TĂNG KHẢ NĂNG MIỄN DỊCH CỦA CƠ THỂ BẰNG CÁCH NÀO
Tuyến ức (Thymus) là cơ quan quan trọng để tạo ra hệ miễn dịch cho cơ thể người.
Tuyến ức có hai thùy hình tháp, đáy nằm tựa lên màng tim và đỉnh kéo dài đến phần dưới của cổ. Ở trẻ sơ sinh, tuyến ức dài khoảng 5 cm, rộng 3 cm, dày 1cm; có trọng lượng khoảng 10gam (cỡ trái chanh). Người trưởng thành tuyến ức nặng khoảng 25-35 gam; khi về già tuyến ức thoái triển thành mô liên kết hoặc khối mỡ, còn cỡ hạt đậu.
Mỗi thùy của tuyến ức có nhiều tiểu thùy. Một tiểu thùy ở trong gọi là tủy; bên ngoài là vỏ. Vỏ tiểu thùy chứa tế bào lympho T chưa trưởng thành, chưa phát triển khả năng phân biệt tế bào của cơ thể với tế bào lạ. Tủy tiểu thùy chứa các tế bào lympho T trưởng thành. Chữ T là viết tắt của Thymus. Thymus có gốc tiếng Hy Lạp với ý nghĩa nơi mà linh hồn cùng ý chí, tình cảm gắn vào. Năm 1961, tác giả Miller khám phá được vai trò tuyến ức, đó là trường đào tạo miễn dịch.
Theo các chuyên gia miễn dịch, tủy xương là cơ quan nguồn miễn dịch. Các tế bào gốc từ tủy xương di chuyển đến tuyến ức, sinh sôi tạo ra quần thể các tuyến tế bào Thymus “vị thành niên” hay là các tế bào tiền T. Các tế bào Thymus phải vào trong tuyến ức để được rèn luyện, chọn lọc khắt khe. Chỉ có 2% tế bào Thymus đủ trình độ để ra trường, 98% còn lại chết trong quá trình khổ luyện. Những tế bào Thymus trưởng thành ra khỏi tuyến ức được mang tên lympho bào T gọi là tế bào T với khả năng chiến đấu chuẩn. Có hai loại tế bào T là CD4 và CD8. Tuyến ức cung cấp nhiều tế bào T lúc đầu đời, thoái hóa khoảng 3% mỗi năm vào thời kỳ trung niên.
Khi em bé chào đời, hệ miễn dịch ngoại vi còn trống trơn, trường miễn dịch tuyến ức tích cực đào tạo; khi các tế bào T đã trưởng thành gồm TCD4 và TCD8 tuyến ức sẽ tung ra khắp nơi. Các tế bào T theo dòng máu tụ ở các cơ quan miễn dịch như hạch lympho, lá lách. Ở tuổi dậy thì tuyến ức người lớn teo lại khoảng 3% mỗi năm cho đến tuổi 35-40; rồi giảm xuống khoảng 1% mỗi năm; kiểu như hay nói là tuyến ức đã hoàn thành nhệm vụ từ sớm; nghỉ hưu.
Các tế bào bạch cầu trong máu có nhiệm vụ bảo vệ cơ thể. Các tế bào lympho là một trong 5 loại bạch cầu. Tế bào lympho B gọi tắt tế bào B vì xuất phát và trưởng thành từ tủy xương (Bone marrow). 05 loại bạch cầu là bạch cầu trung tính, bạch cầu ái kiềm, bạch cầu ái toan, bạch cầu lympho và bạch cầu đơn nhân. Bạch cầu trung tính “nuốt chửng” các vi sinh vật gây bệnh và tiêu diệt chúng, quá trình này gọi là thực bào. Bạch cầu ái kiềm giải phóng hóa chất được gọi là histamine làm giãn mạch máu và tăng lưu lượng máu nhờ đó giúp vận chuyển nhiều tế bào bạch cầu hơn đến vùng bị tổn thương. Bạch cầu ái toan có nhiệm vụ chống lại ký sinh trùng gây hại; bạch cầu lympho sản xuất kháng thể để phá hủy tác nhân gây bệnh. Bạch cầu đơn nhân giúp dọn sạch các tế bào chết như cỗ máy dọn rác vậy.
Tế bào TCD8 còn gọi là tế bào T sát thủ vì có khả năng diệt tế bào nhiễm vi rút, các tế bào ung thư và dự phần trong công việc thải bỏ mô ghép. TCD8 quản lý tất cả các tế bào cơ thể, sẵn sàng tiêu diệt bất cứ kháng nguyên lạ nào. Tế bào TCD4 là tế bào T giúp đỡ, nó hỗ trợ các loại bạch cầu khác trong nhiệm vụ chiến đấu bảo vệ cơ thể, thúc đẩy tế bào TCD8 làm việc, giúp tế bào B tiết kháng thể, bảo vệ cơ thể.
Vi rút HIV khi xâm nhập vào cơ thể, HIV nhằm vào tế bào TCD4 mà chui vào tế bào gây nhiễm; bệnh nặng lên tế bào TCD4 giảm xuống do tế bào TCD8 nỗ lực không ngừng loại bỏ tế bào TCD4 bị nhiễm; tế bào TCD4 không nhiễm mà vẫn chết hàng loạt. Khi TCD4 giảm, sức đề kháng bị tụt dốc; các loại vi rút, nấm tạm trú trong cơ thể bùng lên gây các bệnh cơ hội nhiễm trùng, ung thư. Khi TCD4 giảm dưới 200 tế bào/ mm3 tương ứng bệnh tiến triển giai đoạn AIDS. Các nhà khoa học đang ngày đêm nghiên cứu vắc xin phòng bệnh HIV/AIDS; HIV thiên biến vạn hóa, thay đổi hình dạng nhanh nhạy, tàn phá các tế bào bảo vệ cơ thể con người; công tác phòng chống HIV/AIDS còn rất nhiều thách thức ở phía trước.
Chúng ta biết rằng,hệ miễn dịch cơ thể rất phức tạp nằm ở amidan cổ họng; hệ thống tiêu hóa, tủy xương, da, hạch bạch huyết, lá lách, niêm mạc bên trong mũi, họng và bộ phận sinh dục. Sự phân bổ ở nhiều vị trí giúp hệ miễn dịch hình thành và lưu trữ các tế bào, duy trì hoạt động liên tục nhằm giữ cho cơ thể luôn khỏe mạnh. Hệ miễn dịch có thể nhận ra hàng triệu kháng nguyên khác nhau để loại bỏ những yếu tố gây bệnh xâm nhập..., phòng ngừa từ cảm lạnh thông thường cho đến ung thư nguy hiểm. Trẻ em thường mắc bệnh cảm vặt, hệ thống miễn dịch sẽ tạo ra một “ngân hàng” kháng thể trong lần đầu tiên tiếp xúc với căn bệnh và hình thành khả năng chống lại chúng trong tương lai. Đưa những mầm bệnh đã được làm yếu vào trong cơ thể nhằm tạo điều kiện cho hệ miễn dịch chiến thắng, tạo ra kháng thể và ngăn chặn bệnh tái phát cũng chính là cách mà vắc xin hoạt động.
Khi con người già đi, hệ miễn dịch trở nên kém hiệu quả, suy giảm miễn dịch nên dễ mắc bệnh, phổ biến là viêm khớp và ngay cả một số bệnh ung thư. Người bị dị ứng với phấn hoa, lông động vật...là do rối loạn hệ miễn dịch, tự động chiến đấu với những yếu tố không quá nguy hiểm. Các bác sĩ khuyến cáo, mọi người nên thường xuyên tập thể dục, ăn uống lành mạnh, ngủ đúng giấc; kiểm soát căng thẳng, không lạm dụng rượu bia, chất kích thích, sống hạnh phúc là những yếu tố làm tăng cường hệ miễn dịch.
Hồng Hoa
Tin tức liên quan
Quyết định phê duyệt Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2021-2030 và tầm nhìn đến năm 2045
Quản lý trang thiết bị y tế
Quy định về quản lý chất thải y tế trong phạm vi khuôn viên cơ sở y tế
V/v áp dụng “Hộ chiếu vắc-xin” và các biện pháp nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho chuyên gia nước ngoài nhập cảnh phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế
Kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, tại cuộc họp Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 trực tuyến các địa phương về công tác phòng, chống dịch COVID-19
HƯỚNG DẪN QUẢN LÝ NGƯỜI MẮC COVID-19 TẠI NHÀ
Kết luận của UBND tỉnh Nguyễn Tấn Tuân kiêm Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Khánh Hòa tại cuộc họp Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 ngày 25/01/2022
Kết luận của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đinh Văn Thiệu kiêm Phó Trưởng Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Khánh Hòa tại cuộc họp Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 ngày 11/02/2022
Kết luận của Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Tấn Tuân kiêm Trưởng Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Khánh Hòa tại cuộc họp Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 ngày 25/01/2022
TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG DỊCH COVID-19 TRƯỚC, TRONG VÀ SAU TẾT NGUYÊN ĐÁN NHÂN DẦN 2022
V/v hướng dẫn chẩn đoán điều trị, chăm sóc, theo dõi và quản lý người bệnh Hemophilia
V/v ban hành tài liệu chuyên môn "Hướng dẫn một số quy trình kỹ thuật điều trị bệnh sụp mi"
V/v ban hành tài liệu chuyên môn "Hướng dẫn kiểm soát lây nhiễm lao trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và cộng đồng"
Tăng cường sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, hiệu quả tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
Tài liệu hướng dẫn phục hồi chức năng và tự chăm sóc các bệnh có liên quan sau mắc Covid-19
Thu hồi thuốc Temozolomid Ribosepharm 100 mg
TĂNG CƯỜNG TIÊM VẮC XIN PHÒNG COVID-19 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
Cập nhật tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh đến 16h ngày 21/02/2022
Cập nhật tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh đến 16h ngày 21/02/2022
Cập nhật tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh đến 17h ngày 15/02/2022
Mời chào giá thuê xe vận chuyển viên chức, người lao động đi công tác các huyện, thị xã, thành phố tỉnh Khánh Hòa
Mời chào giá thuê xe vận chuyển viên chức, người lao động đi công tác các huyện, thị xã, thành phố tỉnh Khánh Hòa
Mời chào giá sửa xe ô tô
Mời chào giá thuê xe vận chuyển viên chức, người lao động đi công tác các huyện, thị xã, thành phố tỉnh Khánh Hòa
Mời chào giá mua cơ số thuốc (lần 2)
Công văn số 310/BTTTT-ƯDCNTT ngày 10/02/2012 của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc hướng dẫn áp dụng bộ tiêu chí đánh giá cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước