ĐỪNG ĐỂ MẮC BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
Bệnh đái tháo đường là nhóm bệnh lý nội khoa, có thể mất đi khả năng sử dụng hoặc sản xuất ra hormon Insuline một cách thích hợp. Mắc đái tháo đường có nghĩa lượng đường trong máu quá cao.
Đái tháo đường tuýp 1 là do hệ thống miễn dịch cơ thể tấn công vào tế bào tuyến tụy, dẫn đến sự thiếu hụt Insuline và đường máu tăng. Người mắc đái tháo đường tuýp 1, các triệu chứng xuất hiện rất sớm, độ tuổi khá trẻ thường ở trẻ nhỏ hay tuổi vị thành niên 10-19 tuổi. Có người cho rằng nguyên nhân đái tháo đường tuýp 1 là kết hợp của yếu tố di truyền và yếu tố môi trường; như mẹ hoặc anh chị em mắc bệnh đái tháo đường tuýp 1; người bệnh có tiếp xúc với một số vi rút gây bệnh; thiếu vitamin D; sớm sử dụng sữa bò trước 4 tháng tuổi là những yếu tố góp phần gây ra nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường tuýp 1.
Đái tháo đường tuýp 2 còn gọi là bệnh đái tháo đường không phụ thuộc Insuline. Tỷ lệ mắc đái tháo đường tuýp 2 chiếm 90-95% tổng số bệnh nhân được chẩn đoán đái tháo đường. Người bệnh đái tháo đường tuýp 2 thường ở tuổi trưởng thành, hiện nay nhiều trường hợp mắc đái tháo đường tuýp 2 ở độ tuổi trẻ. Người mắc bệnh đái tháo đường tuýp 2, các tế bào đề kháng với Insuline, tuyến tụy không tạo ra đủ lượng Insuline để vượt qua sự đề kháng này; đường không đi vào được tế bào để tạo ra năng lượng, đường sẽ tăng cao trong máu.
Theo các chuyên gia sinh lý học, glucose là chất cần thiết cho cơ thể, là nguồn năng lượng cho tế bào cơ bắp, các mô, đặc biệt là não bộ. Gluco có trong thực phẩm chúng ta ăn, nó được dự trữ trong gan (tạo thành glycogen). Khi ta biếng ăn, lượng glucose máu quá thấp, gan sẽ ly giải glycogen thành glucose đê cân bằng đường máu; cung cấp đường cho các tế bào cơ thể. Tuy nhiên, các tế bào không thể sử dụng nguồn “nhiên liệu” này trực tiếp, phải nhờ có hỗ trợ của hormon Insuline được sản xuất bởi tuyến tụy. Với sự có mặt của Insuline, glucose được hấp thụ vào các tế bào, đường máu giảm; khi đó tuyến tụy sẽ giảm sản xuất Insuline. Như vậy, khi có sự bất thường trong quá trình trao đổi chất này, sẽ làm glucose không thể đi vào các tế bào.
Các chuyên gia cho rằng, do thừa cân, béo phì đã làm gia tăng tình trạng đề kháng Insuline lúc đầu, tuyến tụy tăng tiết Insuline để bù, nhưng theo thời gian tuyến tụy không tiết ra đủ Insuline để giữ cho mức đường máu bình thường. Glucose máu tăng cao sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.
Đường máu tăng mạn tính trong thời gian dài gây nên những rối loạn chuyển hóa carbohydrate protide, lipide, gây tổn thương tim, mạch máu, thận, mắt, thần kinh và răng. Bệnh tim mạch là biến chứng hay gặp ở người đái tháo đường, gây ra bệnh động mạch vành dẫn đến nhồi máu cơ tim, đột qụy. Huyết áp cao, mỡ máu cao, đường máu cao là những yếu tố nguy cơ góp phần gia tăng nguy cơ biến chứng tim mạch.
Tình trạng đường máu cao, kéo dài còn ảnh hưởng mạch máu ở chân tay, đặc biệt là bàn chân. Tổn thương thần kinh ở bàn chân là bệnh lý thần kinh ngoại biên, bệnh nhân có thể đau, ngứa và mất cảm giác. Người bệnh mất chú ý với chấn thương, dẫn đến nhiễm trùng có thể phải cắt cụt chi.
Các chuyên gia đái tháo đường lưu ý, những người có nguy cơ mắc đái tháo đường tuýp 2 là gia đình có người mắc đái tháo đường, tiền sử đái tháo đường thai kỳ, tuổi cao, chế độ ăn uống không lành mạnh, chế độ dinh dưỡng kém trong thời kỳ mang thai, ít hoạt động thể chất; thừa cân; tăng huyết áp; rối loạn dung nạp glucose. Đối với người có chỉ số khối cơ thể (BMI) lớn hơn hoặc bằng 23 kg/m2 hoặc cân nặng lớn hơn 120% cân nặng lý tưởng cộng với nhiều hơn một yếu tố đi kèm sau đây cần đi xét nghiệm đường máu. Cụ thể các yếu tố kèm theo là: ít vận động, gia đình có người đái tháo đường , huyết áp tâm thu lớn hơn 140mmHg, huyết áp tâm trung lớn hơn 90 mmHg hoặc người bệnh đang điều trị tăng huyết áp; có mỡ máu cao, vòng bụng nam lớn hơn 90cm; nữ lớn hơn 80cm; phụ nữ bị đa nang buồng trứng; phụ nữ bị đái tháo đường trong thai kỳ; từng mắc bệnh tim mạch do xơ vữa động mạch; tuổi từ 45 trở lên. Khi xét nghiệm, thấy kết quả bình thường nên xét nghiệm theo dõi định kỳ 1-3 năm/lần hoặc sớm hơn tùy vào yếu tố nguy cơ của từng người.
Hiện nay có khoảng 1/3 người bị đái tháo đường tuýp 2 chưa được phát hiện chẩn đoán bệnh. Đái tháo đường diễn tiến âm ỉ, nhiều bệnh nhân khi phát hiện đã có biến chứng, thậm chí có những biến chứng nặng nề. Người mắc bệnh đái tháo đường chế độ dinh dưỡng cần đảm bảo đủ chất đạm, chất béo, chất bột, vitamin và các chất khoáng. Uống đủ nước, không làm tăng đường máu nhiều sau ăn và hạ đường máu sau xa bữa ăn; duy trì đủ hoạt động thể lực bình thường hàng ngày; duy trì cân nặng lý tưởng; không làm tăng rối loạn lipit máu, làm tăng huyết áp, tổn thương thận. Đối với người béo phì, năng lượng ở nam giới là 26 kcal/kg/ngày; nữ giới là 24 kcal/ngày. Năng lượng đối với người lao động bình thường, lao động nhẹ và vừa là 30-35 kcal/kg/ngày; lao động nặng là 35-40 kcal/kg/ngày. Bệnh nhân đái tháo đường nên ăn 5-6 bữa/ngày chống tăng đường máu quá mức sau khi ăn và hạ đường máu khi đói, nhất là người bệnh có dùng thuốc hạ đường máu./.
Thanh Tùng
Tin tức liên quan
Quyết định phê duyệt Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2021-2030 và tầm nhìn đến năm 2045
Quản lý trang thiết bị y tế
Quy định về quản lý chất thải y tế trong phạm vi khuôn viên cơ sở y tế
V/v áp dụng “Hộ chiếu vắc-xin” và các biện pháp nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho chuyên gia nước ngoài nhập cảnh phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế
Kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, tại cuộc họp Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 trực tuyến các địa phương về công tác phòng, chống dịch COVID-19
HƯỚNG DẪN QUẢN LÝ NGƯỜI MẮC COVID-19 TẠI NHÀ
Kết luận của UBND tỉnh Nguyễn Tấn Tuân kiêm Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Khánh Hòa tại cuộc họp Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 ngày 25/01/2022
Kết luận của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đinh Văn Thiệu kiêm Phó Trưởng Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Khánh Hòa tại cuộc họp Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 ngày 11/02/2022
Kết luận của Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Tấn Tuân kiêm Trưởng Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Khánh Hòa tại cuộc họp Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 ngày 25/01/2022
TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG DỊCH COVID-19 TRƯỚC, TRONG VÀ SAU TẾT NGUYÊN ĐÁN NHÂN DẦN 2022
V/v hướng dẫn chẩn đoán điều trị, chăm sóc, theo dõi và quản lý người bệnh Hemophilia
V/v ban hành tài liệu chuyên môn "Hướng dẫn một số quy trình kỹ thuật điều trị bệnh sụp mi"
V/v ban hành tài liệu chuyên môn "Hướng dẫn kiểm soát lây nhiễm lao trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và cộng đồng"
Tăng cường sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, hiệu quả tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
Tài liệu hướng dẫn phục hồi chức năng và tự chăm sóc các bệnh có liên quan sau mắc Covid-19
Thu hồi thuốc Temozolomid Ribosepharm 100 mg
TĂNG CƯỜNG TIÊM VẮC XIN PHÒNG COVID-19 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
Cập nhật tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh đến 16h ngày 21/02/2022
Cập nhật tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh đến 16h ngày 21/02/2022
Cập nhật tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh đến 17h ngày 15/02/2022
Mời chào giá thuê xe vận chuyển viên chức, người lao động đi công tác các huyện, thị xã, thành phố tỉnh Khánh Hòa
Mời chào giá thuê xe vận chuyển viên chức, người lao động đi công tác các huyện, thị xã, thành phố tỉnh Khánh Hòa
Mời chào giá sửa xe ô tô
Mời chào giá thuê xe vận chuyển viên chức, người lao động đi công tác các huyện, thị xã, thành phố tỉnh Khánh Hòa
Mời chào giá mua cơ số thuốc (lần 2)
Công văn số 310/BTTTT-ƯDCNTT ngày 10/02/2012 của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc hướng dẫn áp dụng bộ tiêu chí đánh giá cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước