Kiến thức về HIV/AIDS
Lên phía trên
Xin cho biết các ảnh hưởng của nhiễm HIV/AIDS đối với cá nhân và xã hội ?
Câu hỏi:
Xin cho biết các ảnh hưởng của nhiễm HIV/AIDS đối với cá nhân và xã hội ?
Trả lời:
Ảnh hưởng cá nhân và xã hội của nhiễm HIV/AIDS là cực kỳ to lớn và không thể lường trước được. - Ảnh hưởng về kinh tế: Số người nhiễm HIV chủ yếu ở lứa tuổi lao động. Khi nhiều người bị nhiễm HIV và bị chết vì AIDS sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế của từng gia đình, cộng đồng và của đất nước. Chi phí cho công tác phòng chống AIDS sẽ rất tốn kém. - Ảnh hưởng về tâm lý xã hội: Mọi người sợ hãi dễ dẫn đến tình trạng phân biệt đối xử. Cuộc sống của gia đình có người bị nhiễm HIV hoặc bệnh AIDS sẽ trở nên căng thẳng, xuất hiện nhiều mâu thuẫn và dần tiến tới sự mất ổn định trong cuộc sống. - Ảnh hưởng nặng nề cho hệ thống y tế: Phần nhiều hệ thống y tế bị quá tải, phát sinh các nguy cơ lây nhiễm HIV trong môi trường y tế. Thuốc đặc trị không có nhưng vẫn phải tiến hành việc điều trị cho các bệnh nhân bị nhiễm HIV/AIDS dẫn đến chi phí cho điều trị lớn nhưng không đạt hiệu quả, bệnh nhân vẫn tử vong. - HIV làm giảm tuổi thọ trung bình. Tăng tỷ lệ chết sơ sinh, tỷ lệ chết mẹ..... làm nảy sinh các vấn đề về trẻ mồ côi, bảo tồn nòi giống. Từ những ảnh hưởng trên sẽ tác động lớn đến văn hóa, chính trị.
Lên phía trên
HIV lây truyền qua đường máu như thế nào và cách phòng chống?
Câu hỏi:
HIV lây truyền qua đường máu như thế nào và cách phòng chống?
Trả lời:
Virus HIV lây truyền qua đường máu do: - Truyền máu không được sàng lọc HIV. - Các dụng cụ xuyên chích qua da không được vô khuẩn như dùng bơm kim tiêm, kim xăm, kim xâu tai và các dụng cụ sắc nhọn khác. Người nghiện ma túy dùng bơm kim tiêm chung. - Người chăm sóc bệnh nhân AIDS có nguy cơ bị lây nhiễm HIV qua các vết hở rỉ nước khi tiếp xúc trực tiếp với máu và dịch sinh học của người bệnh hoặc bị kim tiêm đâm phải tay, dao kéo cứa phải tay... do tai nạn rủi ro nghề nghiệp. Để phòng chống lây truyền HIV qua đường máu, chúng ta phải thực hiện các biện pháp sau: - Bảo đảm 100% các chai máu được sàng lọc HIV trước khi truyền, cũng như kiểm tra tình trạng nhiễm HIV của những người cho máu trước khi lấy máu. - Khi thực hiện tiêm chích, châm cứu, các thủ thuật qua da, thực hiện thụ tinh nhân tạo....phải bảo đảm các dụng cụ được tiệt khuẩn. Tuyệt đối phòng ngừa hiện tượng lây chéo xảy ra trong chăm sóc dịch vụ y tế.
Lên phía trên
Tại sao các nhà khoa học lại nói, nhiễm HIV là nhiễm virus suốt đời ? và tại sao lại có hiện tượng tảng băng trong AIDS ?
Câu hỏi:
Tại sao các nhà khoa học lại nói, nhiễm HIV là nhiễm virus suốt đời ? và tại sao lại có hiện tượng tảng băng trong AIDS ?
Trả lời:
Bản thân HIV là một virus phát triển chậm. Khi đột nhập vào cơ thể, HIV bám vào tế bào có điểm tiếp nhận virus, sau đó HIV thoát xác và chỉ bộ gen của nó chui vào tế bào rồi tích hợp vào chính bộ gen của tế bào của người bị nhiễm. Vì vậy, HIV sẽ sống cùng với người đó suốt cả một đời. Vì người nhiễm HIV không có biểu hiện lâm sàng đặc biệt ra bên ngoài và thời gian từ khi bị nhiễm HIV đến khi biến chuyển thành bệnh AIDS có thể kéo dài nhiều năm. Do vậy, khi biết một người bị AIDS thì đã có nhiều người bị lây nhiễm HIV từ người đó. Nó giống như một tảng băng mà phần nổi của tảng băng đó ở trên mặt nước được ví như số bệnh nhân AIDS đã được phát hiện, còn số bệnh nhân bị nhiễm HIV giống như phần chìm dưới mặt nước của tảng băng
Lên phía trên
HIV lây truyền qua đường tình dục như thế nào và cách phòng chống ?
Câu hỏi:
HIV lây truyền qua đường tình dục như thế nào và cách phòng chống ?
Trả lời:
Trong khi giao hợp sẽ tạo ra rất nhiều vết xước nhỏ mà mắt thường không thể nhìn thấy được. HIV có rất nhiều trong tinh dịch và dịch âm đạo sẽ thông qua các vết xước này để đột nhập vào cơ thể. Những kiểu giao hợp gây nhiều xây xước ( qua đường hậu môn) sẽ rất dễ bị nhiễm HIV. Trong quan hệ tình dục, ai là người nhận tinh dịch, người đó dễ bị nhiễm HIV hơn. Người mắc bệnh lây qua đường tình dục mạn tính có viêm loét như giang mai, lậu, hạ cam,... có nguy cơ nhiễm HIV cao gấp hàng chục lần so với người khác. Càng có nhiều bạn tình càng làm tăng khả năng bị lây nhiễm HIV vì người nhiễm HIV không có biểu hiện gì khác người bình thường. Tần suất lây HIV qua một lần giao hợp là 0,1 - 1%. Để phòng chống lây truyền HIV qua đường tình dục, chúng ta phải thực hiện lối sống lành mạnh, quan hệ thủy chung một vợ một chồng hoặc chỉ quan hệ tình dục với một bạn tình duy nhất; sử dụng bao cao su đúng phương pháp, ngay từ đầu và trong suốt thời gian giao hợp để phòng lây nhiễm HIV và các bệnh lây truyền qua đường tình dục.
Lên phía trên
HIV lây truyền từ mẹ sang con và cách phòng chống ?
Câu hỏi:
HIV lây truyền qua đường tình dục như thế nào và cách phòng chống ?
Trả lời:
Trong khi giao hợp sẽ tạo ra rất nhiều vết xước nhỏ mà mắt thường không thể nhìn thấy được. HIV có rất nhiều trong tinh dịch và dịch âm đạo sẽ thông qua các vết xước này để đột nhập vào cơ thể. Những kiểu giao hợp gây nhiều xây xước ( qua đường hậu môn) sẽ rất dễ bị nhiễm HIV. Trong quan hệ tình dục, ai là người nhận tinh dịch, người đó dễ bị nhiễm HIV hơn. Người mắc bệnh lây qua đường tình dục mạn tính có viêm loét như giang mai, lậu, hạ cam,... có nguy cơ nhiễm HIV cao gấp hàng chục lần so với người khác. Càng có nhiều bạn tình càng làm tăng khả năng bị lây nhiễm HIV vì người nhiễm HIV không có biểu hiện gì khác người bình thường. Tần suất lây HIV qua một lần giao hợp là 0,1 - 1%. Để phòng chống lây truyền HIV qua đường tình dục, chúng ta phải thực hiện lối sống lành mạnh, quan hệ thủy chung một vợ một chồng hoặc chỉ quan hệ tình dục với một bạn tình duy nhất; sử dụng bao cao su đúng phương pháp, ngay từ đầu và trong suốt thời gian giao hợp để phòng lây nhiễm HIV và các bệnh lây truyền qua đường tình dục.
Lên phía trên
HIV lây truyền từ mẹ sang con và cách phòng chống ?
Câu hỏi:
HIV lây truyền từ mẹ sang con và cách phòng chống ?
Trả lời:
Chúng ta đều biết rằng, một trong ba đường lây truyền HIV chủ yếu là truyền từ người mẹ sang người con qua bánh rau khi có thai, qua máu và dịch âm đạo khi chuyển dạ đẻ, qua sữa khi cho con bú. Khả năng người phụ nữ bị nhiễm HIV có thai có thể truyền HIV cho con là 20 - 30%. Phụ nữ bị nhiễm HIV nếu có thai sẽ bị biến chuyển thành bệnh AIDS nhanh hơn những người khác. Để phòng, chống lây truyền HIV từ mẹ sang con, mỗi nữ thanh niên trong độ tuổi sinh đẻ (từ 18 đến 35 tuổi) cần biết: - Nguy cơ dễ bị lây nhiễm HIV của phụ nữ để áp dụng các biện pháp dự phòng, thực hiện các hành vi an toàn. - Trước khi kết hôn, trước khi định có thai nên đi xét nghiệm HIV để được tư vấn. - Khi đã bị nhiễm HIV, tốt nhất không nên có thai, nếu đã có thai nên đi phá thai sớm. Nếu vẫn quyết định đẻ, nên đến các cơ sở sản khoa để được tư vấn sâu hơn và xem xét khả năng sử dụng một số thuốc làm giảm nguy cơ lây truyền HIV từ người mẹ sang người con.
Lên phía trên
Nếu tôi muốn cho máu của mình thì tôi có bị buộc phải xét nghiệm phát hiện HIV hay không? Nếu có thì xét nghiệm ở đâu?
Câu hỏi:
Nếu tôi muốn cho máu của mình thì tôi có bị buộc phải xét nghiệm phát hiện HIV hay không? Nếu có thì xét nghiệm ở đâu?
Trả lời:
Theo các qui định tại Điều lệ truyền máu ban hành kèm theo Quyết định số 937/BYT - QĐ ngày 4/9/1992 của Bộ trưởng Bộ y tế, Quy định chuyên môn về xử lý nhiễm HIV/AIDS ban hành kèm theo Quyết định số 2557/BYT - QĐ ngày 26/12/1996 của Bộ trưởng Bộ y tế, người cho máu phải được khám sức khỏe và xét nghiệm trước mỗi lần lấy máu, đảm bảo 100% chai máu phải được sàng lọc trước khi truyền. Nhân viên lấy máu cần có các thông tin đầy đủ về người cho máu nhằm phát hiện các bệnh lây truyền bằng đường máu và chống chỉ định cho máu khác. Việc thực hiện xét nghiệm tối thiểu bắt buộc đối với người cho máu không chỉ nhằm tìm kháng thể HIV trong huyết thanh mà còn nhằm phát hiện các bệnh tiềm ẩn khác như viêm gan B, giang mai, sốt rét... Trong trường hợp cấp cứu có chỉ định truyền máu mà không có điều kiện xét nghiệm phát hiện HIV thì nhân viên y tế được phép dùng máu của bố, mẹ hoặc con, anh chị em của người bệnh để truyền cho người đó trên cơ sở người nhà bệnh nhân yêu cầu và ký giấy cam kết. Trong trường hợp này nhân viên y tế không chịu trách nhiệm nếu xảy ra việc lây nhiễm HIV/AIDS. Việc xét nghiệm phát hiện HIV đối với người cho máu do cơ sở y tế nơi lấy máu thực hiện. Người cho máu không phải trả chi phí xét nghiệm.
Lên phía trên
Bệnh AIDS được phát hiện khi nào ? Ở đâu ? Trên thế giới hiện có bao nhiêu người mắc căn bệnh này?
Câu hỏi:
Bệnh AIDS được phát hiện khi nào ? Ở đâu ? Trên thế giới hiện có bao nhiêu người mắc căn bệnh này?
Trả lời:
Mẫu máu có HIV dương tính được phát hiện đầu tiên vào năm 1959 tại Zaize - châu Phi. Mãi đến năm 1981, bệnh AIDS trên lâm sàng được phát hiện đầu tiên tại Mỹ. Đó là 5 trường hợp đồng tính luyến ái nam bị viêm phổi nặng ở Los Angeles ( Califonia, Mỹ) do P. Carini phát hiện. Tháng 3 năm 1981 nhiều trường hợp ung thư da Kaposi được báo cáo ở New York. Một điều đáng lưu ý là tất cả các bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch trầm trọng này đều là những người trẻ, đồng tính luyến ái, trước đó hoàn toàn khỏe mạnh. Nguyên nhân của tình trạng này lúc đó chưa được biết song dựa trên các yếu tố địa lý người ta cho rằng đây là một bệnh truyền nhiễm hoặc có liên quan đến môi trường. Năm 1982, người ta thấy căn bệnh tương tự như trên ở những người mắc bệnh ưa chảy máu, nghiện chích ma túy, những người Haiti có quan hệ tình dục khác giới và những đứa con sinh ra từ những người mẹ trong nhóm người bị bệnh. Các bệnh án này chứng minh giả thuyết căn nguyên là một bệnh truyền nhiễm do một loại virus (tương tự virus viêm gan) lan truyền qua đường máu, đường sinh dục và từ mẹ sang thai nhi. Tháng 6/1983, khi sinh thiết hạch cho bệnh nhân AIDS, Luc Montagnien và Barré Sinousi đã phân lập được virus gây bệnh và đặt tên là LAV ( virus liên quan đến bệnh hạch). Sau đó 1 năm, Robert Gallot ở Trung tâm ung thư của Mỹ đã khẳng định công trình của L. Montagnien. Năm 1986, nhóm của L. Montagnien lại phân lập thêm một virus tương tự ở Trung Phi. Cuối năm 1986, tại Hội nghị quốc tế tại Giơnevơ các nhà khoa học đã thống nhất tên gọi của hai loại virus này là HIV. Dịch HIV/AIDS tuy mới xuất hiện từ đầu năm 1980 nhưng đã nhanh chóng lan ra toàn cầu. HIV tấn công mọi đối tượng nhưng chủ yếu là thanh niên, phụ nữ, trẻ em. Tính đến ngày 30/10/2002, toàn cầu có khoảng 42 triệu người nhiễm HIV/AIDS, tăng 15% so với năm 2001, trong đó có 38,6 triệu người lớn ( từ 15 - 49 tuổi), phụ nữ 19,2 triệu, 3,2 triệu trẻ em (dưới 15 tuổi).

02/QĐ-TTg

Quyết định phê duyệt Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2021-2030 và tầm nhìn đến năm 2045

98/2021/NĐ-CP

Quản lý trang thiết bị y tế

20/2021/TT-BYT

Quy định về quản lý chất thải y tế trong phạm vi khuôn viên cơ sở y tế

7937/VPCP-QHQT

V/v áp dụng “Hộ chiếu vắc-xin” và các biện pháp nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho chuyên gia nước ngoài nhập cảnh phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế

285/TB-VPCP

Kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, tại cuộc họp Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 trực tuyến các địa phương về công tác phòng, chống dịch COVID-19

1265/HD-BCĐ

HƯỚNG DẪN QUẢN LÝ NGƯỜI MẮC COVID-19 TẠI NHÀ

38/TB-UBND

Kết luận của UBND tỉnh Nguyễn Tấn Tuân kiêm Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Khánh Hòa tại cuộc họp Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 ngày 25/01/2022

48/TB-UBND

Kết luận của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đinh Văn Thiệu kiêm Phó Trưởng Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Khánh Hòa tại cuộc họp Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 ngày 11/02/2022

38/TB-UBND

Kết luận của Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Tấn Tuân kiêm Trưởng Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Khánh Hòa tại cuộc họp Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 ngày 25/01/2022

509/UBND-KGVX

TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG DỊCH COVID-19 TRƯỚC, TRONG VÀ SAU TẾT NGUYÊN ĐÁN NHÂN DẦN 2022

472/QĐ-BYT

V/v hướng dẫn chẩn đoán điều trị, chăm sóc, theo dõi và quản lý người bệnh Hemophilia

627/QĐ-BYT

V/v ban hành tài liệu chuyên môn "Hướng dẫn một số quy trình kỹ thuật điều trị bệnh sụp mi"

579/QĐ-BYT

V/v ban hành tài liệu chuyên môn "Hướng dẫn kiểm soát lây nhiễm lao trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và cộng đồng"

1695/KCB-NV

Tăng cường sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, hiệu quả tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

1242/QĐ-BYT

Tài liệu hướng dẫn phục hồi chức năng và tự chăm sóc các bệnh có liên quan sau mắc Covid-19

1864/SYT-NVYD

Thu hồi thuốc Temozolomid Ribosepharm 100 mg

906/SYT-NVYD

TĂNG CƯỜNG TIÊM VẮC XIN PHÒNG COVID-19 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

786/SYT-NVYD

Cập nhật tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh đến 16h ngày 21/02/2022

786/SYT-NVYD

Cập nhật tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh đến 16h ngày 21/02/2022

694/SYT-NVYD

Cập nhật tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh đến 17h ngày 15/02/2022

2525/KSBT-TCHC

Mời chào giá thuê xe vận chuyển viên chức, người lao động đi công tác các huyện, thị xã, thành phố tỉnh Khánh Hòa

2253/KSBT-TCHC

Mời chào giá thuê xe vận chuyển viên chức, người lao động đi công tác các huyện, thị xã, thành phố tỉnh Khánh Hòa

2224/KSBT-TCHC

Mời chào giá sửa xe ô tô

1909/KSBT-TCHC

Mời chào giá thuê xe vận chuyển viên chức, người lao động đi công tác các huyện, thị xã, thành phố tỉnh Khánh Hòa

1913/KSBT-KHNV

Mời chào giá mua cơ số thuốc (lần 2)

310/BTTTT-ƯDCNTT

Công văn số 310/BTTTT-ƯDCNTT ngày 10/02/2012 của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc hướng dẫn áp dụng bộ tiêu chí đánh giá cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước

Tổng đài tư vấn các dịch vụ
Số ĐIỆN THOẠI
Thống kê
  • Đang truy cập520
  • Hôm nay6732
  • Tháng hiện tại195019
  • Năm hiện tại3169540
  • Tổng lượt truy cập9335440
  • Xem tiếp >>
Phòng chống cúm A(H5) trên người
Liên kết website