Chủ động phòng tránh một số bệnh dễ mắc khi chuyển mùa lạnh

27/10/2021
Thời điểm giao mùa là khi thời tiết thay đổi thất thường khiến cơ thể không thích ứng kịp. Đây chính là môi trường thuận lợi cho virus, vi khuẩn gây bệnh đường hô hấp hoạt động mạnh, do đó đây là thời điểm bùng phát rất nhiều bệnh đường hô hấp, đặc biệt là các đối tượng có hệ miễn dịch kém như trẻ nhỏ và người lớn tuổi. Vì vậy, cùng với việc phòng, chống dịch Covid-19, người dân cũng cần nâng cao ý thức, chủ động trong phòng, chống các bệnh truyền nhiễm, tránh nguy cơ “dịch chồng dịch”.

Chủ động phòng tránh một số bệnh dễ mắc khi chuyển mùa lạnh

Thời điểm giao mùa là khi thời tiết thay đổi thất thường khiến cơ thể không thích ứng kịp. Đây chính là môi trường thuận lợi cho virus, vi khuẩn gây bệnh đường hô hấp hoạt động mạnh, do đó đây là thời điểm bùng phát rất nhiều bệnh đường hô hấp, đặc biệt là các đối tượng có hệ miễn dịch kém như trẻ nhỏ và người lớn tuổi. Vì vậy, cùng với việc phòng, chống dịch Covid-19, người dân cũng cần nâng cao ý thức, chủ động trong phòng, chống các bệnh truyền nhiễm, tránh nguy cơ “dịch chồng dịch”.

Cảm lạnh, nhiễm virus hợp bào hô hấp, viêm họng, thanh quản... là một số bệnh trẻ em dễ mắc khi chuyển mùa lạnh. Dưới đây là 5 bệnh phổ biến mà trẻ dễ mắc khi chuyển mùa lạnh và các lời khuyên về cách giữ cho trẻ khỏe mạnh:

Cảm lạnh

Cảm lạnh là bệnh nhiễm siêu vi được biểu hiện bằng sổ mũi hoặc nghẹt mũi, đau họng, ho hoặc đau đầu. Trẻ cũng có thể bị sốt sớm. Sốt thường thấp. Cảm lạnh có thể xảy ra quanh năm, mặc dù chúng thường gặp nhất trong những tháng mùa đông, được gây ra bởi nhiều loại virus khác nhau. Hầu hết cơn cảm lạnh trở nên tồi tệ trong 3-5 ngày và sau đó bắt đầu được cải thiện. Việc giải quyết hoàn toàn các triệu chứng cảm lạnh phải mất khoảng 7-10 ngày. Trẻ em thường bị cảm lạnh từ 10 lần trở lên mỗi năm.

Để phòng tránh, bố mẹ cần giữ ấm bàn tay, bàn chân, ngực, đầu, cổ cho trẻ; thực hiện uống nước ấm và không cho ăn đồ lạnh; bổ sung những thực phẩm giàu protein, vitamin C từ hoa quả, rau xanh, uống nhiều nước.

Viêm phế quản

Viêm phế quản là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp rất phổ biến ở trẻ nhỏ do virus. Nó thường được thấy ở trẻ em dưới 12 tháng tuổi. Các triệu chứng bao gồm nghẹt mũi, ho, sốt nhẹ và thở khò khè, trong đó điển hình nhất các cơn ho, đờm.

Ở giai đoạn cấp tính, tình trạng viêm nhiễm xảy ra ở niêm mạc phế quản chưa có sự tổn thương. Thông thường, nguyên nhân gây bệnh là do virus.

Viêm phế quản mạn tính: là giai đoạn phát triển xấu đi của thể cấp tính. Ở giai đoạn này, ống phế quản sẽ liên tục bị kích thích, từ đó dẫn đến các biến chứng bệnh nguy hiểm (đặc biệt là bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính). Viêm phế quản mạn tính có thể kéo dài trong thời gian dài (từ vài tháng đến vài năm). Mức độ ảnh hưởng ở giai đoạn mạn tính nghiêm trọng hơn cấp tính nhiều lần.

Viêm phế quản có thể lây lan theo 2 đường chính là: người bình thường tiếp xúc trực tiếp với người bệnh có thể dẫn đến nhiễm bệnh; Lây lan qua các vật dụng cá nhân: Nếu có dùng chung vật dụng cá nhân như khăn mặt, bát, chén, bàn chải… với người mắc bệnh viêm phế quản thì nguy cơ mắc bệnh sẽ rất cao.

Cảm cúm

Virus cúm (Influenza virus) thuộc nhóm Orthomyxoviridae và được chia thành 3 type A, B và C nhưng tùy loại và có thể gây thành dịch hay không. Bệnh cúm là bệnh có khả năng lây nhiễm rất cao và lây truyền nhanh, có thể gây dịch và đại dịch.

Bệnh lây lan qua đường hô hấp, qua không khí giọt nhỏ qua các giọt nhỏ nước bọt hay dịch tiết mũi họng của bệnh nhân có chứa virus cúm qua ho, hắt hơi. Virus vào cơ thể qua đường mũi họng. Tỷ lệ lây lan càng mạnh khi tiếp xúc trực tiếp và mật thiết, đặc biệt ở nơi tập trung đông người như trường học, nhà trẻ. Trong điều kiện giao mùa, thời tiết lạnh và ẩm thấp, tế bào đường hô hấp của người dễ bị tổn thương, làm tăng tính cảm nhiễm với bệnh. Thông thường bệnh diễn biến nhẹ và hồi phục trong vòng 2-7 ngày.

Cảm cúm là bệnh nhiễm virus cấp tính đường hô hấp với các biểu hiện: Sốt, đau đầu, đau cơ, mệt mỏi, sổ mũi, đau họng và ho, triệu chứng ho thường nặng và kéo dài; Có thể kèm theo các triệu chứng đường tiêu hóa như buồn nôn, nôn, tiêu chảy, nhất là ở trẻ em.

Mọi người đều có khả năng cảm nhiễm cao với bệnh. Trẻ em, người cao tuổi, người đang mắc các bệnh mạn tính, suy giảm miễn dịch thường dễ cảm nhiễm hơn những người khác. Các bệnh đường hô hấp do virus cúm gây ra rất khó phân biệt với các bệnh do các tác nhân khác gây bệnh đường hô hấp.

Cảm cúm thường sẽ lây qua đường hô hấp, trực tiếp qua giọt bắn khi bệnh nhân hắt hơi hay gián tiếp khi tiếp xúc qua tay rồi đưa lên mắt, mũi, miệng. Vì thế vào thời điểm giao mùa này bạn nên tránh tiếp xúc gần với những người bệnh đã mắc cảm cúm để tránh lây bệnh.

Viêm thanh quản

Viêm thanh quản là bệnh phổ biến ở nhiều đối tượng, cả trẻ em và người lớn. Nguyên nhân gây bệnh do vi khuẩn, virus hoặc nấm. Nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời, viêm thanh quản có thể gây biến chứng nguy hiểm cho người bệnh.

Ở trẻ em, viêm thanh quản cấp thường gặp ở trẻ từ 1 - 6 tuổi, niêm mạc thanh quản và tổ chức dưới niêm mạc dễ bị viêm nhiễm, phù nề dẫn đến khó thở ở trẻ nhỏ. Nguyên nhân hay gặp gây viêm thanh quản cấp ở trẻ em thường do: lạnh, do trẻ khóc nhiều hoặc nói nhiều kết hợp với các yếu tố môi trường, virus hoặc vi khuẩn gây bệnh.

Thông thường, trẻ bị viêm thanh quản cấp thường có triệu chứng: Sốt cao hoặc sốt nhẹ, khóc khàn hoặc khàn tiếng, ho, thở rít. Các triệu chứng thường nặng hơn khi về ban đêm.

Viêm thanh quản cấp tính ở người lớn là tình trạng viêm xuất tiết niêm mạc thanh quản. Bệnh thường gặp vào mùa lạnh hoặc lúc thay đổi thời tiết thất thường. Nguyên nhân gây bệnh thường do virus. Đặc biệt ở những người hay uống bia rượu, hút thuốc, những người làm việc môi trường lạnh, ô nhiễm. Người bệnh thường có biểu hiện: mệt mỏi, gai rét hoặc ớn lạnh, có thể sốt nhẹ. Tiếng nói khàn hoặc mất tiếng hoàn toàn. Có thể có một số các triệu chứng khác như ho, đau họng, nuốt vướng.

Viêm phổi

Bệnh viêm phổi là tình trạng các phế nang trong phổi bị viêm do một nguyên nhân bất kỳ gây ra. Viêm phổi có thể xuất hiện tại một vị trí cố định hay một vài vùng. Nguy hiểm hơn là xuất hiện viêm toàn bộ phổi.

Ngay sau khi mắc bệnh, người bị viêm phổi sẽ xuất hiện các triệu chứng cụ thể như: Tức ngực, khó thở; Gây mệt mỏi, suy nhược; Thân nhiệt luôn tăng cao không giảm. Cơ thể tiết ra nhiều mồ hôi. Trong một số trường hợp người cao tuổi và có hệ miễn dịch yếu thì nhiệt độ cơ thể sẽ giảm thấp hơn so với nhiệt độ thông thường; Có thể xuất hiện các tình trạng như tiêu chảy, nôn mửa không kiểm soát.

Viêm phổi có thể gặp phải ở rất nhiều đối tượng bao gồm cả trẻ nhỏ. Khi trẻ nhỏ mắc bệnh viêm phổi sẽ vô cùng nguy hiểm. Các triệu chứng mắc bệnh tương tự như cảm sốt nên rất dễ bị nhầm lẫn. Khi thấy trẻ sốt, bỏ bú, ho, khó thở, nôn mửa và mệt mỏi, các bậc phụ huynh cần đưa trẻ đi khám để phát hiện bệnh kịp thời.

Bệnh viêm phổi có tính lây truyền rất lớn. Với các đối tượng có nguy cơ dễ mắc bệnh như trẻ nhỏ, người cao tuổi, người có bệnh nền cần tránh xa các đối tượng mắc bệnh. Luôn cẩn trọng và chú ý khi thấy cơ thể xuất hiện những triệu chứng giống với bệnh viêm phổi.

Bộ Y tế khuyến cáo, để phòng tránh các bệnh đường hô hấp, người dân cần thực hiện một số biện pháp phòng bệnh đơn giản như sau:

- Thực hiện tốt 5K theo khuyến cáo của Bộ Y tế, đeo khẩu trang đúng cách khi tiếp xúc với những người mắc bệnh hoặc đeo khẩu trang khi ra đường, tới những khu vực công cộng.

- Vệ sinh tay sạch sẽ là cách tốt để ngăn virus có cơ hội xâm nhập vào cơ thể.

- Tránh tiếp xúc với người bệnh.

- Thời tiết giao mùa cần tăng cường chăm sóc sức khoẻ cho bản thân và mọi người trong gia đình.

- Vệ sinh sạch sẽ nơi ở, tạo không gian thoáng mát, lưu thông không khí, tránh ở những nơi có độ ẩm cao vì đây chính là điều kiện thuận lợi để cho mầm bệnh phát triển.

- Chú ý bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

- Tập thể dục thể thao, vận động thường xuyên để ngăn ngừa nguy cơ mắc các bệnh về đường hô hấp.

- Trong trường hợp bị nhiễm bệnh về đường hô hấp, cần đi khám và điều trị sớm để phòng ngừa nguy cơ bệnh diễn tiến nặng hơn thành mạn tính, nguy hiểm./.

Văn Hanh

02/QĐ-TTg

Quyết định phê duyệt Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2021-2030 và tầm nhìn đến năm 2045

98/2021/NĐ-CP

Quản lý trang thiết bị y tế

20/2021/TT-BYT

Quy định về quản lý chất thải y tế trong phạm vi khuôn viên cơ sở y tế

7937/VPCP-QHQT

V/v áp dụng “Hộ chiếu vắc-xin” và các biện pháp nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho chuyên gia nước ngoài nhập cảnh phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế

285/TB-VPCP

Kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, tại cuộc họp Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 trực tuyến các địa phương về công tác phòng, chống dịch COVID-19

1265/HD-BCĐ

HƯỚNG DẪN QUẢN LÝ NGƯỜI MẮC COVID-19 TẠI NHÀ

38/TB-UBND

Kết luận của UBND tỉnh Nguyễn Tấn Tuân kiêm Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Khánh Hòa tại cuộc họp Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 ngày 25/01/2022

48/TB-UBND

Kết luận của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đinh Văn Thiệu kiêm Phó Trưởng Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Khánh Hòa tại cuộc họp Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 ngày 11/02/2022

38/TB-UBND

Kết luận của Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Tấn Tuân kiêm Trưởng Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Khánh Hòa tại cuộc họp Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 ngày 25/01/2022

509/UBND-KGVX

TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG DỊCH COVID-19 TRƯỚC, TRONG VÀ SAU TẾT NGUYÊN ĐÁN NHÂN DẦN 2022

472/QĐ-BYT

V/v hướng dẫn chẩn đoán điều trị, chăm sóc, theo dõi và quản lý người bệnh Hemophilia

627/QĐ-BYT

V/v ban hành tài liệu chuyên môn "Hướng dẫn một số quy trình kỹ thuật điều trị bệnh sụp mi"

579/QĐ-BYT

V/v ban hành tài liệu chuyên môn "Hướng dẫn kiểm soát lây nhiễm lao trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và cộng đồng"

1695/KCB-NV

Tăng cường sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, hiệu quả tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

1242/QĐ-BYT

Tài liệu hướng dẫn phục hồi chức năng và tự chăm sóc các bệnh có liên quan sau mắc Covid-19

1864/SYT-NVYD

Thu hồi thuốc Temozolomid Ribosepharm 100 mg

906/SYT-NVYD

TĂNG CƯỜNG TIÊM VẮC XIN PHÒNG COVID-19 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

786/SYT-NVYD

Cập nhật tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh đến 16h ngày 21/02/2022

786/SYT-NVYD

Cập nhật tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh đến 16h ngày 21/02/2022

694/SYT-NVYD

Cập nhật tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh đến 17h ngày 15/02/2022

717/KSBT-TCHC

Mời chào giá thuê xe vận chuyển viên chức, người lao động đi công tác các huyện, thị xã, thành phố tỉnh Khánh Hòa

465/KSBT-TCHC

Mời chào giá thuê xe vận chuyển viên chức, người lao động đi công tác các huyện, thị xã, thành phố tỉnh Khánh Hòa

100A/QĐ-KSBT

Về việc phê duyệt kết quả lựa nhà thầu cung cấp dịch vụ vận chuyển viên chức, người lao động đi công tác các huyện, thị xã, thành phố tháng 5 năm 2024

76A/QĐ-KSBT

Về việc phê duyệt kết quả lựa nhà thầu cung cấp dịch vụ vận chuyển viên chức, người lao động đi công tác các huyện, thị xã, thành phố tháng 4 năm 2024

832/KSBT-TCHC

Mời chào giá dịch vụ thay vật tư thang máy

310/BTTTT-ƯDCNTT

Công văn số 310/BTTTT-ƯDCNTT ngày 10/02/2012 của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc hướng dẫn áp dụng bộ tiêu chí đánh giá cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước

Tổng đài tư vấn các dịch vụ
Số ĐIỆN THOẠI
Thống kê
  • Đang truy cập240
  • Hôm nay776
  • Tháng hiện tại44902
  • Năm hiện tại1558841
  • Tổng lượt truy cập7724741
  • Xem tiếp >>
Phòng chống cúm A(H5) trên người
Liên kết website