Tăng cường phòng chống bệnh tay chân miệng
Từ đầu năm đến ngày 16/4/2024, tỉnh Khánh Hòa ghi nhận 276 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng (TCM), tăng 180 trường hợp so với cùng kỳ năm 2023.
Tất cả 8/8 huyện, thị xã, thành phố đều ghi nhận trường hợp mắc bệnh TCM, trong đó TP Nha Trang có số ca mắc nhiều nhất là 90 trường hợp, tiếp theo là huyện Vạn Ninh. Nếu tính số trường hợp mắc TCM/100.000 dân, huyện Vạn Ninh cao nhất với 37 ca/100.000 dân, tăng gấp 6 lần so với cùng kỳ năm 2023.
TP Nha Trang ghi nhận 2 ổ dịch tại trường Mầm non phường Vĩnh Trường và Phước Hải với 4 trường hợp mắc.
Về độ tuổi, nhóm từ 0-12 tháng tuổi ghi nhận 37 ca TCM (13,4%), nhóm trẻ từ 13-36 tháng tuổi có 185 ca (67%), nhóm từ 37-60 tháng tuổi có 45 ca (16,3%), trên 60 tháng tuổi có 9 ca (3,3%). Như vậy bệnh TCM đang có tỉ lệ mắc nhiều ở nhóm trẻ từ 3 tuổi trở xuống, chiếm 80,4%, trung bình tuổi mắc bệnh TCM của trẻ là 2 tuổi.
Kết quả xét nghiệm có 21 trường hợp/122 mẫu xét nghiệm phát hiện có kháng thể IgM của EV71. Về phân độ lâm sàng, chủ yếu độ 1 và độ 2a chiếm tỉ lệ lần lượt là 97,5% và 2,5%. Có 4 trường hợp bệnh TCM độ 2b, không có trường hợp độ 3 và độ 4. Bệnh TCM được điều trị tại bệnh viện từ độ 2a trở lên, gồm 67 trường hợp.
Bs Huỳnh Trọng Tân – Trưởng khoa Phòng chống bệnh truyền nhiễm Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh nhận xét, thường từ tháng 2 các trường hợp bệnh TCM có xu hướng tăng, đạt đỉnh vào khoảng tháng 4-5 và có xu hướng giảm từ tháng 6-7 về sau, nguyên nhân chủ yếu là do sau kỳ nghỉ Tết, trẻ đi học lại cùng với thời tiết giao mùa, khí hậu nắng nóng, ẩm sẽ thuận lợi cho vi rút phát triển, trong đó có chủng vi rút EV71 là chủng nguy cơ độc lực cao, dự báo trong những tháng tiếp theo sẽ tăng trường hợp mắc bệnh TCM nếu không có những giải pháp phòng chống hiệu quả.
Theo báo cáo của Cục Y tế Dự phòng – Bộ Y tế, tính đến ngày 7/4/2024, toàn quốc ghi nhận 10.196 trường hợp bệnh TCM, tăng 2,1 lần so với cùng kỳ năm 2023, không có trường hợp tử vong. Miền Nam trên 7.500 ca (74,1%), miền Bắc trên 1.300 ca (13,3%), miền Trung trên 1.000 ca (9,8%).
Số ca mắc TCM chủ yếu ghi nhận trong cơ sở giáo dục mầm non, có trên 90% số trẻ dưới 5 tuổi mắc bệnh. Số mắc TCM ở nữ là 58%, nam là 42%.
Bệnh TCM không có thuốc điều trị đặc hiệu, chưa có vắc xin phòng bệnh. Bệnh TCM lây chủ yếu theo đường tiêu hóa từ nước bọt, phỏng nước và phân của trẻ nhiễm bệnh, nguy cơ lây truyền bệnh TCM khi trẻ sinh họat tập thể tại các cơ sở giáo dục mầm non.
Các giải pháp cần triển khai phòng chống bệnh TCM là các tuyến tỉnh, huyện, xã luôn nâng cao năng lực giám sát, phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh, phòng tránh lây nhiễm. Tăng cường công tác truyền thông, nâng cao nhận thức, thực hành vệ sinh tay và các biện pháp vệ sinh phòng bệnh cá nhân cho trẻ và người chăm sóc trẻ.
Tại các cơ sở giáo dục mầm non cần tăng cường vệ sinh phòng bệnh, bảo đảm đầy đủ các phương tiện rửa tay, thường xuyên khử trùng lớp học, đặc biệt là đồ chơi, bề mặt tiếp xúc như sàn, bàn. Các cơ sở giáo dục cần giám sát phát hiện sớm, cách ly và điều trị, không để lây lan bệnh tại đơn vị.
Ngành Giáo dục theo dõi, phát hiện sớm ca mắc mới TCM tại các cơ sở giáo dục mầm non và thông báo cho ngành Y tế kiểm soát dịch bệnh, thực hiện vệ sinh môi trường, khử khuẩn.
Triệu chứng lâm sàng, thời gian ủ bệnh từ 3-7 ngày, khởi phát từ 1-2 ngày mới sốt nhẹ, mệt, đau họng, biếng ăn, tiêu chảy, thời kỳ toàn phát từ 3-10 ngày. Triệu chứng điển hình gồm lóet miệng, vết loét đỏ hay bóng nước từ 2-3 mm ở niêm mạc miệng, lợi, lưỡi. Ở lòng bàn tay, bàn chân, gối, mông sẽ phát ban dạng bóng nước. Trẻ sốt nhẹ, nôn. Nếu trẻ sốt cao, nôn nhiều cần nghĩ đến biến chứng, các biến chứng thần kinh, tim mạch, hô hấp thường xuất hiện sớm vào ngày 2-5 của bệnh.
Trường hợp không điển hình, bệnh nhân có bóng nước rất ít xen kẽ hồng ban hoặc chỉ có hồng ban không có bóng nước hoặc bệnh nhân chỉ có lóet miệng đơn thuần. Có những trường hợp chỉ có những chấm nhỏ ẩn dưới mặt trong ngón tay.
Bệnh TCM lui bệnh sau 3-5 ngày, hồi phục hoàn toàn nếu không có biến chứng. Trường hợp bệnh tối cấp, diễn biến rất nhanh, biến chứng nặng suy tuần hoàn, hô hấp, hôn mê dẫn đến tử vong.
Ở ca bệnh cấp tính thường có 4 giai đoạn điển hình; trường hợp ca bệnh không điển hình, trẻ có phát ban không rõ ràng hoặc chỉ có loét miệng hoặc chỉ có triệu chứng thần kinh, tim mạch, hô hấp mà không có phát ban và loét miệng.
Về phân độ, độ 1 chỉ loét miệng và (hoặc) tổn hương da. Độ 2a có một trong các dấu hiệu: Bệnh sử có giật mình dưới 2 lần/30 phút, không ghi nhận giật mình lúc khám, sốt trên 2 ngày, sốt trên 39 độ C, nôn nhiều, lừ đừ, khó ngủ, quấy khóc vô cớ.
Độ 2b có một trong các biểu hiện: Trẻ giật mình ghi nhận lúc khám; bệnh sử có giật mình ≥ 2 lần/30 phút; bệnh sử có giật mình kèm theo 1 dấu hiệu ngủ gà; mạch nhanh > 130 lần/phút (nằm yên, không sốt); trẻ sốt ≥ 39,5 độ C, không đáp ứng hạ sốt; mạch trên 150 lần/phút (nằm yên, không sốt); trẻ run chi, run người, không ngồi vững, đi loạng choạng; run giật nhãn cầu, lác mắt, yếu chi hoặc liệt chi; bệnh thần kinh sọ gây nuốt sặc, thay đổi giọng nói./.
Hoa Đăng
Tin tức liên quan
Quyết định phê duyệt Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2021-2030 và tầm nhìn đến năm 2045
Quản lý trang thiết bị y tế
Quy định về quản lý chất thải y tế trong phạm vi khuôn viên cơ sở y tế
V/v áp dụng “Hộ chiếu vắc-xin” và các biện pháp nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho chuyên gia nước ngoài nhập cảnh phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế
Kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, tại cuộc họp Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 trực tuyến các địa phương về công tác phòng, chống dịch COVID-19
HƯỚNG DẪN QUẢN LÝ NGƯỜI MẮC COVID-19 TẠI NHÀ
Kết luận của UBND tỉnh Nguyễn Tấn Tuân kiêm Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Khánh Hòa tại cuộc họp Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 ngày 25/01/2022
Kết luận của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đinh Văn Thiệu kiêm Phó Trưởng Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Khánh Hòa tại cuộc họp Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 ngày 11/02/2022
Kết luận của Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Tấn Tuân kiêm Trưởng Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Khánh Hòa tại cuộc họp Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 ngày 25/01/2022
TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG DỊCH COVID-19 TRƯỚC, TRONG VÀ SAU TẾT NGUYÊN ĐÁN NHÂN DẦN 2022
V/v hướng dẫn chẩn đoán điều trị, chăm sóc, theo dõi và quản lý người bệnh Hemophilia
V/v ban hành tài liệu chuyên môn "Hướng dẫn một số quy trình kỹ thuật điều trị bệnh sụp mi"
V/v ban hành tài liệu chuyên môn "Hướng dẫn kiểm soát lây nhiễm lao trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và cộng đồng"
Tăng cường sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, hiệu quả tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
Tài liệu hướng dẫn phục hồi chức năng và tự chăm sóc các bệnh có liên quan sau mắc Covid-19
Thu hồi thuốc Temozolomid Ribosepharm 100 mg
TĂNG CƯỜNG TIÊM VẮC XIN PHÒNG COVID-19 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
Cập nhật tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh đến 16h ngày 21/02/2022
Cập nhật tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh đến 16h ngày 21/02/2022
Cập nhật tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh đến 17h ngày 15/02/2022
Mời chào giá thuê xe vận chuyển viên chức, người lao động đi công tác các huyện, thị xã, thành phố tỉnh Khánh Hòa
Mời chào giá mua hóa chất, vật tư, sinh phẩm
Mời chào giá thuê xe vận chuyển viên chức, người lao động đi công tác các huyện, thị xã, thành phố tỉnh Khánh Hòa
Mời chào giá thuê xe vận chuyển viên chức, người lao động đi công tác các huyện, thị xã, thành phố tỉnh Khánh Hòa
Mời chào giá sửa xe ô tô
Công văn số 310/BTTTT-ƯDCNTT ngày 10/02/2012 của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc hướng dẫn áp dụng bộ tiêu chí đánh giá cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước