Một số kết quả công tác vệ sinh lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp

13/05/2024
Theo báo cáo của Cục quản lý Môi trường y tế - Bộ Y tế, nâng cao năng lực là nội dung quan trọng cho tuyến tỉnh, huyện, xã làm tốt công tác vệ sinh lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp.

Một số kết quả công tác vệ sinh lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp

Theo báo cáo của Cục quản lý Môi trường y tế - Bộ Y tế, nâng cao năng lực là nội dung quan trọng cho tuyến tỉnh, huyện, xã làm tốt công tác vệ sinh lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp.

Cụ thể, năm 2023, Cục quản lý Môi trường y tế đã tổ chức 2 hội thảo phổ biến văn bản quy phạm pháp luật mới ban hành về lĩnh vực vệ sinh lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp; 2 lớp tập huấn hướng dẫn xây dựng cơ sở dữ liệu bệnh nghề nghiệp; 3 lớp tập huấn nâng cao năng lực về công tác quản lý, kiểm tra tổ chức công bố đủ điều kiện quan trắc môi trường lao động và đơn vị khám điều trị bệnh nghề nghiệp cho Sở Y tế và Trung tâm Kiểm sóat bệnh tật các tỉnh, thành phố; 2 lớp tập huấn an toàn vệ sinh lao động cho nhân viên y tế trong phòng chống dịch COVID-19.

Cục quản lý Môi trường y tế đã xây dựng hướng dẫn lập kế hoạch an toàn vệ sinh lao động, hướng dẫn tự kiểm tra công tác an toàn vệ sinh lao động cho các cơ sở y tế, tài liệu hướng dẫn huấn luyện sơ cấp cứu tai nạn lao động tại nơi làm việc. Tổng hợp trong Tháng hành động an toàn vệ sinh lao động toàn quốc đã tổ chức 1.399 lớp huấn luyện an toàn vệ sinh lao động cho gần 162.000 người lao động, trong đó người quản lý là 7.068 người, người làm công tác an toàn vệ sinh lao động là gần 8.200 người, người lao động làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn vệ sinh lao động gần 24.200 người, người lao động là hơn 98.000 người, người làm công tác y tế là 8.590 người, người làm công tác an toàn vệ sinh viên là 12.400 người và người lao động không có hợp đồng lao động là 1.438 người.

Năm 2023, có 85.261 cơ sở lao động được quản lý về vệ sinh lao động (tăng 4% so với năm 2022), trong đó số cơ sở lao động có yếu tố nguy hiểm có hại được quản lý là 35.464 cơ sở (chiếm 41%). Tỉ lệ đơn vị thực hiện lập hồ sơ vệ sinh môi trường lao động tại các cơ sở có yếu tố có hại là 29% (tăng 2% so với năm 2022).

Thực hiện quan trắc môi trường lao động cho 5.518 cơ sở sản xuất, kinh doanh (tăng 10% so với năm 2022); tổng số mẫu được quan trắc là gần 1,1 triệu mẫu (tăng 16% so với năm 2022). Các yếu tố môi trường lao động được quan trắc nhiều nhất là vi khí hậu (nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ gió) chiếm 42%, ánh sáng chiếm 13,2%, tiếng ồn chiếm 12,1%, hơi khí độc chiếm 12,6%, các yếu tố bụi chiếm 13%.

Kết quả, tổng số mẫu quan trắc môi trường lao động không đạt tiêu chuẩn vệ sinh là 52.876 mẫu, chiếm tỉ lệ 4,8% (tăng 0,3% so với năm 2022). Các mẫu có tỉ lệ không đạt tiêu chuẩn cao gồm ánh sáng (10%), độ ồn (10,5%) độ rung (8,9%), vi khí hậu (3,9%). Tỉ lệ các yếu tố bụi không đạt tiêu chuẩn cho phép trung bình khoảng 7,5%.

Đối với công tác khám sức khỏe định kỳ, năm 2023 gần 2,5 triệu người lao động được khám sức khỏe định kỳ, tương đương năm 2022; đạt sức khỏe loại tốt (loại I&II) chiếm 70,5%, đạt loại III tỉ lệ 20,6%; người lao động có sức khỏe yếu loại IV, V chiếm tỉ lệ 8,9%.

Theo báo cáo ghi nhận, gần 922.000 người lao động tại cơ sở sản xuất, kinh doanh có khám chữa bệnh, tăng 10% so với năm 2022. Các bệnh thường mắc là bệnh viêm đường hô hấp cấp, mạn như viêm xoang, viêm mũi họng, thanh quản (26,3%); bệnh viêm lóet dạ dày, tá tràng (14,5%); bệnh thần kinh trung ương và ngoại biên (7,8%); bệnh mắt (6,3%); bệnh cơ xương khớp (5,4%).

Báo cáo ghi nhận 46 tỉnh, thành phố đã thực hiện khám phát hiện 34/35 loại bệnh nghề nghiệp; có một bệnh nghề nghiệp mới được khám phát hiện là bệnh COVID-19 nghề nghiệp, ghi nhận gần 510.000 người lao động có tiếp xúc yếu tố có hại qua công tác khám bệnh nghề nghiệp (tăng 10% so với năm 2022), trong đó phát hiện 696 trường hợp.

Năm 2023, có 7 loại bệnh nghề nghiệp được chẩn đoán mới mắc gồm bệnh điếc nghề nghiệp do tiếng ồn, bệnh bụi phổi than nghề nghiệp, bệnh bụi phổi silic nghề nghiệp, bệnh sạm da nghề nghiệp, bệnh lao nghề nghiệp, bệnh nghề nghiệp do rung toàn thân và bệnh COVID-19 nghề nghiệp.

Tỉ lệ mắc một số bệnh nghề nghiệp cao so với các bệnh còn lại, bao gồm bệnh điếc nghề nghiệp do tiếng ồn (56%), bệnh bụi phổi than nghề nghiệp (22,4%), bệnh bụi phổi silic nghề nghiệp (18,5%). Báo cáo của hệ thống giám định y khoa qua 600 bệnh người lao động mắc bệnh nghề nghiệp cho thấy, các bệnh được khám giám định nhiều nhất là bệnh bụi phổi than nghề nghiệp (303 ca), bệnh điếc nghề nghiệp do tiếng ồn (240 ca), bệnh bụi phổi silic nghề nghiệp (46 trường hợp). Kết quả có 171 trường hợp người lao động có tỉ lệ tổn thương cơ thể từ 5-30%, 377 trường hợp có tỉ lệ tổn thương từ 31% trở lên.

Năm 2023, toàn quốc thực hiện 2.451 cuộc thanh tra, kiểm tra liên ngành về an toàn vệ sinh lao động tại 5.315 doanh nghiệp, phát hiện 1.167 doanh nghiệp có sai phạm về an toàn vệ sinh lao động, chăm sóc sức khỏe, phòng chống bệnh nghề nghiệp cho người lao động. Các tỉnh, thành phố tổ chức 2.406 lượt tự kiểm tra và nhận ra được 1.415 yếu tố nguy cơ, rủi ro và đã xây dựng bổ sung được 989 nội quy, quy trình làm việc an toàn, tổ chức 996 cuộc thăm gia đình nạn nhân, người bị nạn, người bị bệnh nghề nghiệp.

Năm 2023, nhiều họat động truyền thông về an toàn vệ sinh lao động, chăm sóc sức khỏe, phòng chống bệnh nghề nghiệp cho người lao động được tổ chức với hơn 6.500 cuộc tọa đàm, phóng sự, tin bài được đăng tải; cấp phát gần 104.000 sách, tờ rơi, apphich cho các cơ sở lao động; hướng dẫn tổ chức kiểm tra công bố đủ điều kiện quan trắc môi trường lao động; có 1.850 cuộc thi tìm hiểu pháp luật về an toàn vệ sinh lao động với hơn 30.000 người tham dự; tổ chức 353 cuộc thi an toàn vệ sinh viên giỏi với gần 14.000 người tham dự.

Hiện nay toàn quốc có 115 cơ sở y tế được cấp phép khám, điều trị bệnh nghề nghiệp, 02 đơn vị xin tạm dừng họat động, trong đó có 35 đơn vị do trung ương cấp phép, 189 đơn vị do cấp tỉnh quản lý, có 15 đơn vị bị rút công bố do không đảm bảo điều kiện theo quy định của pháp luật./.

Lâm Quyên

02/QĐ-TTg

Quyết định phê duyệt Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2021-2030 và tầm nhìn đến năm 2045

98/2021/NĐ-CP

Quản lý trang thiết bị y tế

20/2021/TT-BYT

Quy định về quản lý chất thải y tế trong phạm vi khuôn viên cơ sở y tế

7937/VPCP-QHQT

V/v áp dụng “Hộ chiếu vắc-xin” và các biện pháp nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho chuyên gia nước ngoài nhập cảnh phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế

285/TB-VPCP

Kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, tại cuộc họp Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 trực tuyến các địa phương về công tác phòng, chống dịch COVID-19

1265/HD-BCĐ

HƯỚNG DẪN QUẢN LÝ NGƯỜI MẮC COVID-19 TẠI NHÀ

38/TB-UBND

Kết luận của UBND tỉnh Nguyễn Tấn Tuân kiêm Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Khánh Hòa tại cuộc họp Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 ngày 25/01/2022

48/TB-UBND

Kết luận của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đinh Văn Thiệu kiêm Phó Trưởng Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Khánh Hòa tại cuộc họp Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 ngày 11/02/2022

38/TB-UBND

Kết luận của Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Tấn Tuân kiêm Trưởng Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Khánh Hòa tại cuộc họp Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 ngày 25/01/2022

509/UBND-KGVX

TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG DỊCH COVID-19 TRƯỚC, TRONG VÀ SAU TẾT NGUYÊN ĐÁN NHÂN DẦN 2022

472/QĐ-BYT

V/v hướng dẫn chẩn đoán điều trị, chăm sóc, theo dõi và quản lý người bệnh Hemophilia

627/QĐ-BYT

V/v ban hành tài liệu chuyên môn "Hướng dẫn một số quy trình kỹ thuật điều trị bệnh sụp mi"

579/QĐ-BYT

V/v ban hành tài liệu chuyên môn "Hướng dẫn kiểm soát lây nhiễm lao trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và cộng đồng"

1695/KCB-NV

Tăng cường sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, hiệu quả tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

1242/QĐ-BYT

Tài liệu hướng dẫn phục hồi chức năng và tự chăm sóc các bệnh có liên quan sau mắc Covid-19

1864/SYT-NVYD

Thu hồi thuốc Temozolomid Ribosepharm 100 mg

906/SYT-NVYD

TĂNG CƯỜNG TIÊM VẮC XIN PHÒNG COVID-19 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

786/SYT-NVYD

Cập nhật tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh đến 16h ngày 21/02/2022

786/SYT-NVYD

Cập nhật tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh đến 16h ngày 21/02/2022

694/SYT-NVYD

Cập nhật tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh đến 17h ngày 15/02/2022

717/KSBT-TCHC

Mời chào giá thuê xe vận chuyển viên chức, người lao động đi công tác các huyện, thị xã, thành phố tỉnh Khánh Hòa

465/KSBT-TCHC

Mời chào giá thuê xe vận chuyển viên chức, người lao động đi công tác các huyện, thị xã, thành phố tỉnh Khánh Hòa

100A/QĐ-KSBT

Về việc phê duyệt kết quả lựa nhà thầu cung cấp dịch vụ vận chuyển viên chức, người lao động đi công tác các huyện, thị xã, thành phố tháng 5 năm 2024

76A/QĐ-KSBT

Về việc phê duyệt kết quả lựa nhà thầu cung cấp dịch vụ vận chuyển viên chức, người lao động đi công tác các huyện, thị xã, thành phố tháng 4 năm 2024

832/KSBT-TCHC

Mời chào giá dịch vụ thay vật tư thang máy

310/BTTTT-ƯDCNTT

Công văn số 310/BTTTT-ƯDCNTT ngày 10/02/2012 của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc hướng dẫn áp dụng bộ tiêu chí đánh giá cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước

Tổng đài tư vấn các dịch vụ
Số ĐIỆN THOẠI
Thống kê
  • Đang truy cập521
  • Hôm nay3734
  • Tháng hiện tại20753
  • Năm hiện tại1534692
  • Tổng lượt truy cập7700592
  • Xem tiếp >>
Phòng chống cúm A(H5) trên người
Liên kết website