xe vận chuyển viên chức, người lao động đi công tác các huyện, thị xã, thành phố tỉnh Khánh Hòa

1913/KSBT-KHNV

Mời chào giá mua cơ số thuốc (lần 2)

310/BTTTT-ƯDCNTT

Công văn số 310/BTTTT-ƯDCNTT ngày 10/02/2012 của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc hướng dẫn áp dụng bộ tiêu chí đánh giá cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước

Tổng đài tư vấn các dịch vụ
Số ĐIỆN THOẠI
Thống kê
  • Đang truy cập383
  • Hôm nay8593
  • Tháng hiện tại196880
  • Năm hiện tại3171401
  • Tổng lượt truy cập9337301
  • Xem tiếp >>
Phòng chống cúm A(H5) trên người
Liên kết website