Giám sát xử lý dịch bệnh đường hô hấp
Một nghiên cứu của Ts Ziyad Al-Aly sử dụng dữ liệu từ Bộ Cựu Chiến binh Mỹ so sánh kết quả sức khỏe lâu dài của khoảng 11.000 người nhập viện mùa cúm 2015-2019 với 81.000 người nhập viện vì COVID-19 năm 2020-2022, xem có bệnh nhân người phát triển các vấn đề sức khỏe trong một năm rưỡi sau đó.
Kết quả nghiên cứu phát hiện bệnh nhân cúm gặp các vấn đề lâu dài ở nhiều cơ quan cùng một lúc, đặc biệt là phổi. Nhiều người bị ho kéo dài hàng tháng, khó thở nghiêm trọng do viêm và sẹo phổi. Đối với những bệnh nhân COVID-19 thường gặp di chứng không liên quan đến phổi gồm mệt mỏi, yếu cơ và sương mù não.
Người mắc COVID-19 có nguy cơ gặp 64 loại biến chứng cao hơn so với cúm như mệt mỏi, bệnh tâm thần, bệnh phổi, đường tiêu hóa, tim mạch. Kết quả nghiên cứu phù hợp với công trình nghiên cứu khác, cho thấy các triệu chứng của người nhiễm vi rút đường hô hấp thông thường có thể kéo dài.
Theo các chuyên gia của Cục Y tế Dự phòng – Bộ Y tế, các chủng vi rút cúm có tỉ lệ đột biến cao và kháng nguyên bề mặt luôn có xu hướng biến đổi, chỉ cần những đột biến nhỏ đã dẫn đến sự biến đổi kháng nguyên, các gen của vi rút cúm có thể tái tổ hợp tạo ra một chủng cúm mới, đe dọa có thể gây dịch lớn, đại dịch.
Trên thế giới, một số phân tuýp cúm A đã gây nên dịch cúm như H2N2, H3N8, H3N2, H1N1. Năm 2009 là đại dịch cúm A(H1N1). Hiện nay ghi nhận nhiều chủng cúm mới như H5N1, H7N9, H5N6, H9N2, H5N2, H5N3 và H5N8. Từ năm 2013-2018, 5 đợt dịch liên tiếp xảy ra tại Trung Quốc với 1.589 trường hợp mắc cúm A(H7N9), 616 trường hợp tử vong.
Bệnh cúm A(H5N1) có xu hướng giảm nhưng vẫn tiếp tục xảy ra tại một số quốc gia. Tích lũy từ năm 2003 đến tháng 12/2023 ghi nhận trên thế giới có 880 trường hợp mắc, 460 trường hợp tử vong tại 23 quốc gia.
Tại Việt Nam, rải rác ghi nhận các ca bệnh cúm gia cầm trên người, ca bệnh cúm A(H5N1) gần nhất ghi nhận trên người vào năm 2022 tại khu vực miền Bắc. Qua giám sát thường xuyên ghi nhận các ổ dịch cúm A(H5N1), cúm A(H5N6) trên gia cầm tại nhiều tỉnh, thành phố, có nguy cơ rất cao lây nhiễm và bùng phát dịch trên người.
Đối với dịch COVID-19, đến ngày 16/6/2023, thế giới ghi nhận trên 690,3 triệu ca mắc, trên 6,89 triệu trường hợp tử vong. Hiện vẫn còn nhiều câu hỏi về khả năng xuất hiện các biến thể mới của vi rút SARS-CoV-2 gây ra những đợt dịch bùng phát mới.
Đến nay đã ghi nhận hơn 600 biến thể phụ của Omicron có đặc tính lây lan nhanh nhưng chưa có bằng chứng gia tăng tỉ lệ bệnh nặng, những nơi có tăng ca nặng là do số mắc tăng tương ứng.
Ngày 5/5/2023, Tổ chức Y tế thế giới công bố dịch COVID-19 không còn là tình trạng khẩn cấp y tế công cộng nhưng đại dịch vẫn chưa kết thúc, WHO khẳng định dịch COVID-19 vẫn còn là mối đe dọa sức khỏe toàn cầu.
Ngày 6/5/2023, Tổ chức Y tế thế giới tại Việt Nam đã khuyến cáo Việt Nam nên tập trung giám sát trọng tâm, trọng điểm để phát hiện sớm các biến thể mới, nâng cao năng lực điều trị để giảm số ca tử vong, giám sát chặt chẽ sự thay đổi trong mức độ lây truyền, mức độ nặng của ca bệnh.
Mục tiêu của công tác giám sát là mô tả đặc điểm dịch tễ các trường hợp mắc bệnh cúm, COVID-19, xác định đặc tính kháng nguyên, tính kháng thuốc, đặc điểm di truyền của các chủng vi rút cúm, vi rút SARS-CoV-2 và phát hiện sớm các biến thể, vi rút mới. Mục tiêu của giám sát là cung cấp thông tin cho việc đánh giá gánh nặng, dự báo dịch bệnh cúm, COVID-19 và chia sẻ thông tin với hệ thống giám sát của toàn cầu.
Vừa qua, theo thông tin của Bộ Y tế, ngày 23/11/2023 tại tỉnh Kampot, Campuchia giáp biên giới Việt Nam đã ghi nhận thêm các trường hợp cúm A(H5N1).
Với giai đoạn thời tiết Đông Xuân, là điều kiện thuận lợi cho các bệnh truyền nhiễm xuất hiện, lây lan, tiềm ẩn nguy cơ bùng phát dịch, đặc biệt là các bệnh lây truyền qua đường hô hấp.
Viện Pasteur Nha Trang đã chỉ đạo các Trung tâm Kiểm sóat bệnh tật khu vực miền Trung cần thường xuyên theo dõi chặt chẽ tình hình dịch bệnh truyền nhiễm trên địa bàn dựa vào các hệ thống giám sát, giám sát thường xuyên, giám sát dựa vào sự kiện để chủ động phát hiện sớm, xử lý kịp thời dịch bệnh.
Các đơn vị cần tăng cường phối hợp chặt chẽ với cơ quan thú y và chính quyền địa phương để trao đổi thông tin về các ổ dịch cúm gia cầm trên địa bàn, đặc biệt là các cửa khẩu, các chợ gia cầm sống.
Các Trung tâm Kiểm soát bệnh tật cần tăng cường giám sát, lấy mẫu các trường hợp viêm đường hô hấp cấp tính, các trường hợp viêm phổi nặng nghi do vi rút gửi Viện Pasteur Nha Trang xét nghiệm, kịp thời phát hiện ca bệnh cúm A(H5N1).
Chúng ta biết rằng, vi rút cúm A(H5N1) có thể lây nhiễm và phát bệnh ở người khi chúng ta tiếp xúc với gia cầm mang bệnh mà không có biện pháp bảo vệ, đường lây nhiễm từ người sang người là thấp. Một số lưu ý làm nhiễm bệnh là tiếp xúc, đụng chạm vào gia cầm bị bệnh, chạm hoặc hít phải các chất tiết gia cầm bị bệnh, tiếp xúc giết mổ, chế biến với nguồn thịt bị nhiễm bệnh, ăn thịt gia cầm hoặc trứng không nấu chín./.
Hữu Lai
Tin tức liên quan
Quyết định phê duyệt Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2021-2030 và tầm nhìn đến năm 2045
Quản lý trang thiết bị y tế
Quy định về quản lý chất thải y tế trong phạm vi khuôn viên cơ sở y tế
V/v áp dụng “Hộ chiếu vắc-xin” và các biện pháp nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho chuyên gia nước ngoài nhập cảnh phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế
Kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, tại cuộc họp Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 trực tuyến các địa phương về công tác phòng, chống dịch COVID-19
HƯỚNG DẪN QUẢN LÝ NGƯỜI MẮC COVID-19 TẠI NHÀ
Kết luận của UBND tỉnh Nguyễn Tấn Tuân kiêm Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Khánh Hòa tại cuộc họp Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 ngày 25/01/2022
Kết luận của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đinh Văn Thiệu kiêm Phó Trưởng Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Khánh Hòa tại cuộc họp Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 ngày 11/02/2022
Kết luận của Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Tấn Tuân kiêm Trưởng Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Khánh Hòa tại cuộc họp Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 ngày 25/01/2022
TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG DỊCH COVID-19 TRƯỚC, TRONG VÀ SAU TẾT NGUYÊN ĐÁN NHÂN DẦN 2022
V/v hướng dẫn chẩn đoán điều trị, chăm sóc, theo dõi và quản lý người bệnh Hemophilia
V/v ban hành tài liệu chuyên môn "Hướng dẫn một số quy trình kỹ thuật điều trị bệnh sụp mi"
V/v ban hành tài liệu chuyên môn "Hướng dẫn kiểm soát lây nhiễm lao trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và cộng đồng"
Tăng cường sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, hiệu quả tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
Tài liệu hướng dẫn phục hồi chức năng và tự chăm sóc các bệnh có liên quan sau mắc Covid-19
Thu hồi thuốc Temozolomid Ribosepharm 100 mg
TĂNG CƯỜNG TIÊM VẮC XIN PHÒNG COVID-19 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
Cập nhật tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh đến 16h ngày 21/02/2022
Cập nhật tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh đến 16h ngày 21/02/2022
Cập nhật tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh đến 17h ngày 15/02/2022
Mời chào giá thuê xe vận chuyển viên chức, người lao động đi công tác các huyện, thị xã, thành phố tỉnh Khánh Hòa
Mời chào giá thuê xe vận chuyển viên chức, người lao động đi công tác các huyện, thị xã, thành phố tỉnh Khánh Hòa
Mời chào giá sửa xe ô tô
Mời chào giá thuê xe vận chuyển viên chức, người lao động đi công tác các huyện, thị xã, thành phố tỉnh Khánh Hòa
Mời chào giá mua cơ số thuốc (lần 2)
Công văn số 310/BTTTT-ƯDCNTT ngày 10/02/2012 của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc hướng dẫn áp dụng bộ tiêu chí đánh giá cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước