HỘI NGHỊ TRỰC TUYẾN TẬP HUẤN, CHIA SẺ KINH NGHIỆM TRONG CÔNG TÁC XÉT NGHIỆM SARS-COV-2
Ngày 14/5/2021 tại Hà Nội, PGS.TS.Nguyễn Trường Sơn và GS.TS. Trần Văn Thuấn, Thứ trưởng Bộ Y tế chủ trì Hội nghị trực tuyến tập huấn, chia sẻ kinh nghiệm trong công tác xét nghiệm SARS-CoV-2 với 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Tham dự tại điểm cầu Trung ương còn có đại diện WHO tại Việt Nam; đại diện lãnh đạo và chuyên viên các Vụ, Cục, Văn phòng, đơn vị thuộc Bộ Y tế và các đơn vị liên quan.
Tại điểm cầu địa phương có đại diện Lãnh đạo Sở Y tế các Tỉnh, thành phố; các Bệnh viện, Viện, Trung tâm y tế, các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Tại Hội nghị, GS.TS.Trần Văn Thuấn, Thứ trưởng Bộ Y tế cho biết: để tăng cường công tác xét nghiệm, Bộ Y tế đã có nhiều chỉ đạo đôn đốc, đề nghị các địa phương thực hiện tinh thần "4 tại chỗ". Đến nay, Việt Nam có 175 phòng xét nghiệm COVID-19 (cả khẳng định và sàng lọc), cấp phép 31 loại sinh phẩm cho các kỹ thuật xét nghiệm Realtime RT-PCR, kháng nguyên nhanh và kháng thể. Công suất xét nghiệm hiện nay đã tăng 2-3 lần so với các đợt dịch trước, có thể đạt khoảng 100.000 mẫu đơn/ngày.
Phát biểu từ điểm cầu nơi thực hiện cách ly y tế, PGS.TS.Nguyễn Trường Sơn, Thứ trưởng Bộ Y tế cho rằng với 175 phòng xét nghiệm là số lượng lớn nhưng phải đi đôi với chất lượng tốt. Do đó, Thứ trưởng đề nghị bên cạnh số lượng tăng thì phải tăng về chất lượng hết sức cần thiết từ khâu lấy mẫu, đảm bảo quy trình xét nghiệm (nội kiểm, ngoại kiểm) phải đúng quy định.
Việc lấy mẫu vô cùng quan trọng, quyết định chất lượng, kết quả xét nghiệm. Chính vì vậy, cán bộ lấy mẫu phải được tập huấn kỹ, phải đánh giá tập huấn cho nhân viên lấy mẫu, kiểm soát quá trình chất lượng lấy mẫu. Cùng đó, vật liệu lấy mẫu, môi trường lấy mẫu phải phù hợp với kỹ thuật lấy mẫu.
Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn cho biết: Bộ Y tế yêu cầu các cơ sở trên 300 giường bệnh bắt buộc có phòng xét nghiệm khẳng định. Hiện một số cơ sở y tế, kể cả bệnh viện lớn vẫn chưa làm được xét nghiệm khẳng định Realtime RT-PCR. Trong khi đó, Bộ Y tế yêu cầu các cơ sở trên 300 giường bệnh bắt buộc có phòng xét nghiệm khẳng định. Theo Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn, đây là việc phải thực hiện cấp thiết nhằm đảm bảo nâng cao năng lực xét nghiệm trên toàn quốc.
Với 2 loại xét nghiệm: kháng nguyên nhanh và RT-PCR, trong giai đoạn dịch này, các chuyên gia đánh giá dịch có khả năng lan rộng và phải dự phòng tình huống có 30.000 người nhiễm trên cả nước. Để đảm bảo công suất xét nghiệm, Thứ trưởng đề nghị các đơn vị, địa phương phải biết kết hợp các phương tiện xét nghiệm, bên cạnh RT-PCR thì phải triển khai tích cực kháng nguyên nhanh theo công văn số 2022/BYT. "Các cơ sở phải quán triệt đối với xét nghiệm kháng nguyên nhanh. Đây là loại xét nghiệm giúp bệnh viện nhận và xử trí bệnh nhân cấp cứu, bảo vệ nhân viên y tế trong thời gian chờ xét nghiệm Realtime RT-PCR vì xét nghiệm khẳng định mất thời gian lâu hơn (hơn 6 tiếng mới có kết quả)" - PGS Trường Sơn, Thứ trưởng Bộ Y tế nhấn mạnh.
Kháng nguyên nhanh là phương pháp phục vụ xét nghiệm cho vùng tâm dịch hoặc nơi cần xét nghiệm rộng như khu công nghiệp hay cơ sở y tế. Thứ trưởng đề nghị đơn vị chức năng của Bộ nghiên cứu, có văn bản hướng dẫn để sử dụng nhuần nhuyễn hai "vũ khí" này trong công tác bảo vệ đặc biệt trong cơ sở khám chữa bệnh. "Đối với phương pháp gộp mẫu, tôi đề nghị các địa phương, đơn vị thực hiện đúng hướng dẫn của Bộ Y tế gộp 5 hoặc 6, 10 mẫu" - Thứ trưởng nhấn mạnh.
Kết luận Hội nghị, Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn nhấn mạnh hiện chúng ta an tâm với công suất hiện tại của các cơ sở xét nghiệm ở 3 miền. Trong trường hợp cần thiết, nếu kết nối và tăng trang thiết bị thì chắc chắn nâng công suất gấp nhiều lần so với hiện tại.
Thứ trưởng Trần Văn Thuấn đề nghị Sở Y tế, đơn vị thuộc Bộ, CDC địa phương, cơ sở xét nghiệm cần nghiên cứu kỹ hướng dẫn của Bộ Y tế, lựa chọn phương án triển khai xét nghiệm phù hợp với địa phương và đơn vị mình, nếu chưa rõ cần chủ động liên hệ với các đơn vị chức năng của Bộ Y tế và chuyên gia. Yêu cầu phòng xét nghiệm, các cơ sở tăng cường nội kiểm, ngoại kiểm để nâng cao chất lượng xét nghiệm.
GS.TS Trần Văn Thuấn yêu cầu Cục Y tế dự phòng xây dựng kịch bản xét nghiệm cụ thể, chi tiết trong tình huống toàn quốc có 30.000 người mắc; Thành lập ngay Tổ tư vấn để xây dựng hướng dẫn cụ thể hơn về xét nghiệm trong tình hình mới; Phối hợp Cục Khoa học Công nghệ và Đào tạo thường xuyên tổ chức tập huấn cập nhật kiến thức về xét nghiệm cho các tuyến.
Về máy móc, trang thiết bị phục vụ xét nghiệm, Thứ trưởng Trần Văn Thuấn đề nghị các địa phương đơn vị chủ động, khẩn trương chuẩn bị cho nhu cầu xét nghiệm theo tinh thần "4 tại chỗ", không để thiếu hụt nếu dịch lan rộng trong cộng đồng hay diễn biến dịch xấu hơn. Việc mua bán cần công khai, minh bạch, tránh lãng phí, tiêu cực.
Bộ Y tế luôn công khai, minh bạch trong việc cung cấp danh sách các doanh nghiệp, sinh phẩm phục vụ xét nghiệm để các địa phương, đơn vị lựa chọn cho phù hợp với nhu cầu, Thứ trưởng Trần Văn Thuấn khẳng định không có chuyện có đặc quyền cho một hay một số doanh nghiệp cố định trong thực hiện xét nghiệm.
Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn khẳng định Bộ Y tế mong muốn các doanh nghiệp tiếp tục có các giải pháp nhằm nghiên cứu, phát triển, nhập khẩu các loại máy móc, trang thiết bị hiện đại phục vụ xét nghiệm, chung tay cùng Bộ Y tế, Ban chỉ đạo Quốc gia, Chính phủ và Nhân dân trong công tác phòng, chống dịch COVID-19 đạt hiệu quả./.
Nguyên Khải
Tin tức liên quan
Quyết định phê duyệt Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2021-2030 và tầm nhìn đến năm 2045
Quản lý trang thiết bị y tế
Quy định về quản lý chất thải y tế trong phạm vi khuôn viên cơ sở y tế
V/v áp dụng “Hộ chiếu vắc-xin” và các biện pháp nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho chuyên gia nước ngoài nhập cảnh phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế
Kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, tại cuộc họp Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 trực tuyến các địa phương về công tác phòng, chống dịch COVID-19
HƯỚNG DẪN QUẢN LÝ NGƯỜI MẮC COVID-19 TẠI NHÀ
Kết luận của UBND tỉnh Nguyễn Tấn Tuân kiêm Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Khánh Hòa tại cuộc họp Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 ngày 25/01/2022
Kết luận của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đinh Văn Thiệu kiêm Phó Trưởng Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Khánh Hòa tại cuộc họp Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 ngày 11/02/2022
Kết luận của Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Tấn Tuân kiêm Trưởng Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Khánh Hòa tại cuộc họp Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 ngày 25/01/2022
TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG DỊCH COVID-19 TRƯỚC, TRONG VÀ SAU TẾT NGUYÊN ĐÁN NHÂN DẦN 2022
V/v hướng dẫn chẩn đoán điều trị, chăm sóc, theo dõi và quản lý người bệnh Hemophilia
V/v ban hành tài liệu chuyên môn "Hướng dẫn một số quy trình kỹ thuật điều trị bệnh sụp mi"
V/v ban hành tài liệu chuyên môn "Hướng dẫn kiểm soát lây nhiễm lao trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và cộng đồng"
Tăng cường sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, hiệu quả tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
Tài liệu hướng dẫn phục hồi chức năng và tự chăm sóc các bệnh có liên quan sau mắc Covid-19
Thu hồi thuốc Temozolomid Ribosepharm 100 mg
TĂNG CƯỜNG TIÊM VẮC XIN PHÒNG COVID-19 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
Cập nhật tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh đến 16h ngày 21/02/2022
Cập nhật tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh đến 16h ngày 21/02/2022
Cập nhật tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh đến 17h ngày 15/02/2022
Mời chào giá thuê xe vận chuyển viên chức, người lao động đi công tác các huyện, thị xã, thành phố tỉnh Khánh Hòa
Mời chào giá thuê xe vận chuyển viên chức, người lao động đi công tác các huyện, thị xã, thành phố tỉnh Khánh Hòa
Mời chào giá sửa xe ô tô
Mời chào giá thuê xe vận chuyển viên chức, người lao động đi công tác các huyện, thị xã, thành phố tỉnh Khánh Hòa
Mời chào giá mua cơ số thuốc (lần 2)
Công văn số 310/BTTTT-ƯDCNTT ngày 10/02/2012 của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc hướng dẫn áp dụng bộ tiêu chí đánh giá cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước