HƯỞNG ỨNG NGÀY THẾ GIỚI PHÒNG CHỐNG BỆNH SỐT RÉT 25/4/2021
“ĐẦU TƯ NGUỒN LỰC NHẰM ĐẠT MỤC TIÊU LOẠI TRỪ BỆNH SỐT RÉT Ở VIỆT NAM”
Sốt rét là bệnh truyền nhiễm do ký sinh trùng sốt rét gây nên, bệnh lây truyền qua đường máu do muỗi Anophenles cái hút máu từ người bệnh truyền sang người lành. Ký sinh trùng sốt rét xâm nhập vào cơ thể người phá hủy hồng cầu làm cho người bệnh bị thiếu máu và gây nên cơn sốt rét, nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong.
Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hiện nay bệnh sốt rét còn lưu hành ở 91 quốc gia và vùng lãnh thổ với trên 3 tỷ người sống trong vùng sốt rét lưu hành. Ở Việt Nam, có khoảng 12 triệu người sống trong vùng sốt rét lưu hành. Người mắc sốt rét chủ yếu là người dân tộc sống ở các vùng kinh tế còn khó khăn, vùng sâu, vùng xa.
Trong những năm gần đây, số ca mắc sốt rét trên phạm vi cả nước nói chung cũng như Khánh Hòa nói riêng giảm mạnh, điều này cho thấy các biện pháp phòng chống và loại trừ sốt rét thực hiện mang lại hiệu quả do nguồn lực đầu tư hàng năm, ngoài chương trình mục tiêu y tế - dân số của chính phủ còn có sự hỗ trợ to lớn từ Dự án Sáng kiến khu vực ngăn chặn và loại trừ sốt rét kháng thuốc Artemisinin giai đoạn 2018 – 2020 (RAI2E) và các nguồn lực khác.
Tại tỉnh Khánh Hòa, thực hiện chiến lược Quốc gia phòng, chống và loại trừ sốt rét ở Việt nam, ngành Y tế đã nổ lực huy động các nguồn lực, tổ chức triển khai tốt các hoạt động điều tra, giám sát phòng chống sốt rét tại cộng đồng, phun hóa chất xua, diệt muỗi truyền bệnh sốt rét, tập huấn kỹ thuật xét nghiệm, chẩn đoán điều trị sốt rét đáp ứng yêu cầu, năng lực giám sát phát hiện của hệ thống y tế đảm bảo đủ cơ số thuốc, hóa chất, vật tư phục vụ cho công tác phòng, chống sốt rét trên địa bàn tỉnh. Đặc biệt hoạt động giám sát phát hiện trường hợp mắc sốt rét, quản lý đối tượng giao lưu vùng sốt rét lưu hành và kịp thời lấy lam máu xét nghiệm tìm ký sinh trùng sốt rét được đặc biệt chú trọng. Năm 2020 vừa qua, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Khánh Hòa đã thực hiện điều tra giám sát dịch tễ sốt rét tại các địa phương 18 lượt điều tra với tổng lam máu xét nghiệm 5.083 lam; tiến hành phát hiện chủ động 37.230 (lam, test chẩn đoán và lam – test); Điều tra giám sát véc tơ sốt rét 18 lượt và đã xác định véc tơ truyền bệnh chính là An. Dirus; Số dân được bảo vệ bằng màn tẩm hóa chất là 50.858 dân; 22.286 màn đôi; số dân được bảo vệ bằng phun hóa chất phòng chống véc tơ sốt rét: 10.861 dân; 5492 hộ gia đình. Do vậy, số ca nhiễm có ký sinh trùng giảm dần từ 125 ca (2018) xuống còn 95 ca (2019) và năm 2020 chỉ có 30 ca, 3 tháng đầu năm 2021 toàn tỉnh chưa ghi nhận ca mắc sốt rét nào.
Khánh Hòa là một tỉnh nằm trong vùng nhiệt đới, điều kiện khí hậu thuận lợi cho các loài côn trùng gây bệnh tồn tại và phát triển, hiện nay diễn biến thời tiết thất thường mưa, nắng xen kẽ tạọ điều kiện thuận lợi cho muỗi truyền bệnh sốt rét phát triển mạnh, cùng với việc bảo vệ cá nhân tránh phơi nhiễm với muỗi cho cộng đồng gặp khó khăn. Trước mắt tập trung việc phát hiện và điều trị cho tất cả những đối tượng mang ký sinh trùng bao gồm bệnh nhân, người nhà bệnh nhân và cộng đồng xung quanh nhà bệnh nhân, những người có yếu tố nguy cơ như đi rừng, ngũ rẫy, phun tồn lưu hóa chất cho tất cả các hộ gia đình tại thôn, bản có ổ bệnh và áp dụng các biện pháp bảo vệ bổ sung như khơi thông cống rãnh, tránh các ổ nước đọng, phát quang bụi rậm xung quanh nhà…Vì vậy, để duy trì kết quả phòng, chống bệnh sốt rét đạt được trong những năm qua, đồng thời tiến đến lộ trình loại trừ sốt rét giai đoạn 2021 – 2025, trong đó TP. Nha Trang và TP. Cam Ranh được cấp giấy chứng nhận loại trừ sốt rét năm 2021; một trong những vấn đề cần tập trung vào hoạt động truyền thông, giáo dục sức khỏe với nhiều hình thức khác nhau để mọi người dân chủ động phòng, chống bệnh sốt rét, phối hợp với các ban ngành đoàn thể, các tổ chức chính trị xã hội trên địa bàn tăng cường các biện pháp truyền thông phòng chống sốt rét như ngủ màn, ngủ màn tẩm hóa chất tồn lưu lâu được cấp từ dự án sốt rét (RAI2E), sử dụng hương xua tại gia đình, sử dụng các biện pháp bảo vệ cá nhân bổ sung khi đi rừng, ngủ rẫy như không đi làm sớm và về muộn, mặc áo quần dài tay, sử dụng kem xua muỗi… Trong các mùa cao điểm sốt rét, y tế các cấp, đặc biệt là tuyến cơ sở cần tăng cường phát hiện ca bệnh chủ động ngay từ cộng đồng bằng test chẩn đoán nhanh; điều trị triệt để ca bệnh theo phát đồ quy định của Bộ Y tế.
Bệnh sốt rét có thể phòng, chống và chữa khỏi hoàn toàn khi thực hiện tốt các biện pháp phòng bệnh, phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Vì vậy, người dân hãy tích cực tham gia các hoạt động phòng chống sốt rét.
Để phòng chống bệnh sốt rét, người dân cần thực hiện các biện pháp sau:
- Thường xuyên ngủ màn, ngay cả ban ngày và màn cần được tẩm hóa chất diệt muỗi nếu ở vùng có dịch.
- Sử dụng một số biện pháp xua đuổi muỗi như dùng vợt muỗi, nhang đốt muỗi, thoa kem chống muỗi....
- Cần vệ sinh môi trường xung quanh nơi ở, loại bỏ những nơi trú ẩn của muỗi, phát quang bụi rậm, sắp xếp vật dụng sinh hoạt trong gia đình ngăn nắp.
- Những người đi làm ở vùng rừng núi cần mang theo màn để ngủ, trước khi đi nên đến cơ sở y tế để được cấp thuốc uống.
- Khi thấy các triệu chứng của bệnh sốt rét như: rét run, sốt nóng, sau đó vã mồ hôi hoặc cảm thấy ớn lạnh, người bệnh cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
.
Hữu Sinh
Tin tức liên quan
Quyết định phê duyệt Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2021-2030 và tầm nhìn đến năm 2045
Quản lý trang thiết bị y tế
Quy định về quản lý chất thải y tế trong phạm vi khuôn viên cơ sở y tế
V/v áp dụng “Hộ chiếu vắc-xin” và các biện pháp nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho chuyên gia nước ngoài nhập cảnh phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế
Kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, tại cuộc họp Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 trực tuyến các địa phương về công tác phòng, chống dịch COVID-19
HƯỚNG DẪN QUẢN LÝ NGƯỜI MẮC COVID-19 TẠI NHÀ
Kết luận của UBND tỉnh Nguyễn Tấn Tuân kiêm Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Khánh Hòa tại cuộc họp Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 ngày 25/01/2022
Kết luận của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đinh Văn Thiệu kiêm Phó Trưởng Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Khánh Hòa tại cuộc họp Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 ngày 11/02/2022
Kết luận của Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Tấn Tuân kiêm Trưởng Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Khánh Hòa tại cuộc họp Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 ngày 25/01/2022
TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG DỊCH COVID-19 TRƯỚC, TRONG VÀ SAU TẾT NGUYÊN ĐÁN NHÂN DẦN 2022
V/v hướng dẫn chẩn đoán điều trị, chăm sóc, theo dõi và quản lý người bệnh Hemophilia
V/v ban hành tài liệu chuyên môn "Hướng dẫn một số quy trình kỹ thuật điều trị bệnh sụp mi"
V/v ban hành tài liệu chuyên môn "Hướng dẫn kiểm soát lây nhiễm lao trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và cộng đồng"
Tăng cường sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, hiệu quả tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
Tài liệu hướng dẫn phục hồi chức năng và tự chăm sóc các bệnh có liên quan sau mắc Covid-19
Thu hồi thuốc Temozolomid Ribosepharm 100 mg
TĂNG CƯỜNG TIÊM VẮC XIN PHÒNG COVID-19 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
Cập nhật tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh đến 16h ngày 21/02/2022
Cập nhật tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh đến 16h ngày 21/02/2022
Cập nhật tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh đến 17h ngày 15/02/2022
Mời chào giá thuê xe vận chuyển viên chức, người lao động đi công tác các huyện, thị xã, thành phố tỉnh Khánh Hòa
Mời chào giá thuê xe vận chuyển viên chức, người lao động đi công tác các huyện, thị xã, thành phố tỉnh Khánh Hòa
Mời chào giá sửa xe ô tô
Mời chào giá thuê xe vận chuyển viên chức, người lao động đi công tác các huyện, thị xã, thành phố tỉnh Khánh Hòa
Mời chào giá mua cơ số thuốc (lần 2)
Công văn số 310/BTTTT-ƯDCNTT ngày 10/02/2012 của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc hướng dẫn áp dụng bộ tiêu chí đánh giá cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước