Phát hiện sớm và cách ly ca bệnh nghi sởi hoặc mắc sởi
Vi rút gây bệnh sởi thuộc Mobillivi vi rút của họ Paramysoviridae. Vi rút sởi chỉ lây ở người, không có trung gian truyền bệnh, không có ở vật nuôi.
Bệnh sởi lây truyền từ các chất tiết của mũi, họng chứa vi rút bắn ra ngoài không khí khi bệnh nhân nói chuyện, ho, hắt hơi, sổ mũi. Bệnh thường lây do tiếp xúc trực tiếp với chất tiết của bệnh nhân hay do tiếp xúc với các bề mặt nhiễm bẩn chất tiết từ mũi họng.
Để giảm nguy cơ lây truyền bệnh sởi cần có tính miễn dịch trong quần thể cộng đồng ít nhất từ 94% cá thể; điều này cần sự phối hợp của nhiều Ban, ngành cùng với ngành y tế thực hiện công tác tiêm phòng bệnh sởi đạt được mục tiêu đề ra.
Bệnh sởi lây trước khi bắt đầu thời kỳ có triệu chứng cho đến sau khi có phát ban 4 ngày, ít nhất sau phát ban 2 ngày.
Trên lâm sàng trường hợp điển hình, ở giai đoạn khởi phát từ 2-4 ngày, bệnh nhân sốt cao, viêm long đường hô hấp trên, viêm kết mạc, đôi khi có viêm thanh quản cấp, khi khám có thể thấy hạt Koplik, đây là giai đoạn lây nhiều, lây mạnh nhất.
Ở giai đoạn toàn phát, kéo dài từ 2-5 ngày, thường sau khi sốt cao 3-4 ngày; trẻ phát ban từ sau tai, sau gáy, trán, mặt, cổ dần lan đến thân mình và tứ chi, cả ở lòng bàn tay và gan bàn chân; khi ban mọc hết toàn thân thì thân nhiệt giảm dần. Ở giai đoạn hồi phục, ban nhạt dần rồi chuyển màu xám, bong vảy phấn sẫm màu, còn gọi là vằn da hổ.
Theo các chuyên gia, hạt Koplik thường xuất hiện trước 1 ngày hoặc khi trẻ phát ban, là những đốm trắng ở niêm mạc má gồ lên trên cung hàm, dễ nhầm với nấm miệng. Đối với trẻ đã được tiêm vắc xin sởi chưa đủ mũi tiêm, triệu chứng phát ban không còn điển hình như mô tả, vì vậy chú ý trẻ vào viện chỉ với triệu chứng chảy mũi, mắt đỏ, ho nên dễ nhầm lẫn chuyển vào các khoa bệnh khác.
Thời kỳ ủ bệnh của bệnh sởi từ 7-18 ngày, trung bình 10 ngày. Ở thời kỳ khởi phát (viêm long) 4-5 ngày là giai đoạn hay lây nhất. Trẻ sốt nhẹ hoặc sốt cao, nhức đầu, sổ mũi, đau khớp, khám phát hiện hạt Koplik.
Thời kỳ toàn phát trẻ phát ban gọi là hồng ban, có đặc điểm khi căng da ban biến mất; khi ban bay để lại vết như vằn da hổ.
Ở thể nhẹ ban rải rác, không kết dính, bay nhanh, thường hồi phục nhanh, hay gặp ở trẻ đã được tiêm vắc xin sởi.
Ở thể nặng ban dày đặc, che kín toàn bộ da trên cơ thể, ban mọc ở cả gan bàn tay, bàn chân. Đối với thể xuất huyết, ban mọc dày, sẫm màu, ấn vào không mất ngay cả khi xuất huyết.
Đối với thể không điển hình, biểu hiện lâm sàng có thể sốt nhẹ thoáng qua, viêm long nhẹ và phát ban ít, toàn trạng tốt, thể này thường liên quan đến tình trạng miễn dịch của bệnh nhân, dễ chẩn đoán nhầm sốt phát ban do vi rút khác.
Ở trường hợp khác bệnh nhân có thể sốt cao liên tục, phát ban không điển hình, phù nề tứ chi, đau mỏi toàn thân, thường có viêm phổi nặng kèm theo; xét nghiệm có thể có tăng men gan.
Theo Tổ chức Y tế thế giới, chẩn đoán bệnh sởi khi trẻ có sốt, phát ban và có 1 trong 3 dấu hiệu ho, chảy mũi, mắt đỏ. Các chuyên gia khuyến cáo, để tránh bỏ sót nên cho trẻ ở phòng riêng để theo dõi; trong giai đoạn đang có dịch sởi tiêu chuẩn này dùng để báo cáo, cách ly theo dõi diễn tiến bệnh.
Đối với xét nghiệm huyết thanh học, vào ngày thứ 3 sau phát ban xét nghiệm tìm IGM, xét nghiệm này hết sức quan trọng ở giai đoạn còn ít ca bệnh, đầu vụ dịch. Ở giai đoạn dịch chỉ cần xét nghiệm 5% số bệnh nhân. Đối với xét nghiệm IGG, phải lấy 2 mẫu huyết thanh, hiệu giá kháng thể lần 2 cao gấp ít nhất 4 lần so với lần đầu. Xét nghiệm thực hiện phân lập vi rút (phết họng) sử dụng phản ứng khuếch đại gen (RT-PCR).
Chẩn đoán sởi dựa vào lâm sàng là chủ yếu, không đợi xét nghiệm; cần khai thác bệnh sử, khám triệu chứng lâm sàng. Bác sĩ hỏi các yếu tố dịch tễ, trong gia đình hoặc trên địa bàn dân cư có nhiều người mắc bệnh sởi cùng lúc không. Lâm sàng có triệu chứng sốt, viêm long và phát ban đặc trưng bệnh sởi. Chỉ định xét nghiệm phát hiện có kháng thể IGM đối với vi rút sởi.
Biến chứng của bệnh sởi thường gặp là viêm phổi; trẻ vẫn sốt cao sau khi phát ban hay ban bay. Trẻ thở nhanh, rút lõm ngực, trẻ có thể bị suy hô hấp. Theo kinh nghiệm hiện nay, vi khuẩn phế cầu chiếm tỉ lệ lớn tác nhân gây viêm phổi. Ngoài ra cần chú ý những biến chứng khác như viêm tai giữa, viêm thanh quản, viêm não tủy, khô giác mạc do thiếu vitamin A, trẻ biếng ăn nên dẫn đến suy dinh dưỡng.
Nguyên tắc điều trị bệnh sởi là cách ly, điều trị hỗ trợ, phát hiện điều trị sớm biến chứng. Lưu ý không sử dụng corticoid khi chưa loại trừ sởi vì sởi gây suy giảm miễn dịch rất lớn làm bệnh nặng hơn. Trong điều trị cần vệ sinh da, mắt, miệng họng, tăng cường dinh dưỡng, hạ sốt, bổ sung vitamin A theo đúng khuyến cáo.
Các cơ sở y tế cần triển khai tốt các biện pháp phòng lây sởi trong bệnh viện nhất là đối với những trẻ đang có bệnh nền điều trị tại các khoa, phòng./.
Hữu Lai
Tin tức liên quan
Quyết định phê duyệt Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2021-2030 và tầm nhìn đến năm 2045
Quản lý trang thiết bị y tế
Quy định về quản lý chất thải y tế trong phạm vi khuôn viên cơ sở y tế
V/v áp dụng “Hộ chiếu vắc-xin” và các biện pháp nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho chuyên gia nước ngoài nhập cảnh phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế
Kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, tại cuộc họp Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 trực tuyến các địa phương về công tác phòng, chống dịch COVID-19
HƯỚNG DẪN QUẢN LÝ NGƯỜI MẮC COVID-19 TẠI NHÀ
Kết luận của UBND tỉnh Nguyễn Tấn Tuân kiêm Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Khánh Hòa tại cuộc họp Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 ngày 25/01/2022
Kết luận của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đinh Văn Thiệu kiêm Phó Trưởng Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Khánh Hòa tại cuộc họp Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 ngày 11/02/2022
Kết luận của Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Tấn Tuân kiêm Trưởng Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Khánh Hòa tại cuộc họp Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 ngày 25/01/2022
TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG DỊCH COVID-19 TRƯỚC, TRONG VÀ SAU TẾT NGUYÊN ĐÁN NHÂN DẦN 2022
V/v hướng dẫn chẩn đoán điều trị, chăm sóc, theo dõi và quản lý người bệnh Hemophilia
V/v ban hành tài liệu chuyên môn "Hướng dẫn một số quy trình kỹ thuật điều trị bệnh sụp mi"
V/v ban hành tài liệu chuyên môn "Hướng dẫn kiểm soát lây nhiễm lao trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và cộng đồng"
Tăng cường sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, hiệu quả tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
Tài liệu hướng dẫn phục hồi chức năng và tự chăm sóc các bệnh có liên quan sau mắc Covid-19
Thu hồi thuốc Temozolomid Ribosepharm 100 mg
TĂNG CƯỜNG TIÊM VẮC XIN PHÒNG COVID-19 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
Cập nhật tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh đến 16h ngày 21/02/2022
Cập nhật tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh đến 16h ngày 21/02/2022
Cập nhật tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh đến 17h ngày 15/02/2022
Mời chào giá thuê xe vận chuyển viên chức, người lao động đi công tác các huyện, thị xã, thành phố tỉnh Khánh Hòa
Mời chào giá thuê xe vận chuyển viên chức, người lao động đi công tác các huyện, thị xã, thành phố tỉnh Khánh Hòa
Mời chào giá sửa xe ô tô
Mời chào giá thuê xe vận chuyển viên chức, người lao động đi công tác các huyện, thị xã, thành phố tỉnh Khánh Hòa
Mời chào giá mua cơ số thuốc (lần 2)
Công văn số 310/BTTTT-ƯDCNTT ngày 10/02/2012 của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc hướng dẫn áp dụng bộ tiêu chí đánh giá cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước