SỐT RÉT THƯỜNG GHI NHẬN TỪ THÁNG 11 NĂM TRƯỚC ĐẾN THÁNG 2 NĂM KẾ TIẾP

11/03/2021
Theo Tổ chức Y tế thế giới, sốt rét vẫn còn là gánh nặng bệnh tật ở nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là trẻ em chiếm tỷ lệ 61% trong tổng số tử vong   do sốt rét hàng năm tren toàn thế giới.

SỐT RÉT THƯỜNG GHI NHẬN TỪ THÁNG 11 NĂM TRƯỚC ĐẾN THÁNG 2 NĂM KẾ TIẾP

Theo Tổ chức Y tế thế giới, sốt rét vẫn còn là gánh nặng bệnh tật ở nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là trẻ em chiếm tỷ lệ 61% trong tổng số tử vong do sốt rét hàng năm tren toàn thế giới.

Báo cáo của Bộ Y tế cho thấy, những năm gần đây Việt Nam có tỷ lệ mắc và tử vong sốt rét nói chung và ở trẻ em nói riêng được cải thiện rất nhiều, tuy vậy suất độ trẻ dưới 15 tuổi mắc bệnh sốt rét vẫn là 9-15/1.000 trẻ

Sốt rét là bệnh truyền nhiễm do ký sinh trùng Plasmodium gây ra, qua trung gian truyền bệnh là muỗi Anophenles. Với những thay đổi điều kiện hiện nay, vấn đề đặt ra là biểu hiện lâm sàng, cận lâm sàng của sốt rét ở trẻ em có gì thay đổi so với trước đây.

Nhóm tác giả nghiên cứu Hà Mạnh Tuấn – Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh đã thực hiện nghiên cứu đề tài “Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng sốt rét trẻ em”. Đối tượng nghiên cứu là bệnh nhi từ 1 tháng đến 15 tuổi nhập bệnh viện Nhi Đồng 1 và Nhi Đồng 2 từ 1/1/2011 đến 30/1/2019, được chẩn đoán là sốt rét bằng phết lam máu hoặc xét nghiệm chẩn đoán nhanh.

Bs Hà Mạnh Tuấn báo cáo, có 47 trường hợp đủ tiêu chuẩn đưa vào phân tích, tỷ lệ mắc bệnh sốt rét ở nam cao hơn 1,6 lần so với nữ. Tuổi mắc bệnh trung vị là 79 tháng (49-137), người nhỏ tuổi nhất là 4 tháng, lớn nhất là 15 tuổi. Thời gian khởi phát triệu chứng đến khi nhập viện với trung vị là 8 (5-14) ngày. Chỉ có 46,8% các trường hợp chẩn đoán là sốt rét lúc nhập viện, các trường hợp còn lại trung vị 2 (1-3) ngày sau nhập viện mới có chẩn đoán xác định. Các trường hợp mắc sốt rét xảy ra quanh năm, thường tăng cao vào khoảng thời gian từ tháng 11 năm trước đến tháng 2 năm kế tiếp. Có 34,1% trẻ bị suy dinh dưỡng, miền Đông Nam Bộ chiếm 46,8%, miền Trung – Tây Nguyên chiếm 42,6%.

Bs Tuấn cho biết, tất cả bệnh nhân trong nghiên cứu đều có sốt, sốt cơn điển hình chỉ gặp khoảng 55% các trường hợp, thời gian sốt thường kéo dài 8-15 ngày. Bệnh nhân sốt rét có biểu hiện triệu chứng rất đa dạng từ rối loạn tiêu hóa (17%), đau đầu (15%), co giật (8,5%), thay đổi tri giác (4,2%). Triệu chứng gan, lách to khá thường gặp 61,7%, thiếu máu 48,9%. Đa số các trường hợp bệnh có thiếu máu với xét nghiệm Hb < 11g/L tỷ lệ 87,2%; số trường hợp thiếu máu nặng Hb < 5g/L là 6,4%. Tiểu cầu thấp với mức < 150.000/mm3 chiếm tỷ lệ 68,1%. Mức CRP trong máu tăng cao với trung vị 68,1 (41-121,0) mg/dL. Men gan tăng nhẹ với tỷ lệ ÁT > 40UI/L là 44,7%. Có 4 trường hợp bệnh có hemoglobin trong nước tiểu.

Bs Tuấn chia sẻ, tỷ lệ thử nghiệm chẩn đoán nhanh (rapid diagnosis tests: RDTs) dương tính chiếm 87,2%, thấp hơn phết máu phát hiện thấy ký sinh trùng sốt rét là 93,6%. Trong các trường hợp chẩn đoán sốt rét dựa vào phết lam máu phát hiện ký sinh trùng sốt rét, tỷ lệ P.faciparum chiếm 74,5% cao hơn so với P.vivax chiếm 23,4%, tỷ lệ đồng mắc P.faciparum và P.vivax chỉ chiếm 2,1%, không ghi nhận ca mắc do P.knovilesi, P. ovale và P malariaiae.

Bs Hà Mạnh Tuấn phân tích, phần lớn các trường hợp sốt rét trong nghiên cứu đều có yếu tố tiếp xúc là sống hay di chuyển đến vùng dịch tễ sốt rét, chỉ có 3 trường hợp không ghi nhận rõ yếu tố dịch tễ. Đỉnh của sốt rét từ tháng 11năm nay đến tháng 2 năm sau không trùng với mùa mưa các tỉnh phía Nam, đây là đặc điểm mới cần lưu ý trong công tác phòng chống sốt rét. Một vấn đề liên quan triệu chứng sốt, do đặc tính sốt không điển hình, thường có triệu chứng không đặc hiệu như rối loạn tiêu hóa nôn ói, tiêu chảy, đau bụng, đau đầu nên dễ bỏ sót ca bệnh sốt rét. Các triệu chứng thần kinh như co giật, rối loạn tri giác chiếm tỷ lệ thấp, những ca nặng và biến chứng chỉ gặp 4/14 trường hợp. Đây là điều khác biệt so với trước đây triệu chứng não thường gặp ở sốt rét trẻ em (60%).

Triệu chứng gan to, lách to, thiếu máu là triệu chứng được mô tả trong y văn, do ký sinh trùng sốt rét phát triển trong gan, hồng cầu bị phá hủy tại lách gây lách to và thiếu máu. Do vậy khi bệnh nhân sốt kéo dài, có triệu chứng thiếu máu hay gan, lách to cần chú ý tìm nguyên nhân do ký sinh trùng sốt rét gây ra sốt.

Về công thức máu, thiếu máu chủ yếu là đẳng sắc và đẳng bào chứng tỏ triệu chứng thiếu máu là cấp tính. Chỉ số monocyte giảm là dấu hiệu nguy cơ dẫn đến sốt rét nặng và có biến chứng . Khi tiểu cầu giảm một số trường hợp chẩn đoán nhầm với sốt xuất huyết. Chỉ số CRP tăng nên gây chẩn đoán nhầm với nhiễm trùng huyết. Có những trường hợp phết máu không phát hiện nhưng RDTs dương tính và ngược lại, vì vậy cần kết hợp lâm sàng và 2 nhóm xét nghiệm để chẩn đoán, giảm bỏ sót ca bệnh./.

Văn Hanh

02/QĐ-TTg

Quyết định phê duyệt Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2021-2030 và tầm nhìn đến năm 2045

98/2021/NĐ-CP

Quản lý trang thiết bị y tế

20/2021/TT-BYT

Quy định về quản lý chất thải y tế trong phạm vi khuôn viên cơ sở y tế

7937/VPCP-QHQT

V/v áp dụng “Hộ chiếu vắc-xin” và các biện pháp nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho chuyên gia nước ngoài nhập cảnh phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế

285/TB-VPCP

Kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, tại cuộc họp Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 trực tuyến các địa phương về công tác phòng, chống dịch COVID-19

1265/HD-BCĐ

HƯỚNG DẪN QUẢN LÝ NGƯỜI MẮC COVID-19 TẠI NHÀ

38/TB-UBND

Kết luận của UBND tỉnh Nguyễn Tấn Tuân kiêm Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Khánh Hòa tại cuộc họp Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 ngày 25/01/2022

48/TB-UBND

Kết luận của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đinh Văn Thiệu kiêm Phó Trưởng Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Khánh Hòa tại cuộc họp Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 ngày 11/02/2022

38/TB-UBND

Kết luận của Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Tấn Tuân kiêm Trưởng Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Khánh Hòa tại cuộc họp Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 ngày 25/01/2022

509/UBND-KGVX

TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG DỊCH COVID-19 TRƯỚC, TRONG VÀ SAU TẾT NGUYÊN ĐÁN NHÂN DẦN 2022

472/QĐ-BYT

V/v hướng dẫn chẩn đoán điều trị, chăm sóc, theo dõi và quản lý người bệnh Hemophilia

627/QĐ-BYT

V/v ban hành tài liệu chuyên môn "Hướng dẫn một số quy trình kỹ thuật điều trị bệnh sụp mi"

579/QĐ-BYT

V/v ban hành tài liệu chuyên môn "Hướng dẫn kiểm soát lây nhiễm lao trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và cộng đồng"

1695/KCB-NV

Tăng cường sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, hiệu quả tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

1242/QĐ-BYT

Tài liệu hướng dẫn phục hồi chức năng và tự chăm sóc các bệnh có liên quan sau mắc Covid-19

1864/SYT-NVYD

Thu hồi thuốc Temozolomid Ribosepharm 100 mg

906/SYT-NVYD

TĂNG CƯỜNG TIÊM VẮC XIN PHÒNG COVID-19 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

786/SYT-NVYD

Cập nhật tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh đến 16h ngày 21/02/2022

786/SYT-NVYD

Cập nhật tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh đến 16h ngày 21/02/2022

694/SYT-NVYD

Cập nhật tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh đến 17h ngày 15/02/2022

1439/KSBT-TCHC

Mời chào chào giá thuê xe vận chuyển viên chức, người lao động đi công tác các huyện, thị xã, thành phố tỉnh Khánh Hòaá thuê xe vận chuyển viên chức, người lao động đi công tác các huyện, thị xã, thành phố tỉnh Khánh Hòa

1182A/KSBT-TCHC

Mời chào giá thuê xe vận chuyển viên chức, người lao động đi công tác các huyện, thị xã, thành phố tỉnh Khánh Hòa

1118A/KSBT-KHNV

Mời chào giá mua hóa chất xét nghiệm huyết học

1081/KSBT-TCHC

Chào giá sửa chữa xe ô tô

831/KSBT-TCHC

Mời chào giá thuê xe vận chuyển viên chức, người lao động đi công tác các huyện, thị xã, thành phố tỉnh Khánh Hòa

310/BTTTT-ƯDCNTT

Công văn số 310/BTTTT-ƯDCNTT ngày 10/02/2012 của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc hướng dẫn áp dụng bộ tiêu chí đánh giá cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước

Tổng đài tư vấn các dịch vụ
Số ĐIỆN THOẠI
Thống kê
  • Đang truy cập3572
  • Hôm nay21567
  • Tháng hiện tại73980
  • Năm hiện tại2234711
  • Tổng lượt truy cập8400611
  • Xem tiếp >>
Phòng chống cúm A(H5) trên người
Liên kết website