Tăng cường công tác phòng chống thiên tai: Từ ứng phó đến hành động sớm
Ngày 28/4/2023, UBND tỉnh đã có Công văn số 4116/UBND-KT chỉ đạo các hoạt động hưởng ứng Tuần lễ Quốc gia phòng chống thiên tai. Chủ đề Tuần lễ Quốc gia năm 2023 là “Từ ứng phó đến hành động sớm”.
Mục tiêu nhằm tăng cường công tác truyền thông, nâng cao năng lực cộng đồng, nâng cao tinh thần, trách nhiệm của các cấp, các ngành từ trung ương đến địa phương trong công tác phòng chống thiên tai, sẵn sàng các phương án ứng phó với thiên tai năm 2023.
Trong các hoạt động phòng chống thiên tai năm nay, Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng chống thiên tai sẽ giới thiệu và hướng dẫn sử dụng Mini app phòng chống thiên tại Việt Nam trên nền tảng ứng dụng Zalo đến các địa phương. Tuyên truyền phổ biến bộ tài liệu hướng dẫn tổ chức các hoạt động ngoại khóa phòng chống thiên tai trong trường học như thi vẽ tranh, thi rung chuông vàng phòng chống thiên tai.
Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng chống thiên tai sẽ khánh thành Dự án “Vận hành hồ chứa trong tình huống khẩn cấp và quản lý lũ hiệu quả bằng hệ thống thông tin quản lý thiên tai toàn diện” do Chính phủ Nhật Bản tài trợ.
Theo Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng chống thiên tai, năm 2022 tại Việt Nam thiên tai xảy ra bất thường, cực đoan, trái quy luật với 21/22 loại hình thiên tai (trừ sóng thần) với hơn 1.000 trận thiên tai được thống kê.
Năm 2022 thiên tai làm 175 người chết, mất tích gây thiệt hại kinh tế gần 19,5 nghìn tỷ đồng, gấp 1,6 lần thiệt hại về người và 3,4 lần thiệt hại về kinh tế so với năm 2021.
Quý 1/2023 cả nước xảy ra 3 trận mưa lớn, 21 trận dông lốc, 12 vụ sạt lở bờ sông, 78 trận động đất làm 7 người mất tích, thiệt hại kinh tế gần 25 tỷ đồng.
Năm 2022, các ngành, địa phương đã cứu nạn được hơn 5,5 nghìn người, 349 phương tiện, di dời hàng nghìn hộ gia đình đến nơi an toàn.
Tồn tại trong công tác phòng chống thiên tai là việc thực hiện phương châm 4 tại chỗ, nhất là xây dựng lực lượng xung kích phòng chống thiên tai tại cơ sở ở một số nơi còn mang tính hình thức, hiệu quả chưa cao. Nhiều địa phương chưa cập nhật đầy đủ, toàn diện các kịch bản thiên tai nhất là trong tình huống mưa đặc biệt lớn trong thời gian ngắn dẫn đến ngập sâu, kéo dài…
Theo dự báo của Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia, năm 2023 có số lượng bão, áp thấp nhiệt đới hoạt động trên biển Đông và ảnh hưởng đến nước ta có khả năng ở mức 11-13 cơn trên biển Đông và 5-7 cơn ảnh hưởng đến đất liền. Đỉnh lũ các sông ở Bắc Bộ ở mức báo động 1-2, các sông suối nhỏ báo động ở mức 2-3. Vì vậy, Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng chống thiên tai đã chỉ đạo các ngành, địa phương cần triển khai nghiêm túc, hiệu quả các Chỉ thị, Nghị quyết, chính sách pháp luật tạo ra chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và hành động, xem công tác phòng chống thiên tai là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách, thường xuyên của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội.
Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng chống thiên tai chỉ đạo, để giảm thiểu thiệt hại các địa phương cần chuyển đổi mạnh mẽ từ bị động ứng phó sang chủ động phòng ngừa, cần lồng ghép nội dung thiên tai vào quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, các chương trình dự án góp phần giảm nguy cơ rủi ro thiên tai. Cần bố trí kinh phí xử lý dứt điểm các công trình khẩn cấp khắc phục hậu quả thiên tai trọng điểm đê điều, hồ chứa nước xung yếu trước mùa mưa bão năm 2023.
Các cơ quan chuyên môn cần dự báo sớm, kịp thời, chính xác diễn biến thiên tai nhất là các loại hình thiên tai thường diễn ra như bão, lũ, ngập lụt, hạn hán, xâm nhập mặn, lũ quét, sạt lở đất.
Cần xã hội hóa việc lắp đặt hệ thống theo dõi, giám sát thiên tai, thiết bị giám sát hành trình tàu thuyền trên biển, trạm theo dõi mưa, mực nước, camera giám sát hồ chứa, trọng điểm đê điều. Cần cập nhật kịch bản, phương án của biến đổi khí hậu, nước biển dâng, dự báo dài hạn về thiên tai, nguồn nước.
Các địa phương cần thường xuyên rà soát, đề xuất hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành về phòng chống thiên tai, tạo sự thống nhất, đáp ứng yêu cầu trong điều kiện tác động của biến đổi khí hậu và phù hợp với thực tiễn. Tập trung nguồn lực cho công tác cảnh báo, dự báo từ đó chủ động phòng ngừa, ứng phó.
Về công tác truyền thông cần đa dạng các hình thức truyền thông phù hợp với từng nhóm đối tượng, điều kiện cụ thể của địa phương, bảo đảm cung cấp thông tin nhanh, kịp thời đến người dân khu vực bị ảnh hưởng từ đó nâng cao ý thức của nhân dân trong công tác phòng ngừa, ứng phó với thiên tai.
Các địa phương cần có sự phối hợp tốt giữa các ban ngành, đoàn thể, gắn trách nhiệm với từng tập thể, cá nhân trong công tác phòng chống thiên tai. Huy động nguồn lực xã hội hóa để tăng thêm công tác củng cố, hoàn thiện công trình, tăng sự ứng phó với các tình huống xảy ra.
Triển khai tốt Kế hoạch phòng chống thiên tai giai đoạn 2021-2025, phương án ứng phó với các cấp độ rủi ro thiên tai. Chủ động theo dõi sát sao tình hình, có chỉ đạo kịp thời, hiệu quả, lấy sự an toàn, bảo đảm tính mạng của người dân là thước đo hiệu quả trong công tác phòng chống thiên tai./.
Anh Duy
Tin tức liên quan
Quyết định phê duyệt Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2021-2030 và tầm nhìn đến năm 2045
Quản lý trang thiết bị y tế
Quy định về quản lý chất thải y tế trong phạm vi khuôn viên cơ sở y tế
V/v áp dụng “Hộ chiếu vắc-xin” và các biện pháp nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho chuyên gia nước ngoài nhập cảnh phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế
Kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, tại cuộc họp Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 trực tuyến các địa phương về công tác phòng, chống dịch COVID-19
HƯỚNG DẪN QUẢN LÝ NGƯỜI MẮC COVID-19 TẠI NHÀ
Kết luận của UBND tỉnh Nguyễn Tấn Tuân kiêm Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Khánh Hòa tại cuộc họp Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 ngày 25/01/2022
Kết luận của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đinh Văn Thiệu kiêm Phó Trưởng Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Khánh Hòa tại cuộc họp Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 ngày 11/02/2022
Kết luận của Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Tấn Tuân kiêm Trưởng Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Khánh Hòa tại cuộc họp Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 ngày 25/01/2022
TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG DỊCH COVID-19 TRƯỚC, TRONG VÀ SAU TẾT NGUYÊN ĐÁN NHÂN DẦN 2022
V/v hướng dẫn chẩn đoán điều trị, chăm sóc, theo dõi và quản lý người bệnh Hemophilia
V/v ban hành tài liệu chuyên môn "Hướng dẫn một số quy trình kỹ thuật điều trị bệnh sụp mi"
V/v ban hành tài liệu chuyên môn "Hướng dẫn kiểm soát lây nhiễm lao trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và cộng đồng"
Tăng cường sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, hiệu quả tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
Tài liệu hướng dẫn phục hồi chức năng và tự chăm sóc các bệnh có liên quan sau mắc Covid-19
Thu hồi thuốc Temozolomid Ribosepharm 100 mg
TĂNG CƯỜNG TIÊM VẮC XIN PHÒNG COVID-19 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
Cập nhật tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh đến 16h ngày 21/02/2022
Cập nhật tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh đến 16h ngày 21/02/2022
Cập nhật tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh đến 17h ngày 15/02/2022
Mời chào giá thuê xe vận chuyển viên chức, người lao động đi công tác các huyện, thị xã, thành phố tỉnh Khánh Hòa
Mời chào giá thuê xe vận chuyển viên chức, người lao động đi công tác các huyện, thị xã, thành phố tỉnh Khánh Hòa
Mời chào giá sửa xe ô tô
Mời chào giá thuê xe vận chuyển viên chức, người lao động đi công tác các huyện, thị xã, thành phố tỉnh Khánh Hòa
Mời chào giá mua cơ số thuốc (lần 2)
Công văn số 310/BTTTT-ƯDCNTT ngày 10/02/2012 của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc hướng dẫn áp dụng bộ tiêu chí đánh giá cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước