Suy giãn tĩnh mạch chi ở phụ nữ-  Những điều cần biết

03/07/2022
Tĩnh mạch là một bộ phận của hệ thống tuần hoàn và đi song song với động mạch. Trong lòng của tĩnh mạch được cấu tạo bởi một hệ thống van một chiều, do đó máu trở về tim từ tĩnh mạch cũng theo một chiều nhất định không có hiện tượng máu chảy trở lại. Vì vậy, các cơ quan ở xa tim nhưng máu vẫn hồi trở lại tim một cách nhịp nhàng, đều đặn. Khi tĩnh mạch bị giãn ra sẽ làm cản trở đến quá trình lưu thông của máu về tim, lúc đó được gọi là bệnh giãn tĩnh mạch. Giãn tĩnh mạch lâu ngày sẽ trở thành suy tĩnh mạch.

Suy giãn tĩnh mạch chi ở phụ nữ- Những điều cần biết

Tĩnh mạch là một bộ phận của hệ thống tuần hoàn và đi song song với động mạch. Trong lòng của tĩnh mạch được cấu tạo bởi một hệ thống van một chiều, do đó máu trở về tim từ tĩnh mạch cũng theo một chiều nhất định không có hiện tượng máu chảy trở lại. Vì vậy, các cơ quan ở xa tim nhưng máu vẫn hồi trở lại tim một cách nhịp nhàng, đều đặn. Khi tĩnh mạch bị giãn ra sẽ làm cản trở đến quá trình lưu thông của máu về tim, lúc đó được gọi là bệnh giãn tĩnh mạch. Giãn tĩnh mạch lâu ngày sẽ trở thành suy tĩnh mạch.

Bệnh suy giãn tĩnh mạch chủ yếu gặp ở người trưởng thành (khoảng trên 30 tuổi), trong đó nữ giới chiếm tỉ lệ cao hơn nam giới (khoảng 25% nữ giới, 10 - 15% nam giới) và hay gặp nhất là giãn tĩnh mạch chi dưới (chân).

Bệnh suy giãn tĩnh mạch chi dưới (SGTMCD) là tình trạng tĩnh mạch nông bị giãn, chạy quanh co và có dòng máu chảy theo chiều trái ngược nhau. Bệnh xuất hiện khi thành tĩnh mạch bị suy yếu và các van một chiều bên trong lòng mạch bị tổn thương.

Trong lòng của tĩnh mạch được cấu tạo bởi một hệ thống van một chiều, do đó, máu trở về tim từ tĩnh mạch cũng theo một chiều nhất định không có hiện tượng máu chảy trở lại. Vì vậy, các cơ quan ở xa tim nhưng máu vẫn hồi trở lại tim một cách nhịp nhàng, đều đặn. Khi tĩnh mạch bị giãn sẽ ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu về tim. Tĩnh mạch chi dưới thường bị suy giãn nhiều hơn cả.

Suy giãn tĩnh mạch chi dưới rất thường gặp ở ở người cao tuổi, trong đó nữ giới chiếm tỷ lệ cao hơn nam giới. Tuổi càng cao thì nguy cơ thoái hóa các cơ quan càng lớn, trong đó có thoái hóa van tĩnh mạch.

Bên cạnh đó là do tư thế sinh hoạt trong suốt quá trình sống bởi phải đứng, ngồi lâu một chỗ, ít vận động hoặc phải mang vác nặng (bệnh nghề nghiệp), từ đó tạo điều kiện cho máu bị dồn xuống hai chân, làm tăng áp lực trong các tĩnh mạch ở chân, lâu ngày sẽ gây tổn thương các van tĩnh mạch một chiều. Khi các van này bị suy yếu sẽ giảm khả năng ngăn chặn luồng máu chảy ngược xuống dưới do tác dụng của trọng lực, dẫn đến ứ máu ở hai chân.

Ngoài ra, SGTMCD còn có thể gặp ở người béo phì, làm việc, sống ở môi trường ẩm thấp, thiếu vi chất hoặc ăn thiếu chất xơ. Các cụ bà có tỷ lệ mắc bệnh SGTMCD cao hơn các cụ ông bởi họ là người làm công việc nội trợ hàng ngày trong suốt nhiều năm hoặc do ngành nghề. Do phải đứng nhiều, đứng lâu nhiều giờ sẽ làm cho tĩnh mạch chân bị giãn ra, lâu ngày bị suy giãn. Một số phụ nữ khi đang trong độ tuổi sinh nở sinh đẻ nhiều lần nay tuổi đã cao cũng dễ mắc bệnh. Ngoài ra, SGTMCD còn có yếu tố di truyền (bố hoặc mẹ bị SGTMCD hoặc cả hai).

Triệu chứng giãn tĩnh mạch chi

Triệu chứng giãn tĩnh mạch chi mờ nhạt, khó phát hiện sớm và dễ nhầm lẫn với các bệnh xương khớp. Dưới đây là một số triệu chứng của bệnh suy giãn tĩnh mạch chi:

- Ban đêm hay bị chuột rút.

- Có cảm giác tê, cứng, đau mỏi, nhức, nặng nề 2 chân, có thể mỏi sau khi ngồi hoặc đứng lâu.

- Các tĩnh mạch dần giãn ra, phình to, sưng và phù, chạy dọc theo chân, mắt cá, đầu gối, nổi rõ lên trên bề mặt da, ngoằn ngoèo. Vết tĩnh mạch có thể nhỏ to khác nhau, màu xanh hoặc hơi đỏ.

- Da bị khô, nóng, thay đổi màu sắc, lở loét.

Nguyên nhân giãn tĩnh mạch chi hay gặp ở phụ nữ

Giãn tĩnh mạch chân do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên nhưng khi chức năng của thành mạch và các van của tĩnh mạch bị suy yếu đóng vai trò đáng kể, trong khi áp lực máu trong lòng tĩnh mạch lại tăng, sự lặp lại càng nhiều lần và thời gian càng lâu thì tĩnh mạch sẽ bị giãn ra.

Trong một số trường hợp, giãn tĩnh mạch có thể là do hiện tượng rò động - tĩnh mạch làm cho áp lực tĩnh mạch tăng cao đột biến gây nên giãn tĩnh mạch.

Với nữ giới có tỉ lệ mắc bệnh suy giãn tĩnh mạch cao hơn nam giỡi, nhất là tĩnh mạch chân, ngoài các nguyên nhân nêu trên, nữ giới là người làm công việc nội trợ hàng ngày, đứng máy (trong công xưởng, nhà máy dệt, may), đứng bán hàng trong các siêu thị một cách liên tục nhiều ngày. Do phải đứng nhiều, đứng lâu nhiều giờ sẽ làm cho tĩnh mạch chân bị giãn ra, lâu ngày bị suy giãn. Một số phụ nữ do sinh đẻ nhiều lần (bởi tổng thời gian mang thai nhiều) cũng có thể gây nên mắc bệnh giãn tĩnh mạch chân.

Thông thường, khi bị giãn tĩnh mạch chân một bên, rất có nguy cơ tĩnh mạch chân bên đối diện cũng sẽ mắc bệnh. Ngoài ra, bệnh suy giãn tĩnh mạch còn có thể do di truyền (bố hoặc mẹ bị suy giãn tĩnh mạch chân hoặc cả hai).

Biểu hiện của suy giãn tĩnh mạch chi

Bệnh suy giãn tĩnh mạch chi thường thấy những đám tĩnh mạch nổi lên ngoằn ngoèo, tạo thành từng búi nằm ngay sát dưới da chi dưới như khoeo, cẳng chân, bắp chân, cổ chân, có khi gặp cả vùng đùi. Màu da của vùng tĩnh mạch bị giãn thường có màu xanh. Bệnh giãn tĩnh mạch chi nặng hay nhẹ không liên quan nhiều đến kích thước cũng như số lượng tĩnh mạch bị giãn. Người bệnh có cảm giác nặng chân, mỏi chân kèm theo đứng lên hoặc ngồi xuống rất khó khăn.

Có những trường hợp người bệnh cảm thấy rát, đau âm ỉ ở vùng da có tĩnh mạch bị giãn và có thể bị chuột rút (vọp bẻ), nhất là ban đêm lúc ngủ, các triệu chứng này sẽ giảm hoặc mất đi khi kê 2 chân cao bằng một chiếc gối.

Suy giãn tĩnh chi lâu ngày và không được điều trị sẽ có nguy cơ để lại một số hậu quả xấu, đó là những vùng da mỏng và tĩnh mạch giãn nhiều có thể gây nên hiện tượng loét và nếu không được điều trị, chăm sóc cẩn thận rất dễ bị nhiễm trùng da, lở loét da diện rộng và nguy hiểm hơn nữa là nguy cơ gây nhiễm trùng máu - một bệnh cực kỳ nguy hiểm.

Hậu quả nặng nề nhất trong giãn tĩnh mạch chi là do máu bị ứ đọng trong lòng mạch lâu dễ tạo nên cục máu đông trong lòng tĩnh mạch. Cục máu đông này sẽ trôi đi theo dòng máu, chảy về tim; từ tim, cục máu sẽ di chuyển theo dòng máu đến các cơ quan, nếu gặp phải nơi mạch máu nhỏ, lòng động mạch hẹp (động mạch bị xơ vữa) sẽ rất dễ gây tắc nghẽn (qua mạch mãu não gây thiếu mãu não gây nhũn não hoặc xảy ra ở động mạch vành tim gây nhồi máu cơ tim). Cục máu đông đi về tim và gây thuyên tắc động mạch phổi, có thể dẫn đến tử vong trong vài phút nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Lời khuyên của bác sĩ

Bệnh giãn tĩnh mạch chi vẫn chưa được quan tâm đúng mức. Nếu phát hiện sớm bệnh và có biện pháp điều trị, phòng tránh đúng cách sẽ giảm thiểu tối đa các biến chứng.

- Không nên thường xuyên đi giày cao gót, mặc quần áo bó sát.

- Tập thói quen nâng cao chân khi ngồi làm việc, đi bộ khoảng 15 phút khi ngồi hoặc đứng lâu để giúp máu lưu thông.

- Thường xuyên tập thể dục, thể thao, duy trì chế độ luyện tập điều độ.

- Tùy từng mức độ bệnh mà các bác sĩ sẽ cho bệnh nhân sử dụng thuốc kháng sinh, chống viêm, làm bền thành mạch.

- Có thể bổ sung chất xơ từ các loại thực phẩm tự nhiên rau xanh, trái cây, củ quả, các loại đậu, hạt, yến mạch, hạt lanh, lúa mì, ngũ cốc,...

- Tập các bài tập giúp tăng cường lưu thông máu và có hiệu quả trong điều trị bệnh như đi bộ, căng cơ, tập yoga hoặc xoay cổ chân.

- Chọn mặc trang phục rộng rãi, thoải mái .

Để phòng tránh bệnh giãn tĩnh mạch chân nên tránh đứng lâu, tránh đứng nhiều một chỗ, không để tăng cân hoặc đã tăng cân thì cần giảm béo. Nên tạo cho mình có thói quen tập thể dục nhẹ nhàng đều đặn. Nên xoa bóp nhẹ nhàng hai chân (theo xu hướng vuốt dọc trở lên từ mu bàn chân lên cẳng chân) đặc biệt là trước khi đi ngủ và sau khi ngủ dậy để làm cho máu lưu thông một cách dễ dàng. Cần ăn các loại thức ăn có nhiều sinh tố, nhất là các loại quả, rau để có đủ một số chất cần thiết làm tăng tính bền vững của thành mạch.

Anh Huy

02/QĐ-TTg

Quyết định phê duyệt Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2021-2030 và tầm nhìn đến năm 2045

98/2021/NĐ-CP

Quản lý trang thiết bị y tế

20/2021/TT-BYT

Quy định về quản lý chất thải y tế trong phạm vi khuôn viên cơ sở y tế

7937/VPCP-QHQT

V/v áp dụng “Hộ chiếu vắc-xin” và các biện pháp nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho chuyên gia nước ngoài nhập cảnh phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế

285/TB-VPCP

Kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, tại cuộc họp Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 trực tuyến các địa phương về công tác phòng, chống dịch COVID-19

1265/HD-BCĐ

HƯỚNG DẪN QUẢN LÝ NGƯỜI MẮC COVID-19 TẠI NHÀ

38/TB-UBND

Kết luận của UBND tỉnh Nguyễn Tấn Tuân kiêm Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Khánh Hòa tại cuộc họp Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 ngày 25/01/2022

48/TB-UBND

Kết luận của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đinh Văn Thiệu kiêm Phó Trưởng Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Khánh Hòa tại cuộc họp Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 ngày 11/02/2022

38/TB-UBND

Kết luận của Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Tấn Tuân kiêm Trưởng Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Khánh Hòa tại cuộc họp Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 ngày 25/01/2022

509/UBND-KGVX

TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG DỊCH COVID-19 TRƯỚC, TRONG VÀ SAU TẾT NGUYÊN ĐÁN NHÂN DẦN 2022

472/QĐ-BYT

V/v hướng dẫn chẩn đoán điều trị, chăm sóc, theo dõi và quản lý người bệnh Hemophilia

627/QĐ-BYT

V/v ban hành tài liệu chuyên môn "Hướng dẫn một số quy trình kỹ thuật điều trị bệnh sụp mi"

579/QĐ-BYT

V/v ban hành tài liệu chuyên môn "Hướng dẫn kiểm soát lây nhiễm lao trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và cộng đồng"

1695/KCB-NV

Tăng cường sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, hiệu quả tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

1242/QĐ-BYT

Tài liệu hướng dẫn phục hồi chức năng và tự chăm sóc các bệnh có liên quan sau mắc Covid-19

1864/SYT-NVYD

Thu hồi thuốc Temozolomid Ribosepharm 100 mg

906/SYT-NVYD

TĂNG CƯỜNG TIÊM VẮC XIN PHÒNG COVID-19 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

786/SYT-NVYD

Cập nhật tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh đến 16h ngày 21/02/2022

786/SYT-NVYD

Cập nhật tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh đến 16h ngày 21/02/2022

694/SYT-NVYD

Cập nhật tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh đến 17h ngày 15/02/2022

2525/KSBT-TCHC

Mời chào giá thuê xe vận chuyển viên chức, người lao động đi công tác các huyện, thị xã, thành phố tỉnh Khánh Hòa

2253/KSBT-TCHC

Mời chào giá thuê xe vận chuyển viên chức, người lao động đi công tác các huyện, thị xã, thành phố tỉnh Khánh Hòa

2224/KSBT-TCHC

Mời chào giá sửa xe ô tô

1909/KSBT-TCHC

Mời chào giá thuê xe vận chuyển viên chức, người lao động đi công tác các huyện, thị xã, thành phố tỉnh Khánh Hòa

1913/KSBT-KHNV

Mời chào giá mua cơ số thuốc (lần 2)

310/BTTTT-ƯDCNTT

Công văn số 310/BTTTT-ƯDCNTT ngày 10/02/2012 của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc hướng dẫn áp dụng bộ tiêu chí đánh giá cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước

Tổng đài tư vấn các dịch vụ
Số ĐIỆN THOẠI
Thống kê
  • Đang truy cập372
  • Hôm nay7654
  • Tháng hiện tại195941
  • Năm hiện tại3170462
  • Tổng lượt truy cập9336362
  • Xem tiếp >>
Phòng chống cúm A(H5) trên người
Liên kết website