Phòng chống đại dịch – Đặt lợi ích, tính mạng của Nhân dân lên trên hết

20/02/2024
Theo báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới, đại dịch cúm Tây Ban Nha năm 1918-1919 gây ra bởi phân tuýp H1N1 đã gây ra tổn thất chưa từng thấy với cuộc sống con người. Ước tính khoảng 50 triệu người đã tử vong trên toàn thế giới.

Phòng chống đại dịch – Đặt lợi ích, tính mạng của Nhân dân lên trên hết

Theo báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới, đại dịch cúm Tây Ban Nha năm 1918-1919 gây ra bởi phân tuýp H1N1 đã gây ra tổn thất chưa từng thấy với cuộc sống con người. Ước tính khoảng 50 triệu người đã tử vong trên toàn thế giới.

Cúm A(H1N1) đại dịch năm 2009, có 214 quốc gia, vùng lãnh thổ đã báo cáo ca bệnh, có khoảng 123.000 đến 203.000 trường hợp tử vong.

Đại dịch COVID-19 là đại dịch có quy mô toàn cầu, chưa từng có trong lịch sử, diễn biến phức tạp, khó dự báo. Tính đến ngày 5/5/2023, sau hơn 3 năm xảy ra đại dịch, thế giới ghi nhận trên 696 triệu trường hợp mắc tại 231 quốc gia, vùng lãnh thổ, trong đó có trên 6,9 triệu trường hợp tử vong.

Tại Việt Nam, ca COVID-19 đầu tiên vào ngày 23/01/2020 tại TP Hồ Chí Minh, đến nay ghi nhận hơn 11 triệu ca mắc COVID-19, trong đó hơn 43.000 trường hợp tử vong.

Các chuyên gia y tế thế giới đã đưa ra một số viễn cảnh của tác động đại dịch đến kinh tế xã hội, người dân đổ xô đi mua các phương tiện phòng chống dịch, nhu yếu phẩm, các dịch vụ công cộng bị rối loạn, du lịch giảm mạnh, các nước khuyến cáo công dân của họ không đi du lịch, giao thông vận tải công cộng hành khách giảm mạnh, ngân hàng người dân rút hết tiền để chi tiêu, thương mại bị đình trệ, đứt gãy các chuỗi cung ứng, thiếu hụt hàng hóa, đi lại quốc tế hạn chế, ngừng do đóng cửa biên giới, giáo dục, một số trường học trong vùng dịch phải đóng cửa, văn hóa, họat động văn hóa trong vùng dịch bị ngưng trệ, ngoại giao, các hội nghị quốc tế bị hủy bỏ, an ninh trật tự có nhiều xáo trộn.

Đối với công tác y tế, bệnh viện sẽ quá tải do số lượng bệnh nhân tăng cao, thành lập bệnh viện dã chiến, thuốc, vật tư y tế khan hiếm không đủ điều trị cho bệnh nhân, số lượng người tử vong cao ở bệnh viện và cộng đồng.

Các chuyên gia y tế nhấn mạnh, việc chưa dự đoán chính xác được tác nhân mới và cường độ lây lan của các chủng vi rút lây qua đường hô hấp sẽ gây nên trở ngại trong việc phòng chống và đáp ứng đại dịch, đặc biệt giai đoạn đầu của dịch.

Ảnh hưởng của đại dịch phụ thuộc vào đặc tính của vi rút như tính lây nhiễm, tỉ lệ tấn công ở các lứa tuổi khác nhau, lứa tuổi bị nhiễm bệnh nhiều, mức độ trầm trọng của bệnh. Qua các đại dịch đã xảy ra cho thấy có sự thay đổi tỉ lệ tử vong, sự trầm trọng của bệnh và phương thức lây truyền của dịch bệnh.

Đặc điểm chung của đại dịch là sự gia tăng đột ngột tỉ lệ mắc, tử vong, sự lan truyền nhanh trên thế giới. Đại dịch thường xảy ra trên toàn thế giới, khoảng dưới 1 năm, ảnh hưởng hơn 1/4 tổng dân số trên thế giới. Lúc đó, khả năng y tế, hệ thống cấp cứu đáp ứng thường bị quá tải bởi số lượng mắc bệnh quá lớn trong cộng đồng, dịch bệnh thường bắt đầu một cách đồng lọat ở các nơi khác nhau trên thế giới.

Các chuyên gia nhấn mạnh, việc cần xây dựng kế hoạch phòng chống đại dịch, đảm bảo ứng phó phù hợp, sẵn sàng triển khai các họat động ngay khi có nguy cơ hoặc xảy ra đại dịch là rất cần thiết. Các họat động của kế hoạch này bảo đảm thực hiện được kế hoạch quốc gia thực hiện Điều lệ y tế quốc tế năm 2015 tại Việt Nam và Chiến lược toàn cầu về bệnh cúm giai đoạn 2019-2030.

Qua thực tiễn công tác phòng chống đại dịch COVID-19, Việt Nam đã rút ra những bài học kinh nghiệm quý báu, đó là sự lãnh đạo, chỉ đạo tập trung, đồng bộ, thống nhất từ trung ương đến địa phương; huy động sự tham gia của cả hệ thống chính trị; phát huy sự đoàn kết, huy động nguồn lực trong và ngoài nước, với mục tiêu đặt lợi ích, tính mạng và sức khỏe của Nhân dân lên trên hết, lấy người dân là trung tâm, là chủ thể.

Qua quá trình phòng chống dịch cho thấy sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ, hiệu quả giữa các cơ quan, các địa phương, đặc biệt là phối hợp giữa ngành Y tế, Công an, Quân đội, các Ban ngành liên quan trong công tác phòng chống dịch, đảm bảo an sinh, an ninh, an toàn trật tự xã hội.

Bài học kinh nghiệm rút ra là phải chủ động từ sớm, từ xa, từ ngay tuyến cơ sở, kiên định, nhất quán với các biện pháp phòng chống dịch theo diễn biến từng giai đoạn, khi tình hình thay đổi cần linh họat, điều chỉnh các biện pháp phòng chống dịch tốt nhất.Các cơ quan, đơn vị phòng chống dịch phải bám sát thực tiễn, nắm chắc tình hình, làm tốt công tác dự báo, căn cứ dữ liệu khoa học để đưa ra biện pháp phù hợp, kịp thời, hiệu quả, sẵn sàng về mọi mặt và có phương án, kịch bản khoa học, đảm bảo ứng phó tốt không để bị động, bất ngờ.

Công tác phòng chống dịch đã tổ chức thực hiện quyết liệt, đồng bộ, linh họat, sát thực tiễn; xác định trách nhiệm của người đứng đầu; phát huy tính sáng tạo, chủ động của các cấp, nhất là tuyến cơ sở, đặc thù từng ngành, lĩnh vực, địa bàn; thực hiện phân cấp, phân quyền; tăng cường kiểm tra, giám sát tổ chức thực hiện, thanh kiểm tra không để xảy ra tiêu cực.

Đối với hệ thống y tế cần tăng cường nâng cao năng lực, nhất là công tác y tế dự phòng, y tế cơ sở đáp ứng được yêu cầu trong tình huống dịch bùng phát, tình huống khẩn cấp về dịch bệnh, luôn chuẩn bị sẵn sàng phương án, các điều kiện đảm bảo đáp ứng nhu cầu dịch vụ y tế của người dân từ sớm, từ xa, ngay tại cơ sở.

Đối với công tác truyền thông cần sự minh bạch, truyền thông sâu rộng, tạo được sự tham gia hưởng ứng tích cực, sự đồng thuận của người dân trong công tác phòng chống dịch./.

Hồng Đăng

02/QĐ-TTg

Quyết định phê duyệt Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2021-2030 và tầm nhìn đến năm 2045

98/2021/NĐ-CP

Quản lý trang thiết bị y tế

20/2021/TT-BYT

Quy định về quản lý chất thải y tế trong phạm vi khuôn viên cơ sở y tế

7937/VPCP-QHQT

V/v áp dụng “Hộ chiếu vắc-xin” và các biện pháp nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho chuyên gia nước ngoài nhập cảnh phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế

285/TB-VPCP

Kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, tại cuộc họp Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 trực tuyến các địa phương về công tác phòng, chống dịch COVID-19

1265/HD-BCĐ

HƯỚNG DẪN QUẢN LÝ NGƯỜI MẮC COVID-19 TẠI NHÀ

38/TB-UBND

Kết luận của UBND tỉnh Nguyễn Tấn Tuân kiêm Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Khánh Hòa tại cuộc họp Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 ngày 25/01/2022

48/TB-UBND

Kết luận của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đinh Văn Thiệu kiêm Phó Trưởng Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Khánh Hòa tại cuộc họp Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 ngày 11/02/2022

38/TB-UBND

Kết luận của Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Tấn Tuân kiêm Trưởng Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Khánh Hòa tại cuộc họp Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 ngày 25/01/2022

509/UBND-KGVX

TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG DỊCH COVID-19 TRƯỚC, TRONG VÀ SAU TẾT NGUYÊN ĐÁN NHÂN DẦN 2022

472/QĐ-BYT

V/v hướng dẫn chẩn đoán điều trị, chăm sóc, theo dõi và quản lý người bệnh Hemophilia

627/QĐ-BYT

V/v ban hành tài liệu chuyên môn "Hướng dẫn một số quy trình kỹ thuật điều trị bệnh sụp mi"

579/QĐ-BYT

V/v ban hành tài liệu chuyên môn "Hướng dẫn kiểm soát lây nhiễm lao trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và cộng đồng"

1695/KCB-NV

Tăng cường sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, hiệu quả tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

1242/QĐ-BYT

Tài liệu hướng dẫn phục hồi chức năng và tự chăm sóc các bệnh có liên quan sau mắc Covid-19

1864/SYT-NVYD

Thu hồi thuốc Temozolomid Ribosepharm 100 mg

906/SYT-NVYD

TĂNG CƯỜNG TIÊM VẮC XIN PHÒNG COVID-19 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

786/SYT-NVYD

Cập nhật tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh đến 16h ngày 21/02/2022

786/SYT-NVYD

Cập nhật tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh đến 16h ngày 21/02/2022

694/SYT-NVYD

Cập nhật tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh đến 17h ngày 15/02/2022

2525/KSBT-TCHC

Mời chào giá thuê xe vận chuyển viên chức, người lao động đi công tác các huyện, thị xã, thành phố tỉnh Khánh Hòa

2253/KSBT-TCHC

Mời chào giá thuê xe vận chuyển viên chức, người lao động đi công tác các huyện, thị xã, thành phố tỉnh Khánh Hòa

2224/KSBT-TCHC

Mời chào giá sửa xe ô tô

1909/KSBT-TCHC

Mời chào giá thuê xe vận chuyển viên chức, người lao động đi công tác các huyện, thị xã, thành phố tỉnh Khánh Hòa

1913/KSBT-KHNV

Mời chào giá mua cơ số thuốc (lần 2)

310/BTTTT-ƯDCNTT

Công văn số 310/BTTTT-ƯDCNTT ngày 10/02/2012 của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc hướng dẫn áp dụng bộ tiêu chí đánh giá cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước

Tổng đài tư vấn các dịch vụ
Số ĐIỆN THOẠI
Thống kê
  • Đang truy cập386
  • Hôm nay8596
  • Tháng hiện tại196883
  • Năm hiện tại3171404
  • Tổng lượt truy cập9337304
  • Xem tiếp >>
Phòng chống cúm A(H5) trên người
Liên kết website