Huy động và nâng cao sức khỏe trong trường học – Những việc cần làm
Theo Trung tâm Kiểm soát dịch bệnh – CDC Hoa Kỳ, có 5 nhóm yếu tố quyết định sức khỏe là sinh học, di truyền, hành vi cá nhân, môi trường xã hội, môi trường vật lý và hệ thống y tế.
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), các yếu tố quyết định sức khỏe là địa vị xã hội và thu nhập, trình độ học vấn, môi trường vật lý gồm nước, không khí, nơi làm việc lành mạnh, nhà ở, cộng đồng, đường giao thông an toàn, việc làm và điều kiện làm việc.
Đó là mạng lưới hỗ trợ xã hội, di truyền của con người, hành vi cá nhân, kỹ năng ứng phó, là dịch vụ y tế, giới tính.
Các chuyên gia nhấn mạnh, con người ở giai đoạn học đường là rất quan trọng đối với quyết định sức khỏe của mình thông qua giáo dục, trình độ học vấn, phát triển các hành vi cá nhân và kỹ năng ứng phó.
Các yếu tố xã hội quyết định sức khỏe bao gồm yếu tố xã hội, môi trường, kinh tế, thực phẩm, giáo dục và chăm sóc y tế.
Quyết định số 1660/QĐ-TTg ngày 2/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo về công tác sức khỏe học đường giai đoạn 2021-2025 đề ra mục tiêu: Duy trì, đẩy mạnh họat động giáo dục, chăm sóc, bảo vệ và quản lý sức khỏe trẻ em, học sinh trong các cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông, các trường học nhằm bảo đảm sự pháttriển toàn diện về thể chất, tinh thần cho học sinh.
Nội dung bao gồm: Chăm sóc, bảo vệ và quản lý sức khỏe học sinh trong trường học; giáo dục thể chất và họat động thể dục thể thao trong trường học; tổ chức bữa ăn học đường, bảo đảm dinh dưỡng hợp lý trong trường học; truyền thông, giáo dục sức khỏe trong trường học; ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác chăm sóc, bảo vệ và quản lý sức khỏe học sinh; thống kê và báo cáo.
Nói đến sức khỏe học đường là nhắm đến sức khỏe thể chất và sức khỏe tinh thần lứa tuổi học đường, chủ yếu từ mầm non, mẫu giáo đến học sinh trung học phổ thông. Thực hiện các nội dung phòng chống bệnh lây nhiễm như tay chân miệng, sốt xuất huyết, COVID-19…; phòng chống các bệnh không lây nhiễm như đái tháo đường, thừa cân, béo phì, các rối loạn tâm thần; phòng chống các tật khúc xạ, cong vẹo cột sống, bệnh răng miệng…
Chiến lược của phòng chống các bệnh lây nhiễm là thực hiện các thói quen lành mạnh như chuẩn bị, chế biến và sử dụng thực phẩm an toàn; rửa tay thường xuyên; làm sạch và khử nhiễm các bề mặt thường sử dụng; ho, hắt hơi vào khăn giấy, tay áo; không dùng chung vật dụng cá nhân; tiêm vắc xin phòng bệnh; tránh tiếp xúc động vật hoang dã; ở nhà khi mắc bệnh.
Đối với phòng chống các bệnh không lây nhiễm, thực hiện giảm các yếu tố nguy cơ hính có thể thay đổi được như không hút thuốc lá, không uống rượu bia, ăn chế độ lành mạnh, họat động thể lực đủ. Trong phòng học bàn ghế, ánh sáng bảo đảm đủ điều kiện theo quy định.
Các giải pháp phòng chống bệnh tật học đường là tăng cường công tác truyền thông, giáo dục sức khỏe, bảo đảm cơ sở hạ tầng, có cơ chế, chính sách, quy định hợp lý, phối hợp tốt giữa nhà trường, gia đình và xã hội, có sự theo dõi, giám sát và đánh giá thường xuyên.
Đối với công tác truyền thông phòng chống các bệnh không lây nhiễm, hiện nay 77% ca tử vong là do các bệnh không lây nhiễm; bệnh không lây nhiễm và biến chứng có xu hướng trẻ hóa. Đa số bệnh không lây nhiễm có nguồn gốc hành vi từ giai đoạn trẻ nhỏ, tuổi vị thành niên; vì vậy, giai đoạn can thiệp truyền thông, tư vấn giáo dục sức khỏe rất quan trọng từ trong thai kỳ cho đến thời thơ ấu và tuổi vị thành niên.
Giáo dục sức khỏe nhắm vào trẻ em tuổi học đường là cách hiệu quả nhất giúp hình thành hành vi lành mạnh, giảm nguy cơ mắc bệnh ở giai đoạn tuổi trưởng hành; cần truyền thông phòng chống tốt bệnh không lây nhiễm từ lứa tuổi học đường, trong trường học.
Tổ chức Y tế thế giới từ năm 1995 đã khởi xướng sáng kiến sức khỏe học đường toàn cầu (GSHI) nhằm huy động và tăng cường các hoạt động giáo dục và nâng cao sức khỏe học đường ở cấp địa phương, quốc gia và toàn cầu.
Sáng kiến này nhằm cải hiện sức khỏe của học sinh, sinh viên, nhân viên nhà trường, gia đình và các thành viên khác của cộng đồng thông qua trường học. Mục tiêu sáng kiến nhằm tăng số trường học được công nhận là “Trường học nâng cao sức khỏe”. Trường học là môi trường lành mạnh để sống, học tập và làm việc.
Các nội dung tại trường học về truyền thông, giáo dục sức khỏe là phòng chống dịch, bệnh truyền nhiễm, phòng chống ngộ độc thực phẩm, phòng chống tai nạn thương tích, dinh dưỡng và họat động thể lực, phòng chống bệnh tật học đường, chăm sóc răng miệng, chăm sóc mắt cho học sinh.
Tổ chức tốt để học sinh thực hành các hành vi như vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, dinh dưỡng hợp lý, rèn luyện thể lực, chăm sóc răng miệng, chăm sóc mắt. Về dinh dưỡng thực hiện tốt 10 lời khuyên dinh dưỡng hợp lý được Bộ Y tế ban hành vào năm 2020. Thực hiện các khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới về họat động thể lực áp dụng cho người khỏe mạnh, có bệnh lý, tàn tật, các lứa tuổi khác nhau không phân biệt giới tính, chủng tộc, dân tộc, tình trạng kinh tế, hạn chế thời gian tĩnh tại, đặc biệt là dành quá nhiều thời gian trẻ ngồi trước màn hình.
Các thực hiện sàng lọc đái tháo đường ở trẻ em, phòng chống các bệnh lây truyền qua da, niêm mạc, các bệnh lây qua đường tiêu hóa, bệnh lây qua đường hô hấp, qua đường máu và dịch tiết, bệnh lây qua đường tình dục.
Chú ý những bệnh hay gặp như tay chân miệng, cúm, sốt xuất huyết, tiêu chảy cấp, nhiễm giun. Bộ Y tế đã ban hành quyết định số 1744/QĐ-BYT ngày 30/3/2021 hướng dẫn giám sát phòng chống bệnh ký sinh trùng thường gặp tại Việt Nam./.
Đăng Dương
Tin tức liên quan
Quyết định phê duyệt Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2021-2030 và tầm nhìn đến năm 2045
Quản lý trang thiết bị y tế
Quy định về quản lý chất thải y tế trong phạm vi khuôn viên cơ sở y tế
V/v áp dụng “Hộ chiếu vắc-xin” và các biện pháp nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho chuyên gia nước ngoài nhập cảnh phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế
Kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, tại cuộc họp Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 trực tuyến các địa phương về công tác phòng, chống dịch COVID-19
HƯỚNG DẪN QUẢN LÝ NGƯỜI MẮC COVID-19 TẠI NHÀ
Kết luận của UBND tỉnh Nguyễn Tấn Tuân kiêm Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Khánh Hòa tại cuộc họp Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 ngày 25/01/2022
Kết luận của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đinh Văn Thiệu kiêm Phó Trưởng Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Khánh Hòa tại cuộc họp Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 ngày 11/02/2022
Kết luận của Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Tấn Tuân kiêm Trưởng Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Khánh Hòa tại cuộc họp Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 ngày 25/01/2022
TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG DỊCH COVID-19 TRƯỚC, TRONG VÀ SAU TẾT NGUYÊN ĐÁN NHÂN DẦN 2022
V/v hướng dẫn chẩn đoán điều trị, chăm sóc, theo dõi và quản lý người bệnh Hemophilia
V/v ban hành tài liệu chuyên môn "Hướng dẫn một số quy trình kỹ thuật điều trị bệnh sụp mi"
V/v ban hành tài liệu chuyên môn "Hướng dẫn kiểm soát lây nhiễm lao trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và cộng đồng"
Tăng cường sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, hiệu quả tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
Tài liệu hướng dẫn phục hồi chức năng và tự chăm sóc các bệnh có liên quan sau mắc Covid-19
Thu hồi thuốc Temozolomid Ribosepharm 100 mg
TĂNG CƯỜNG TIÊM VẮC XIN PHÒNG COVID-19 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
Cập nhật tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh đến 16h ngày 21/02/2022
Cập nhật tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh đến 16h ngày 21/02/2022
Cập nhật tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh đến 17h ngày 15/02/2022
Mời chào giá thuê xe vận chuyển viên chức, người lao động đi công tác các huyện, thị xã, thành phố tỉnh Khánh Hòa
Mời chào giá thuê xe vận chuyển viên chức, người lao động đi công tác các huyện, thị xã, thành phố tỉnh Khánh Hòa
Mời chào giá sửa xe ô tô
Mời chào giá thuê xe vận chuyển viên chức, người lao động đi công tác các huyện, thị xã, thành phố tỉnh Khánh Hòa
Mời chào giá mua cơ số thuốc (lần 2)
Công văn số 310/BTTTT-ƯDCNTT ngày 10/02/2012 của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc hướng dẫn áp dụng bộ tiêu chí đánh giá cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước